Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài Hoán dụ – Ngắn gọn nhất

Soạn bài Hoán dụ – Ngắn gọn nhất

I. Hoán dụ là gì?
Câu 1. Các từ ngữ in đậm chỉ:
– Áo nâu: chỉ người nông dân
– Áo xanh: chỉ người công nhân
Câu 2. Quan hệ đi đôi với nhau.
   Áo nâu => nông thôn
   Áo xanh => thành thị
Câu 3. Tác dụng của cách diễn đạt: nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
II. Các kiểu hoán dụ:
Câu 1. Em hiểu các từ in đậm dưới đây:
a. Bàn tay ta: bộ phận của cơ thể người, công cụ đặc biệt để lao động.
b. Một và ba: số lượng ít và nhiều.
c. Đổ máu: sự kiện khởi nghĩa tháng 8/1945 ở thành phố Huế.
Câu 2.
a. Bàn tay: quan hệ bộ phận và toàn thể.
b. Một và ba: số lượng cụ thể và số lượng vô hạn.
c. Đổ máu: quan hệ dấu hiệu đặc trưng của sự kiện, sự việc và bản thân sự kiện, sự việc.
Câu 3. Liệt kê một số quan hệ để tạo ra phép hoán dụ:
– Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
– Lấy vật chứa để gọi vật bị chứa đựng.
– Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
– Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
III. LUYỆN TẬP:
Câu 1. Chỉ ra phép hoán dụ và cho biết mối quan hệ :
a. Làng xóm ta: chỉ nhân dân sống trong làng xóm.
   Quan hệ: vật chứa và và bị chứa.
b.
* Mười năm: ngắn, cụ thể.
   Trăm năm: dài, trừu tượng.
   Quan hệ: cụ thể và trừu tượng.
* Về ý nghĩa: trồng cây (kinh tế), trồng người (giáo dục). một xã hội muốn phát triển thì kinh tế và giáo dục phải phát triển.
=> Kinh tế: bộ phận – toàn thể
  Giáo dục: công việc đặc trưng – toàn bộ sự nghiệp.
c.
* Áo chàm: chỉ trang phục người dân Việt Bắc thường mặc.
   Quan hệ: dấu hiệu đặc trưng và sự vật.
* Áo chàm: chỉ quần chúng cách mạng người dân tộc ở Việt Bắc.
   Quan hệ: bộ phận và toàn thể.
d. Trái đất: chỉ loài người sống trên trái đất.
   Quan hệ: vật chứa và vật bị chứa.
Câu 2. Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ:

 

Ẩn dụ

Hoán dụ

Giống nhau

Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

Khác nhau

Dựa vào mối quan hệ tương đồng (qua so sánh ngầm).
– Về hình thức.
– Về cách thức.
– Về phẩm chất.
– Về cảm giác.

Dựa vào mối quan hệ tương cận (gần gũi).
– Bộ phận –toàn thể.
– Vật chứa – vật bị chứa.
– Dấu hiệu – sự vật.
– Cụ thể – trừu tượng.

* Ví dụ:
a. Ẩn dụ:
Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
Đã vo nước đục lại vần than đen
b. Hoán dụ:
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu, túi vải, đẹp tươi lạ thường. 

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (91 bình chọn)