Chia sẻ những tip thiết thực

Phân tích nhân vật A Phủ trong Vợ chồng A Phủ

Phân tích nhân vật A Phủ

  • I. Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ
    • Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ mẫu 1
    • Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ mẫu 2
    • Tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
  • II. Văn mẫu phân tích nhân vật A Phủ
    • Phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 1
    • Phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 2
    • Phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 3
    • Phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 4
    • Phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 5
    • Phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 6
    • Phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 7
    • Phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 8
    • Phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 9
    • Phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 10
    • Phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 11
    • Phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 12
    • Phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 13
    • Phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 14
  • III. Khái quát về tác giả Tô Hoài

Ngoài bài Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ, tip.edu.vn mời bạn tham khảo bài “Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài”. Bài phân tích nhân vật A Phủ này có kèm theo dàn ý, hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tự ôn luyện. Mời các bạn tham khảo.

  • Vợ chồng A Phủ
  • Tóm tắt Vợ chồng A Phủ
  • Soạn bài Vợ chồng A Phủ
  • Soạn bài Vợ chồng A Phủ ngắn gọn
  • Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
  • Phân tích nhân vật A Phủ trong Vợ chồng A Phủ
  • Sơ đồ tư duy Vợ Chồng A Phủ

I. Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ

Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và nhân vật A Phủ: vợ chồng A Phủ là một câu chuyện thành công và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Bên cạnh việc xây dựng nhân vật Mị với nội tâm sâu sắc, nhân vật A Phủ cũng để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng bạn đọc.

2. Thân bài

a. Cuộc đời A Phủ

Phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 5

Tô Hoài là nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại Việt Nam. Với vốn hiểu biết sâu sắc phong phú về phong tục tập quán ở nhiều vùng miền và lối trần thuật hóm hỉnh sinh động, ông đã tạo ra những tác phẩm nổi tiếng đi vào lòng người đọc. Một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông chính là “Vợ chồng A Phủ”.

“Vợ chồng A Phủ” là kết quả của chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Truyện ngắn được in trong tập “Truyện Tây Bắc” xuất bản năm 1953. Truyện kể về cuộc đời của hai nhân vật chính Mị và A Phủ. Hai nhân vật này đã góp phần làm nổi bật giá trị của truyện cũng như mục đích của tác giả khi sáng tác truyện ngắn này. Và nhân vật A Phủ là đại diện cho những chàng trai Tây Bắc gan bướng, cứng cỏi và không sợ cường quyền.

A Phủ có một lai lịch hết sức đặc biệt. Anh mồ côi cha mẹ, không người thân thích. Anh là người duy nhất trong gia đình sống sót qua nạn dịch. Năm mười tuổi, anh bị bắt đem bán để đổi thóc cho người Thái. Sau đó anh trốn lên núi và lưu lạc đến Hồng Ngài. Từ đây cuộc đời anh mới gặp nhiều sóng gió. Trong tác phẩm anh được xuất hiện trong đêm tình mùa xuân khi đánh nhau với A Sử con trai thống lí Pá Tra. Sự việc này đã phần nào hé mở về cá tính của nhân vật này.

Trước hết A Phủ là một chàng trai khỏe manh và có tài. Anh là niềm mơ ước của nhiều cô gái. Từ đục lưỡi cày, chăn bò tót… anh đều làm rất thạo. Người ở Hồng Ngài ví nếu có anh ở trong nhà không khác gì có một con trâu tốt. Nhưng anh vẫn không lấy nổi vợ. Vì anh nghèo “chỉ có độc một chiếc vòng vía lằn ở cổ”. Mặc dù vậy, trong đêm tình mùa xuân anh vẫn cầm con quay đi tìm bạn tình. Vì vậy mới sinh sự ở Hồng Ngài.

A Phủ có một tính cách, cá tính rất mạnh mẽ. Năm mười tuổi khi bị bán để đổi thóc cho người Thái, phải ở cánh đồng thấp, anh không chịu được mà trốn lên cánh đồng cao. Chỉ chi tiết này thôi cũng phần nào hiểu được cá tính của anh. Đặc biệt anh không hề sợ con quan. Anh đánh nhau với A Sử – con trai thống lí Pá Tra. Anh đánh A Sử mà không phải sợ sệt hay kiêng nể chịu nép vế vì là con quan. Anh còn gan bướng cứng cỏi đến mức trong cuộc xử kiện, họ đánh đập chửi rủa anh, anh vẫn “im như một tượng đá”. Khi trở thành đầy tớ không công cho nhà thống lí, anh vẫn tự do. Người nhà thống lí không thể trói buộc được anh. Ngày ngày anh rong ruổi nơi bìa rừng khắp chốn. Một mình anh chăn dắt đàn bò đến mấy chục con. Chẳng may một hôm vì mải mê bẫy nhím anh để hổ ăn mất một con bò. Nhưng anh không hề sợ hãi mà điềm nhiên vác nửa con bò về nhà thống lí. Không chỉ thế anh còn nói với thống lí xin đi bắt hổ về. Quả thực mặc dù trở thành nô lệ cho nhà thống lí nhưng anh vẫn không hề mất đi bản lĩnh, vẫn cứng cỏi, không sợ cường quyền. Cá tính mạnh mẽ của anh con được thể hiện qua tâm lí khi anh bị trói đứng. Anh đứng im cho người nhà thống lí trói mình, rồi không chịu được anh dùng răng nhai đứt mấy vòng dây mây. Anh mạnh mẽ đến mức bị trói đứng mấy ngày liền anh vẫn không hề than oán. Chỉ đến ngày thứ ba cảm nhận mình đã đến bên bờ cái chết anh mới tuyệt vọng để hai hàng nước mắt bò trên gò má. Cá tính mạnh mẽ của anh rất có lợi cho việc giác ngộ cách mạng sau này.

Bằng khả năng khắc họa nhân vật tài tình, Tô Hoài đã xây dựng được một nhân vật hết sức tiêu biểu cho những chàng trai miền Tây Bắc – A Phủ. Một chàng trai khỏe mạnh, có tài năng và cá tính mạnh mẽ. A Phủ là một biểu tượng của chàng trai núi rừng mộc mạc, chân chất. Đồng thời, xây dựng nhân vật A Phủ cũng góp phần thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn này.

Phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 6

Nằm trong tập Truyện Tây Bắc (1953), truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là một trong những”đứa con tinh thần” ưu tú của chuyến đi thực tế miền núi Tây Bắc của Tô Hoài. Đây là tác phẩm phản ánh đậm nét cuộc sống và số phận bất hạnh của những người nông dân nghèo dưới ách thống trị của bọn địa chủ phong kiến. Qua đó tác giả cũng làm nổi bật lên khát vọng và nghị lực sống mãnh liệt của họ. Bên cạnh nhân vật Mị, A Phủ chính là một nhân vật để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc về bản lĩnh vượt lên số phận và chính mình.

A Phủ không phải là nhân vật xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện nhưng dường như lại khiến người cho đọc ám ảnh cho mãi đến về sau. Nhân vật xuất hiện trước mắt người đọc trong lần đánh nhau với A Sử – con trai thống lí Pá Tra nên bị bắt, bị phạt vạ và đánh đập rất dã man. Từ đây, tác giả đã ngược dòng để kể về lại lịch của A Phủ, giúp người đọc hình dung rõ hơn về con đường đời vượt lên số phận của anh.

A Phủ là một đứa trẻ sinh ra trong nghèo khổ, đau đớn hơn lại mồ côi cả cha lẫn mẹ sau một trận dịch đậu mùa. Chính vì thế mà cả năm tháng tuổi thơ của anh phải sống kiếp nô lệ đọa đày khi bị người làng bắt trói rồi đem bán cho người Thái ở dưới cánh đồng. Thế nhưng, không chịu khuất phục số phận, A Phủ đã liều lĩnh bỏ trốn lên Hồng Ngài, làm thuê làm mướn đủ nghề từ mùa này sang mùa khác để kiếm sống nuôi thân. Bản lĩnh gan góc, sức sống tiềm tàng đã được trui rèn trong những năm tháng cơ cực ấy và đó cũng chính là một trong những điều tạo nên sự bứt phá về sau trong cuộc đời A Phủ.

Từ khi trưởng thành, A Phủ càng chứng tỏ con người gan góc, không chịu khuất phục, luôn có ý chí vượt lên số phận cay đắng để vươn đến những điều tốt đẹp nhất của mình. Chàng “biết đúc lưỡi cày”, “đi săn bò tót rất bạo”. Chẳng những lao động giỏi mà A Phủ còn có sức khỏe hơn người: “A Phủ chạy nhanh như ngựa”, “Công việc làm hay đi săn, cái gì cũng làm phăng phăng”. Chính nghị lực sống và sức khỏe của anh đã khiến cho nhiều cô gái và người làng yêu mến.

Nhưng tiếc thay, A Phủ lại là người không cha không mẹ, không nhà cửa, không ruộng nương và vì tập tục cưới vợ của người Mèo phải có trăm đồng bạc trắng cho nên việc lấy vợ với anh là chuyện quá xa xôi. Một chàng trai khỏe mạnh và cá tính như anh đáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc vậy mà cuối cùng vẫn phải một mình cô độc như thế.

Tuy nhiên, dù nghèo đói, cơ cực nhưng A Phủ luôn sống lạc quan, tự tin vào tương lai phía trước. Vào những ngày Tết, A Phủ không có quần áo mới như những anh con trai khác mà “chỉ có độc một chiếc vòng cổ” nhưng “A Phủ cứ đi chơi cùng trai làng, đem sáo, khèn, con quay và cả quả pao đi tìm người yêu ở các làng trong vùng”. Nhiều cô gái kháo với nhau: “đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy chốc mà giàu”.

Chẳng những thế, ở A Phủ còn là một con người trọng tình và đầy nghĩa khí. Gặp chuyện bất bình, dù biết phần thiệt sẽ thuộc về mình và không biết chuyện gì sẽ xảy ra nhưng A Phủ vẫn xông vào để bênh vực cho bạn của mình. Điều này đã cho thấy A Phủ là một chàng trai gan dạ và chí khí.

Khi bị bắt về nhà thống lí Pá Tra, A Phủ đã bị bọn người nhà thống lý đánh đập hết sức dã man, tàn bạo từ trưa cho đến đêm muộn. “Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu”. Thế nhưng bọn người nhà thống lý “Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút”. Mặc dù bị đánh đập và rất đau đớn nhưng A Phủ không hề khóc lóc van xin mà trái lại “A Phủ quỳ, chịu đòn, chỉ im như tượng đá”. Sự im lặng chịu đựng của anh đã cho thấy bản lĩnh gan dạ, không bao giờ chịu khuất phục dù trước mình là ai và sự bất lực, căm phẫn đến tột độ vì không thể làm gì được.

Rate this post