Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, CTST

Bài soạn Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn nhất, trang 64, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo, học kì I dưới đây sẽ giúp em xác định được nghĩa của một số từ có yếu tố Hán Việt. Cùng theo dõi và tham khảo nhé!

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3, Ngữ văn lớp 7, CTST

soan bai thuc hanh tieng viet bai 3 ngu van lop 7 ctst

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7, CTST

 

Gợi ý trả lời các câu hỏi

Câu hỏi 1 (trang 64, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1):

Ngu van 7 Chan troi sang tao Thuc hanh tieng Viet trang 19

Câu hỏi 2 (trang 64, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1):

1. Quốc:

– Quốc gia: chỉ đất nước.

– Ái quốc: yêu nước.

2. Gia:.

– Gia phả: sách ghi chép lại lai lịch, thân thế và sự nghiệp của tất cả thành viên trong dòng họ theo thứ tự các đời.

– Gia cảnh: hoàn cảnh của gia đình.

3. Gia (tăng thêm):

– Gia vị: thứ được cho thêm vào món ăn để tăng thêm hương vị cho món ăn.

– Gia tăng: tăng thêm.

4. Biến (tai họa):

– Tai biến: biến cố bất ngờ xảy ra, có thể gây nên tai họa lớn.

– Biến cố: sự việc xảy ra có ảnh hưởng tới cuộc sống.

5. Biến (thay đổi):

– Biến hình: thay đổi về hình dáng, hình thái.

– Biến chuyển: thay đổi sang trạng thái khác so với trước kia.

6. Hội (họp lại):

– Hội thao: cuộc trình diễn các vấn đề liên quan đến quân sự như: thao tác kĩ thuật, chiến thuật, đội ngũ, thể thao, nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện.

– Hội họp: họp lại để bàn một công việc chung nào đó.

7. Hữu (có):

– Hữu hình: có hình thể rõ ràng, cụ thể.

– Hữu hiệu: có hiệu quả, có hiệu lực.

8. Hóa (thay đổi, biến thành):

– Biến hóa: biến thành một thứ khác hoặc một trạng thái, hình thức khác.

– Hiện đại hóa: thay đổi để sự việc mang tính chất của thời đại mới.

Ngu van 7 Chan troi sang tao Thuc hanh tieng Viet

Soạn văn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, CTST ngắn gọn

Câu hỏi 3 (trang 64, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1):

– Quốc phục của đất nước Việt Nam ta là áo dài.

– Hôm nay, em cùng bạn tham gia hội thao “Vui – khỏe” do UBND huyện tổ chức.

– Khi nấu ăn, chúng ta phải biết cách nêm nếm gia vị phù hợp với từng món ăn.

Câu hỏi 4 (trang 64, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1):

– Nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu thay đổi.

– Theo em, cách dùng từ “tôn vinh” hay hơn. Vì:

+ Từ “tôn vinh” mang nghĩa tôn lên vị trí, danh hiệu cao quý vì được mọi người ngưỡng mộ hoặc vì có năng lực hay phẩm chất đặc biệt. Còn từ “khen” mang nghĩa ngợi khen, chỉ sự đánh giá tốt khi vừa lòng, hợp ý.

+ Từ “tôn vinh” có sắc thái trang trọng hơn từ “khen”.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

Mong rằng, qua bài soạn này, em sẽ nắm chắc nghĩ của một số yếu tố hoặc từ Hán Việt. Đừng quên thường xuyên ghé thăm Tip.edu.vn để cập nhật các bài soạn, văn mẫu lớp 7 chất lượng như:
– Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
– Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
Soạn bài Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm
Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

https://tip.edu.vn/soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-bai-3-ngu-van-lop-7-ctst-71985n

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (87 bình chọn)