Chia sẻ những tip thiết thực

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều (Trọn bộ cả năm)

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều trọn bộ cả năm là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1 môn Tiếng Việt năm 2022, với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 1, Tip mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 1 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 1. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

2. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều bài: a và c

Bài 1

a c

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức – Kĩ năng:

  • Nhận biết các âm và chữ cái a, c; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có mô hình “âm đầu+ âm chính” ca
  • Nhìn tranh hình minh họa, phát âm được âm a, c. Tự phát hiện được âm a, âm c, nhìn tranh đoán tiếng có âm a, c.
  • Tìm được âm a, c trong bộ chữ
  • Viết được âm a, c, ca

2. Năng lực:

  • Phát triển năng lực tiếng việt.
  • Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

3. Phẩm chất:

  • Hs yêu thích học TV.

4. Chuẩn bị:

  • Bộ đồ dùng.
  • Tranh trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động học tập của Hs

Hỗ trợ của GV

A. Hoạt động giới thiệu

Gv giới thiệu cho học sinh sách giáo khoa, bộ đồ dùng môn TV,…

Gv giới thiệu bài học và ghi tên đề bài

Hs quan sát, ghi nhớ

Hs đọc lại tên đề bài

B. Chia sẻ

Gv đưa lên bảng hình cái Ca.

Hỏi Hs Đây là cái gì?

Cái ca

Gv chỉ tiếng ca

Gv nhận xét – kết luận

Hs đọc cá nhân, nhóm, tổ ca

C. Khám phá

Gv phân tích tiếng ca; tiếng ca gồm âm c, âm a. Âm nào đứng trước?

Hs trả lời: âm c đứng trước, âm a đứng sau.

Yêu cầu hs nhắc lại

Hs nhắc lại: cá nhân, nhóm, tổ

Gv hướng dẫn cách đánh vần: c – a -ca

Hs nhắc lại: cá nhân, nhóm, tổ

Gv củng cố, nhận xét.

Tiết 2

D. Luyện tập

Bài tập 3: Mở rộng vốn từ:

Gv yêu cầu học sinh làm việc nhóm, đọc to, đoán từ có âm a, đọc nhỏ tiếng không có âm a

Gv chiếu từng hình trên bảng

Gv chiếu từ kèm theo tranh

Gv cho Hs đọc lại từ vừa đọc

Bài tập 4: Tương tự mở rộng vốn từ các từ có âm c

Hs thảo luận

Hs đọc to hình- trả lời có vần a hay không

Hs đọc to

Hs đọc

Hs thực hành tương tự

Bài tập 5: Gv nêu yêu cầu

Hs lắng nghe

Gv giới thiệu âm a được viết các con chữ in thường và in hoa.

Gv cho hs chơi trò chơi- ai nhanh hơn để tìm nhanh bằng bảng gài.

Hs quan sát, đọc lại, ghi nhớ

Hs chơi trò chơi

Tiết 3

Gv cho hs đọc lại hai trang vừa học

Hs đọc âm, đánh vần tiếng, đọc trơn.

F. Tập viết

Gv giới thiệu bảng con và cách dùng bảng con

Hs quan sát, thực hành

Gv hướng dẫn quy trình viết chữ a

về độ cao, các nét- hướng dẫn hs viết bóng

Cho hs viết bảng con

Hs thực hành viết bóng

Hs viết bảng con

Gv hướng dẫn quy trình viết chữ c

về độ cao, các nét- hướng dẫn hs viết bóng

Hs thực hành viết bóng

Cho hs viết bảng con

Hs viết bảng con

Tương tự quy trình khi cho học sinh luyện viết chữ ca.

Hướng dẫn học sinh viết và nhận xét theo nhóm

Hs viết theo nhóm và nhận xét theo nhóm

3 – 4 bạn lên giới thiệu bài viết của mình

Hs trình bày – Cả lớp nhận xét

E. Củng cố, dặn dò

Gv củng cố đọc lại âm a, c, nhận xét tiết học

Hs lắng nghe

- Đọc đúng bài Tập đọc Ở bờ đê.

- Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng và chữ số: b, bễ, số 2, số 3.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi

- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình.

- Tranh, ảnh, mẫu vật.

- VBT Tiếng Việt 1, tập một.

- Bảng cài.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1

A. KIỂM TRA BÀI CŨ

- Trò chơi “Hái táo”, xếp vào giỏ “ê”, giỏ “l”: dê, đê, dế, lá, le le, lọ.

- Đọc các từ vừa học ở bài Tập đọc (tr.23, SGK Tiếng Việt 1, tập một).

B. DẠY BÀI MỚI

1. GV (chỉ bảng) giới thiệu bài:

- Hôm nay, các em sẽ học 1 âm và chữ cái mới: âm b và chữ b.

GV chỉ chữ b trên bảng lớp, nói: b (bờ). HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: b.

- Các em cũng học thêm 1 thanh và dấu thanh mới: thanh ngã và dấu ngã ( ). GV chỉ chữ bễ, nói: bễ. HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: bễ.

2. Chia sẻ và khám phá (BT1: Làm quen)

2.1. Âm b và chữ b

- GV chỉ hình con bê trên màn hình / bảng lớp, hỏi: Đây là con gì? (Con bê).

- GV viết bảng: bê. Cả lớp đọc: bê.

- Phân tích tiếng bê:

+ GV: Trong tiếng bê, có 1 âm các em đã học. Đó là âm nào? HS: âm ê.

+ GV: Ai có thể phân tích tiếng bê? 1 HS: Tiếng bê gồm có 2 âm: âm b đứng trước, âm ê đứng sau.

+ HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: bê.

- Đánh vần tiếng bê.

+ GV đưa mô hình tiếng bê, HS (cá nhân, tổ, lớp đánh vần, đọc trơn): bờ - ê - bê / bê.

+ GV và HS cả lớp vừa nói vừa thể hiện bằng động tác tay:

* Chập hai bàn tay vào nhau để trước mặt, phát âm: bê.

* Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: bờ.

* Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: ê.

* Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: bê.

- GV giới thiệu chữ b in thường, chữ b viết thường và chữ B in hoa ở tr. 24, 25.

2.2. Tiếng bễ

- GV chỉ hình cái bễ (lò rèn) trên màn hình / bảng lớp: Đây là cái bễ ở lò rèn. Bễ dùng để thổi lửa cho lửa to hơn, mạnh hơn. GV chỉ tiếng bễ: Đây là tiếng bễ.

- GV viết bảng: bễ. Cả lớp đọc: bễ.

- Phân tích tiếng bễ:

+ GV: Ai có thể phân tích tiếng bễ? 1 HS: Tiếng bễ gồm có 2 âm: âm b đứng

trước, âm ê đứng sau, dấu ngã đặt trên âm ê à 1 số HS nhắc lại.

+ GV: Tiếng bễ khác tiếng bê ở điểm nào? (HS: Tiếng bễ có thêm dấu). GV: Đó là dấu ngã; đặt trên chữ ê. GV giới thiệu dấu ngã. GV đọc: bễ. Cả lớp: bễ.

- Đánh vần tiếng bễ.

+ GV đưa lên bảng mô hình tiếng bễ. GV cùng HS đánh vần nhanh (bê - ngã - bễ), thể hiện bằng động tác tay:

* Chập hai bàn tay vào nhau để trước mặt, phát âm: bễ.

* Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: bê.

* Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: ngã.

* Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: bễ.

+ GV hướng dẫn HS gộp 2 bước đánh vần: HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần, đọc trơn:

bờ - ê - bê - ngã - bễ / bễ (không chập tay).

2.3. Củng cố:

- HS nói lại chữ và dấu thanh, tiếng mới học là chữ b, dấu ngã, tiếng bễ.

- HS ghép chữ trên bảng cài: bê, bễ. GV mời 3 HS đứng trước lớp, giơ bảng cài để các bạn nhận xét.

9. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều: g, h

Bài: g, h

A. Mục đích, yêu cầu:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Nhận biết các âm và chữ cái g, h; cách đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có g, h với mô hình “âm đầu + âm chính + thanh”: ga, hồ.

- Nhìn hình, phát âm và tự phát hiện tiếng có âm g, âm h.

- Đọc đúng bài Tập đọc Bé Hà, Bé Lê.

- Viết đúng trên bảng con các chữ g, h và các tiếng ga, hồ.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất

- Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi.

- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày bài tập viết.

B. Đồ dùng dạy – học:

- Giáo viên: + Tranh ga (nhà ga), hồ, tranh bài tập đọc

+ Nội dung bài tập đọc Bé Hà, bé Lê

- Học sinh: + Sgk, Bộ thực hành Tiếng Việt, bảng con

C. Hoạt động dạy và học:

Tiết 1

I. Bài cũ: Lần lượt 3 học sinh đọc lại bài Ở bờ đê

- Lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc

II. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: âm và chữ cái g, h

- GV chỉ chữ g, nói: (gờ) – HS (cả lớp, cá nhân): gờ (Làm tương tự với h)

- GV giới thiệu chữ G, H in hoa

2. Chia sẻ, khám phá (BT 1: Làm quen)

2.1. Âm g và chữ g

- GV chỉ vào hình ảnh nhà ga:

? Đây là cái gì? (Nhà ga)

- GV viết chữ g, chữ a. HS nhận biết: g, a = ga. Cả lớp: ga. GV giải nghĩa: ga/ nhà ga là bến đỗ, nơi xuất phát của các đoàn tàu.

- Phân tích tiếng ga: có 2 âm, âm g đứng trước, âm a đứng sau.

- GV giới thiệu mô hình tiếng ga. GV cùng HS đánh vần ga – gờ - a – ga (thể hiện bằng động tác tay 1 lần)

- HS đánh vần, đọc trơn (cá nhân, tổ, lớp): gờ - a – ga/ ga

2.2. Âm h và chữ h (thực hiện như âm g và chữ g). HS nhận biết: hờ - ô – dấu huyền = hồ

- Phân tích tiếng hồ. Đánh vần: hờ - ô – hô – huyền – hồ/ hồ.

2.3. Củng cố: HS nói lại 2 chữ/ 2 tiếng mới học

- HS ghép bảng cài chữ: ga, hồ

3. Luyện tập:

3.1. Mở rộng vốn từ

Bài tập 2: Tiếng nào có âm g? Tiếng nào có âm h?

GV yêu cầu: Chỉ từng hình theo thứ tự cho cá nhân – lớp nói tên từng sự vật: hổ, gấu, hoa hồng, hành, gừng, gà.

- Từng cặp HS làm bài; báo cáo kết quả: HS1 chỉ các hình trên bảng lớp, nói các tiếng có âm g (gấu, gừng, gà), HS2 nói các tiếng có âm h (hổ, hoa hồng, hành)

- GV chỉ từng hình, cả lớp: Tiếng hổ có âm h, tiếng gấu có âm g, ...

- Cho HS nói thêm tiếng có âm g, có âm h

3.2. Tập đọc (Bài tập 3):

- GV chỉ hình minh họa bài Bé Hà, bé Lê giới thiệu bài: Bài có bốn nhân vật: Hà, bà, bé Lê, ba của Hà.

GV xác định lời nhân vật trong từng tranh: Tranh 1 là lời Hà. Tranh 2: câu 1 lời bà, câu 2 lời Hà. Tranh 3 lời của Hà. Tranh 4: Lời ba Hà.

- GV đọc mẫu từng lời, kết hợp giới thiệu từng tình huống.

- Luyện đọc từ ngữ:

HS (cá nhân, lớp) nhìn bài trên bảng, đọc các từ ngữ (đã gạch chân) theo thước chỉ của GV: Hà ho, bà bế, cả Hà, cả bé Lê.

Tiết 2

- Luyện đọc từng câu, từng lời dưới tranh

+ GV : Bài đọc có 4 tranh và lời dưới 4 tranh

+ GV chỉ từ dưới hình(1). HS(cá nhân, nhóm, tổ, cả lớp) đọc trơn: Hà ho, bà ạ

+ GV chỉ từ dưới hình(2). HS (cá nhân, nhóm, tổ, cả lớp) đọc trơn: Để bà bế bé Lê đã

+ GV chỉ từ dưới hình(3). HS đọc: A, ba! Ba bế Hà!

+GV chỉ từ dưới hình(4). HS đọc: Ba bế cả Hà, cả bé Lê. GV: Hình ảnh của ba bế hai chị em Hà.

+ GV chỉ theo tranh cho HS đọc lại( nối tiếp cá nhân/ từng cặp).

- Thi đọc cả bài.

+ Từng cặp HS nhìn SGK cùng luyện đọc trước khi thi

+ HS (cá nhân, nhóm, tổ) thi đọc bài.

+ Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

- Tìm hiểu bài đọc:

+GV: Qua bài đọc, em hiểu được điều gì?

+HS: Hà rất thích được bà và ba bế./ Hà rất yêu bà và ba./ Mọi người trong gia đình Hà rất quan tâm, yêu quý nhau./…

* Cả lớp nhìn SGK đọc lại các từ ở trong 2 trang sách vừa học.

3.3.Tập viết (Bảng con- BT4)

GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn HS viết.

- Viết g, h:

+Chữ g: Cao 5 li gồm 2 nét: nét cong kín như chữ o, thêm một nét khuyết dưới bên phải.

+ Chữ h: Cao 5 li gồm 2 nét, nét khuyết trên và nét móc hai đầu.

+ HS viết bảng con g, h. HS giơ bảng, GV nhận xét.

- Viết ga, hồ:

+ HS đọc ga và nói chữ nào viết trước, chữ nào viết sau . Đọc hồ và nói cách viết tiếng hồ.

+ GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn HS cách viết.

+ HS viết bảng con ga, hồ (2 lần)

4. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt. Dặn học sinh đọc lại bài ở nhà cho người thaanh nghe. Xem trước bài 13, chuẩn bị cho bài sau.

- Khuyến khích các em tập viết trên bảng con.

Vì nội dung giáo án rất dài, 566 trang nên chúng tôi chỉ trình bày một số mẫu tiết học, mời bạn kéo xuống cuối bài nhấn vào nút "Tải về" để tải file đầy đủ giáo án Tiếng Việt bộ Cánh Diều đầy đủ cả năm.

  • Giáo án lớp 1 bộ sách Cánh Diều đầy đủ các môn
  • Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều
  • Giáo án môn Toán lớp 1 bộ sách Cánh Diều
  • Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 bộ sách Cánh Diều
  • Giáo án môn Đạo Đức lớp 1 bộ sách Cánh Diều
  • Giáo án môn Âm nhạc lớp 1 sách Cánh Diều
  • Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1 sách Cánh Diều
  • Giáo án môn Giáo Dục Thể Chất lớp 1 sách Cánh Diều
  • Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cánh Diều

Sách Tiếng Việt lớp 1 Cánh diều là cuốn sách được nhiều người quan tâm, đánh giá cao bởi có nhiều điểm mới so với SGK hiện hành, hình thức trình bày đẹp, phù hợp với nội dung Chương trình giáo dục phổ thông mới, với phương pháp dạy học hiện đại… Mời các bạn cùng tải giáo án Cánh Diều về để tham khảo nhé!

Ngoài Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều trên, các bạn có thể tham khảo các tài liệu khác của tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 để củng cố và nắm chắc kiến thức, đào sâu các dạng bài, giúp các em tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng. Các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà Tip.edu.vn đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Tin Học lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Toán lớp 1 hơn.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post