Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài Trưởng giả học làm sang, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Mô-li-e là một trong những nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Pháp nói riêng và của thế giới nói chung. Hãy cùng tìm hiểu về tài năng cùng cái nhìn độc đáo của ông qua phần Soạn bài Trưởng giả học làm sang, Ngữ văn 8, Kết nối tri thức, học kì I trên Tip.edu.vn nhé!

Soạn bài Trưởng giả học làm sang

soan bai truong gia hoc lam sang ngu van 8 ket noi tri thuc

I. Soạn bài Trưởng giả học làm sang – Trước khi đọc:

* Gợi ý trả lời câu hỏi trước khi đọc:

– Một trong những nghệ sĩ hài mà em yêu thích nhất chính là chú Xuân Hinh. Em biết đến chú qua rất nhiều tiểu phẩm ở các chương trình Gala cười, Hài Tết, Xuân Phát Tài, Gặp nhau cuối năm,… Chú là một con người vô cùng đa tài, vừa có thể diễn xuất, vừa có thể hát chèo, xẩm, quan họ, cải lương, chầu văn,… Bằng tài năng cùng những cống hiến của mình cho nghệ thuật nước nhà, chú Xuân Hinh đã nhận được rất nhiều sự yêu mến, kính trọng của khán giả cũng như được đồng nghiệp ưu ái gọi với danh xưng “vua hài đất Bắc”. Thành công là như vậy nhưng ngoài đời, chú là con người vô cùng gần gũi, dân dã, mẫu mực.

II. Soạn bài Trưởng giả học làm sang – Đọc văn bản

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc văn bản:

1. Theo dõi: Cách trình bày văn bản kịch bản (chỉ dẫn, lời thoại).

– Chỉ dẫn: Nêu rõ chương, mục, các nhân vật sẽ xuất hiện.

– Lời thoại: Được phân vai rõ ràng.

2. Theo dõi: Chi tiết thợ may may áo ngược hoa.

– Lời của tên phó may: “Ngài có bảo là phải may hoa xuôi đâu”, “Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả” – Sự lươn lẹo, xảo trá.

– Lời của ông Giuốc-đanh:

+ Ban đầu: “Thế này là thế nào?”, “Lại còn phải bảo cái đó à?”.

+ Sau khi nghe rằng những người quý phái đều mặc ngược hoa: “À! Thế thì được đấy”.

– Không có chính kiến, mê muội, quê kệch nhưng muốn học đòi làm sang giống giới quý tộc.

3. Tưởng tượng: Cảnh ông Giuốc-đanh mặc áo.

– Bốn tên thợ bạn lần lượt giúp ông Giuốc-đanh thay trang phục theo nhịp điệu.

– Ban hợp xướng ở bên cạnh liên tục chơi nhạc.

4. Theo dõi: Các cách gọi của thợ bạn dành cho ông Giuốc-đanh.

– Các cách gọi của thợ bạn dành cho ông Giuốc-đanh: “ngài quý tộc”, “tướng công”, “đại nhân”, “Người”.

5. Suy luận: Tại sao lời thoại của nhân vật Ni-côn chủ yếu là tiếng cười?

– Lời thoại của nhân vật Ni-côn chủ yếu là tiếng cười bởi

6. Theo dõi: Lời đề nghị của Ni-côn.

– Lời đề nghị: “… thà là ông cứ đánh con đi nhưng để cho con được cười bằng thích, còn hơn…”.

soan bai truong gia hoc lam sang ngu van 8 ket noi tri thuc 2

III. Soạn bài Trưởng giả học làm sang – Sau khi đọc

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu hỏi 1 trang 106 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức – tập 1:

Những chi tiết diễn tả trang phục của ông Giuốc-đanh:

– “Bác đã gửi đến cho tôi đôi tất lụa chật quá, tôi khổ sở vô cùng với xỏ chân vào được, và đã đứt mất hai mắt rồi đấy”.

– “Lại đôi giày bác bảo đóng cho tôi, làm tôi đau chân ghê gớm”.

– “Thưa đây là bộ áo lễ phục đẹp nhất triều, … một kiểu áo lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen…”.

– “Bác may hoa ngược mất rồi”.

– “… vì những loại áo này phải mặc có nghi lễ … theo cách thức mặc cho những người quý phái”.

Câu hỏi 2 trang 106 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức – tập 1:

– Hành động của nhân vật Ni-côn cho thấy trang phục của ông Giuốc-đanh trông rất lố bịch, nực cười.

– Nếu là nhân vật Ni-côn, em sẽ chắc chắn thấy trang phục của ông Giuốc-đanh đáng cười bởi ông đã bị tên phó may lừa gạt, lợi dụng. Chẳng có vị quý tộc nào lại mặc áo may hoa ngược cả. Đó là sự sai sót, cẩu thả bị lấp liếm đi bởi lí lẽ của tên phó may xảo trá. Thành ra ông Giuốc-đanh cứ tưởng phải mặc hoa ngược mới được coi là sang trọng.

Câu hỏi 3 trang 106 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức – tập 1:

– Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn trở thành một quý tộc đúng nghĩa chứ không phải chỉ là một tên trưởng giả mới nổi.

– Ở ông Giuốc-đanh nổi bật lên sự ham hư vinh, ngây thơ, tin người, ưu xui nịnh và thiếu hiểu biết. Ông đã dễ dàng bị lừa gạt bởi tên phó may với câu nói: “Vì tất cả những người quý phái đều mặc như này cả”. Đến khi được mấy tên thợ phụ tâng bốc, ông Giuốc-đanh lại càng hãnh diện, tin rằng bản thân mình rất ra dáng quý tộc. Trong khi thực chất, ông trông chẳng khác nào một trò đùa. Những kẻ kia chỉ tâng bốc ông lên như vậy để chiếm được lợi lộc, tiền thưởng mà thôi.

Câu hỏi 4 trang 106 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức – tập 1:

– Lời thoại trong các lớp kịch được đan xen linh hoạt với nhau. Khi thì là lời đối thoại, lúc lại là nhân vật tự độc thoại. Đồng thời, có cả ngôn ngữ của người kể chuyện được gài gắm vào. Tất cả đều góp phần làm rõ tính cách, đặc điểm của nhân vật.

– Lời thoại trong các lớp kịch còn thường gắn liền với hành động/ chỉ dẫn hành động của nhân vật, có tính chất khẩu ngữ cao.

Câu hỏi 5 trang 106 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức – tập 1:

– Ông Giuốc-đanh với tên phó may:

+ Ông Giuốc-đanh than phiền về trang phục, chỉ ra những bất cập (chật, đi giày đau chân, áo may hoa ngược) – Tên phó may phản đối, biện hộ, gạt đi lời nhận xét của khách.

+ Tên phó may bảo mọi quý tộc đều mặc áo may hoa ngược – Ông Giuốc-đanh thỏa hiệp.

– Ông Giuốc-đanh với những thợ bạn: Đám thợ bạn nịnh nọt, tâng bốc, gọi ông Giuốc-đanh bằng nhiều danh xưng quý tộc – Ông Giuốc-đanh thích thú, đắc ý, cho thêm tiền.

– Ông Giuốc-đanh với Ni-côn: Ông Giuốc-đanh bực tức, vừa sai bảo vừa quát mắng, dọa đánh Ni-côn – Ni-côn cười, xin được cười khi thấy bộ trang phục của người chủ.

Câu hỏi 6 trang 106 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức – tập 1:

– Một vài thủ pháp trào phúng được sử dụng trong đoạn trích:

+ Tạo yếu tố bất ngờ.

+ Nghệ thuật tương phản.

+ Điệu bộ gây cười, nghi lễ kì lạ.

+ Thủ pháp phóng đại.

+ Thủ pháp tăng tiến.

+ Thoại bỏ lửng.

Câu hỏi 7 trang 106 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức – tập 1:

– Nếu được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn như sau:

+ Trang phục: giống với các quý tộc Pháp khi xưa (áo gi-lê, áo bên trong có cổ viền ren, quần ống túm ngắn đến đầu gối, tất cổ cao, mũ rộng vành có gắn lông chim,…)

+ Dáng vẻ, điệu bộ: tự tin, hợm hĩnh, ra dáng một kẻ giàu có, quý tộc.

Câu hỏi 8 trang 106 Sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức – tập 1:

– Trong cuộc sống hiện nay, vẫn còn xuất hiện người giống như nhân vật ông Giuốc-đanh. Đó là những kẻ thiếu hiểu biết nhưng vẫn cố ra vẻ, thể hiện sự trịnh thượng nửa mùa. Họ chỉ ưa bề ngoài mà không quan tâm thực chất, ưa xui nịnh và sẽ khó chịu, bực tức khi có người dám chê bai mình.

IV. Soạn bài Trưởng giả học làm sang – Viết kết nối với đọc:

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên.

Trong đoạn trích “Trưởng giả học làm sang”, em vô cùng ấn tượng với chi tiết phó may may áo ngược hoa. Đây vừa là một chi tiết gây cười, vừa góp phần làm rõ đặc điểm tính cách của các nhân vật. Một chiếc áo có hoa ngược chắc chắn là sản phẩm lỗi. Nó phản ánh sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu trách nhiệm của người làm ra. Thế nhưng bằng sự lươn lẹo, ranh ma của mình, tên phó may đã “đổi trắng thay đen”. Chỉ bằng một câu nói: “Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả”, hắn không chỉ thoái thác được trách nhiệm mà còn đánh trúng cả tâm lí ham hư vinh của ông Giuốc-đanh. Qua đó, người đọc cũng thấy ông ta thực chất chẳng phải một quý tộc sang trọng gì mà chỉ cố tỏ vẻ để che giấu sự quê kệch, thiếu hiểu biết của mình. Từ đó, tác giả đã bày tỏ thái độ châm biếm, chê trách đến những kẻ như ông Giuốc-đanh và tên phó may.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

https://tip.edu.vn/soan-bai-truong-gia-hoc-lam-sang-ngu-van-lop-8-kntt-76846n
Hi vọng qua phần soạn mẫu trên, em đã bước đầu nắm được những đặc điểm cơ bản của thể loại hài kịch cũng như tài năng, sự khéo léo trong ngòi bút của tác giả Mô-li-e. Tip.edu.vn còn rất nhiều bài soạn khác để em tham khảo như: Soạn bài Lai Tân; Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (115 bình chọn)