Chia sẻ những tip thiết thực

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn làng của nhà văn Kim Lân sẽ cho người đọc thấy được tình yêu quê hương đất nước của những người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nhân vật chính là ông Hai – một lão nông chất phác, thật thà và hồn hậu như bao người nông dân khác. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tip.edu.vn tìm hiểu, cảm nhận và phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn làng.

Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng

Nhà văn Kim Lân sinh năm 1920 tại Từ Sơn, Bắc Ninh, tên thật là Nguyễn Văn Tài. Ông là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học hiện thực. Đề tài trong những tác phẩm của Kim Lân thường mang hình ảnh quê hương, những nội dung về chủ đề nông thôn, viết về cuộc sống và con người thôn quê với những tình cảm sâu sắc.


Sinh ra ở miền quê quan họ giàu tình cảm và ân tình, nhà văn Kim Lân đã gửi gắm trong những tác phẩm của mình hình ảnh những người dân thôn quê chất phát và đôn hậu. Nhà văn là người có lối sống phong phú và sâu sắc về nông thôn và người dân cày Việt Nam. Hai tập truyện in đậm dấu ấn phong cách của Kim Lân là “Con chó xấu xí” và “Nên vợ nên chồng”.

Trước khi phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng, chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về tác phẩm. Truyện ngắn “Làng” ra đời năm 1948, in lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm nói về nỗi nhớ quê hương – nhớ làng Dầu của nhân vật ông Hai khi đi tản cư. Qua đó, cũng gián tiếp thể hiện tình yêu làng, yêu quê hương đất nước của ông Hai cũng như những người nông dân xưa. Đồng thời, nhà văn cũng ca ngợi tình cảm gắn bó sâu sắc của ông Hai với làng Dầu và ngợi ca tình yêu quê hương của những người nông dân Việt Nam.

Tóm tắt tác phẩm và nêu tình huống truyện

Để hiểu rõ hơn nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn này cũng như phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng, chúng ta cùng tóm tắt tác phẩm và đánh giá tình huống truyện.

Ông Hai trong truyện ngắn là một người rất yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình. Do chiến tranh khói lửa cũng như hoàn cảnh gia đình mà ông Hai phải dời làng di cư. Ở nơi tản cư với hoàn cảnh bó buộc, ông Hai luôn nhớ mong về làng. Ngày nọ nghe được tin làng chợ Dầu “Việt gian theo Tây” – Đó là tin dữ đến bất ngờ khiến ông da mặt “tê rân rân” rồi “cổ họng nghẹn đắng hẳn lại” “lặng người đi” cúi gằm mặt mà đi về. Về nhà ông Hai nằm vật ra không dám đi đâu, lo lắng hoang mang, ai nói gì cũng tưởng họ như nói về làng của mình.  Khi chủ nhà có ý định đuổi ông đi nơi khác, ông chớm có ý định quay về làng như rồi “làng thì yêu thật, nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù”.

Ông Hai không biết tâm sự cùng ai, đành tâm sự với đứa nhỏ một lòng ủng hộ cụ Hồ. Khi được cải chính làng chợ Dầu không theo Tây, ông vui sướng đi khoe với tất cả mọi người cùng với việc mình bị Tây nhốt. Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn làng cho thấy vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của những người nông dân chất phát luôn hết lòng yêu quê hương.

Tình huống truyện trong Làng của Kim Lân là yếu tố nghệ thuật lớn góp phần giúp nhà văn thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Tình huống truyện trong tác phẩm được chia ra làm 3 giai đoạn: trước khi ông Hai nghe tin làng theo giặc, khi ông Hai nghe tin đó và nghe tin sau khi cải chính. Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng chúng ta nhận thấy trong mỗi tình huống, nhân vật lại bộc lộ rõ tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của mình thông qua việc xử lý các tình huống.

phân tích nhân vật ông hai trong truyện ngắn làng và hình ảnh minh họa

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

Để hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng như giá trị tư tưởng và nghệ thuật mà nhà văn Kim Lân đã gửi gắm, chúng ta cùng phân tích nhân vật ông Hai qua những nét tính cách điển hình.

Tình yêu làng sâu đậm của nhân vật ông Hai

Không khó để nhận ra, tình yêu làng chợ Dầu sâu đậm chính là nét tính cách nổi bật trong tâm hồn người nông dân chất phát đó. Khi phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng, ta nhận thấy ở ông là tình yêu làng tha thiết, là sự tự hào, là nỗi nhớ khôn nguôi về làng chợ Dầu của mình.

Nhân vật ông Hai được xây dựng bằng ngôn ngữ dung dị, chân thật và gần gũi nhất. Hiện lên trên trang viết của Kim Lân là hình ảnh ông Hai tha thiết yêu làng, tự hào về quê hương về làng chợ Dầu. Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng ta thấy mặc dù hoàn cảnh phải đi tản cư, nhưng trong lòng nhân vật ấy vẫn luôn sâu đậm tình yêu với ngôi làng của mình.

Ông đã khoe với tất cả mọi người về làng của mình với sự giàu đẹp, đậm đà tình người “nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh, nào là đường làng toàn lát đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối làng không hề lấm gót…” Qua những lời tâm tình chia sẻ ấy, làng chợ Dầu của ông hiện lên thật đẹp và trù phú hơn hẳn những ngôi làng khác. Ta nhận thấy sự vui tươi tự hào cùng tình yêu quê hương mãnh liệt của ông Hai qua từng lời kể về làng chợ Dầu.

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, người đọc còn thấy rõ về nỗi nhớ khôn nguôi của ông dành cho ngôi làng thân yêu, về sự kiên cường bất khuất của ngôi làng trong kháng chiến chống Pháp. Nhân vật ông Hai buộc phải di cư đến nơi ở khác nhưng tâm trí vẫn dõi theo từng sự thay đổi của làng chợ Dầu. Việc tạo ra tình huống truyện độc đáo phải di cư đã giúp nhà văn Kim Lân khắc họa rõ nét tính cách cũng như diễn biến tâm lý của nhân vật.

Nỗi nhớ nhà, nhớ làng trở nên sôi sục và mạnh mẽ. Nỗi nhớ nhung chồng chất qua ngày để rồi ông Hai cứ kể về miền đất ấy với sự miên man và say sưa bất tận. Khi phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn làng của Kim Lân, chúng ta cũng nhận ra rằng, chính bởi yêu quê hương như vậy nên nhân vật ấy mới cảm thấy trăn trở, dằn mặt khi sống xa quê. Người nông dân ấy phải đấu tranh tư tưởng lắm mới đủ can đảm lên đường đi tản cư dời xa ngôi làng yêu dấu của mình.

Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

Nhà văn Kim Lân đã để nhân vật của mình tự bộc lộ vẻ đẹp nhân phẩm khi đặt ông Hai vào tình huống éo le và bất ngờ. Từ chỗ ông Hai đang rất phấn chấn, vui vẻ và tự hào về ngôi làng của mình thì giờ đây lại tủi hộ khi hay tin làng chợ Dầu theo giặc. Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng ta có thể thấy cách nhà văn Kim Lân miêu tả ông Hai một cách đầy chân thực: “cúi gằm mặt xuống mà đi” “…giống Việt gian bán nước” rồi “…nước mắt ông lão cứ giàn ra” để rồi ông căm giận lũ người bán nước theo giặc. Sự sững sờ, bàng hoàng và như chưa tin vào tai của mình ở ông Hai cho thấy ông là người vô cùng yêu làng quê của mình, tự hào biết mấy về truyền thống của làng chợ Dầu.

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng, người đọc còn nhận thấy ở ông là cảm giác thương xót cho đàn con của mình, nghĩ chúng nó sẽ tủi hồ khi cũng bị người ta “hắt hủi, rẻ rúng”. Ông nhớ lại những người thân quen, những gương mặt ông đã từng gặp của làng chợ Dầu, từng người một, để rồi không tin họ lại trở nên như vậy. Tin dữ này đến thật đột ngột mà cũng thật đau lòng, ông làm sao mà có thể chấp nhận được bởi trong lòng đầy ngổn ngang tủi hổ.

Đặc biệt tình cảm yêu làng quê, yêu nước ấy còn được bộc lộ sâu sắc khi phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng qua chi tiết về sự xung đột nội tâm hết sức gay gắt. Đó là khi ông rất muốn về làng vì bị người ta coi khinh, hắt hủi. Thế nhưng, nội tâm lại giằng xé bởi lý trí không cho phép ông yêu làng bởi “làng theo Tây thì ông phải thù”. Diễn biến tâm lý giằng xé gay gắt này khiến ông đau như cắt. Điều này càng chứng tỏ tình yêu sâu đậm mà ông Hai đã dành cho mảnh đất “chôn rau cắt rốn” của mình.

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng cũng không thể bỏ qua chi tiết việc ông cảm thấy nhục nhã xấu hổ không dám ra ngoài. Không khí trong căn nhà cũng trở nên căng thẳng và nặng nề. Người nông dân chất phác ấy chỉ còn biết tâm sự với đứa con nhỏ ngây thơ “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm”. Qua những lời trò chuyện đó, ta nhận thấy đó cũng là lời thanh minh của ông, để đứa con bé tí cũng thốt lên những lời thề như vậy.

Khi tìm hiểu về nhân vật, ta nhận thấy ở ông Hai chính là sự trung thành tuyệt đối với Đảng, Cách mạng và cụ Hồ. Tình cảm ấy vô cùng to lớn, sâu đậm mà không gì có thể lay chuyển được. Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng trong phân đoạn này khiến người đọc nhận thấy sâu sắc những phẩm chất đáng quý ở ông Hai nói riêng hay những người nông dân chất phát nói chung.

phân tích nhân vật ông hai trong truyện ngắn làng qua các tình huống truyện

Niềm vui của ông Hai khi nghe tin làng Dầu được cải chính

Biểu hiện đầu tiên cho thấy tình yêu và sự tin tưởng của ông Hai dành cho làng chợ Dầu chính là ở cái cách mà ông đi từng nhà gặp từng người chỉ để nói với họ về cái tin cải chính ấy. Ông Hai kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào khôn tả. Nhà văn Kim Lân đã miêu tả hành động của nhân vật một cách vô cùng chân thực “Mới vào ngõ, chưa vào nhà mà ông đã bô bô, rồi lật đật chạy sang nhà bác Thứ, đi hết nơi này đến nơi khác để khoe…”. Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng qua tâm trạng ở cuối tác phẩm khiến ta càng cảm động và trân trọng hơn về tình tổ quốc, yêu làng, yêu kháng chiến ở người nông dân ấy.

Nhận xét về nghệ thuật trong tác phẩm Làng của Kim Lân

Trong quá trình phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng, chúng ta không thể không nhắc đến yếu tố về nghệ thuật trong tác phẩm đã giúp làm nổi bật lên tính cách và phẩm chất của người nông dân chất phát hồn hậu ấy. Ông Hai được nhà văn Kim Lân phác họa chủ yếu qua diễn biến tâm trạng và ngôn ngữ.

Với ngôn từ dung dị, chân thật nhiều cảm xúc cùng với diễn biến tâm trạng, những suy nghĩ, cử chỉ điệu bộ và dáng vẻ đã giúp thể hiện rõ nét tình yêu quê hương đất nước, sự gắn bó và tự hào mà nhân vật ông Hai đã dành cho làng chợ Dầu. Với quá trình vận động tâm lý phù hợp từ mong mỏi nhớ nhung, đến bất ngờ bàng hoàng tủi hồ, để rồi vui vẻ phấn khởi vỡ òa hạnh phúc tột cùng.

Lối văn chân thực giàu sức biểu cảm, nhà văn đã khắc họa rất thành công hình tượng ông Hai – Nhân vật mang trong mình tình yêu thiết tha với quê hương đất nước, với ngôi làng thân yêu của mình. Khi phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng, ta cũng nhận thấy lòng yêu nước đã bao trùm và chi phối tình yêu làng, và đây cũng chính là bước chuyển biến mới trong tư tưởng nhận thức của người nông dân sau Cách mạng.

Có thể thấy, Kim Lân là một nhà văn có am hiểu sâu sắc về cuộc sống của những người nông dân ở nông thôn miền Bắc, đồng thời ông cũng có sở trường về mảng đề tài cuộc sống của con người. “Đó là một nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy” (Nguyên Hồng). Ông Hai là một nhân vật điển hình mang nhiều điểm chung tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Dàn ý phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

Để giúp các em nắm được những ý chính trong bài viết cũng như dễ dàng ôn tập chủ đề này, Tip.edu.vn sẽ giúp các em lập dàn ý bài viết phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng.

Mở bài phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

  • Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Kim Lân và tác phẩm Làng.
  • Đôi nét về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn.
  • Giới thiệu nhân vật ông Hai là nhân vật trọng tâm của tác phẩm.

Thân bài phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

  • Nhân vật ông Hai trong tác phẩm là người có tình yêu làng sâu đậm và mãnh liệt.
  • Tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
  • Niềm vui và hạnh phúc của ông Hai khi nghe tin làng Dầu được cải chính.

Kết bài phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

  • Tóm tắt giá trị của tác phẩm Làng.
  • Nêu ý nghĩa của tình huống truyện trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.
  • Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng, ta nhận thấy hình ảnh về người nông dân này chính là linh hồn của làng chợ Dầu, đồng thời cũng thể hiện trọn vẹn tư tưởng của nhà văn và tác phẩm. Trên đây là những chia sẻ của Tip.edu.vn về hình tượng nhân vật. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn được những kiến thức hữu ích phục vụ cho quá trình học tập, cũng như có được những phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng một cách sâu sắc. Chúc bạn luôn học tốt!

Xem thêm >>> Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân

Xem thêm >>> Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Xem thêm >>> Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy – Ngữ Văn lớp 9

Xem thêm >>> Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu – Ngữ Văn Lớp 9

Xem thêm >>> Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – Ngữ Văn Lớp 9

Xem thêm >>> Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt – Ngữ Văn lớp 9

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà 

Xem thêm >>> Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà 

Tu khoa lien quan

  • soạn bài làng của kim lân
  • tóm tắt nhân vật ông hai
  • tóm tắt truyện ngắn làng
  • cảm nhận về nhân vật ông hai
  • giới thiệu về kim lân và truyện ngắn làng
  • tình huống truyện trong làng của kim lân
  • dàn ý chi tiết suy nghĩ về nhân vật ông hai
  • cảm nhận ngắn gọn về nhân vật ông hai
  • cảm nhận về nhân vật ông hai trong truyện ngắn làng
  • cảm nhận nhân vật ông hai trong cuộc trò chuyện với con
  • cảm nhận về nhân vật ông hai khi nghe tin làng theo giặc
  • phân tích nhân vật ông hai trong truyện ngắn làng kim lâm
  • dàn ý phân tích tâm trạng nhân vật ông hai trong truyện ngắn làng

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post