Chia sẻ những tip thiết thực

Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa

Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu để thấy vẻ đẹp của người phụ nữ làng chài cũng như hiểu được số phận của những người phụ nữ khắc khổ và luôn cam chịu để chăm lo cho gia đình. Trong bài viết sau, hãy cùng Tip.edu.vn tìm hiểu, cảm nhận và phân tích nhân vật người đàn bà làng chài.

Mở bài: Người phụ nữ xuất hiện trong văn học thường mang những số phận đặc biệt riêng nhưng điểm chung của họ là đều ánh lên vẻ đẹp của nhân cách. Đó là sự hy sinh vì gia đình – một vẻ đẹp mang đậm tính truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Và cũng nằm trong mạch cảm xúc đó, Nguyễn Minh Châu đã khắc họa nên hình ảnh người phụ nữ vừa mang những nét riêng vừa mang những nét gần gũi quen thuộc. Đó là hình ảnh người đàn bà trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm

Trước khi tìm hiểu, cảm nhận và phân tích nhân vật người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, người đọc cần nắm được những nét chính về tác giả cũng như tác phẩm.

Đôi nét về nhà văn Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu (sinh năm 1930 – mất năm 1989) quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội, theo học trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến năm 1958, ông công tác và chiến đấu tại Sư đoàn 320.

Năm 1962, ông về Phòng Văn nghệ quân đội. Nguyễn Minh Châu có đóng góp to lớn cho văn học Việt Nam từ giai đoạn cách mạng đến giai đoạn văn học hiện đại. Trước đó ông cũng hòa cùng không khí rạo rực của những năm tháng chiến đấu anh hùng. Khi đất nước hòa bình giải phóng, ông không còn đi sâu vào hình tượng người lính mà bắt đầu chuyển sang cảm hứng thế sự.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu tập trung hướng ngòi bút của mình để ngợi ca cuộc sống đầy hào hùng của các thế hệ Việt Nam dũng cảm, chấp nhận mọi hi sinh vì sự nghiệp chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Từ những năm 80 của thế kỉ XX, sáng tác của ông cũng đều khẳng định ông là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Nguyễn Minh Châu được xem là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức và thế sự.

Trong thời kì nào, nhà văn cũng đều sáng tác theo phương châm “Đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn mỗi con người”. Nguyễn Minh Châu luôn có cái nhìn thấu hiểu, tấm lòng trĩu nặng tình thương và nỗi lo âu đối với con người. Lối văn của ông vô cùng giản dị mà sâu sắc, thấm thía mà nhiều dư vị, nhiều trải nghiệm và chiêm nghiệm. “Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này“. (Nhà văn Nguyễn Khải)

Một số tác phẩm nổi bật của ông có thể kể đến tiểu thuyết Cửa sông (1967), tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970), tiểu thuyết Dấu chân người lính (1972), tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lau (1987).

Ở mỗi tác phẩm, Nguyễn Minh Châu đều thể hiện những suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời. Chính vì vậy, Nguyễn Minh Châu xứng đáng là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời hiện đại.

Giới thiệu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Trong quá trình phân tích nhân vật người đàn bà làng chài, ta thấy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa được in lần đầu trong tập Bến quê, sau đó được Nguyễn Minh Châu lấy làm tên chung cho cả tập truyện ngắn, in năm 1987. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn sáng tác thứ hai.

Nhà văn luôn day dứt về con người luôn phải sống chấp nhận và chịu đựng những nghịch lí mà lẽ ra là không đáng có trong cuộc sống. Có thể thấy, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa in đậm phong cách tự sự – triết lý của nhà văn. Trong câu chuyện, bên cạnh nhân vật Phùng, người đàn bà là một nhân vật để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

phân tích nhân vật người đàn bà làng chài và hình ảnh minh họa

Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa

Ngoại hình vóc dáng người đàn bà hàng chài

Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài, ta thấy người đàn bà ấy được miêu tả là một người không có tên. Nhân vật ấy có thể là bất kỳ người đàn bà hàng chài nào đang ở ngoài kia. Người đàn bà ấy trở thành đại diện cho số phận con người bất hạnh. Người đàn bà xuất hiện bất ngờ trước Phùng. Đó là một “người đàn bà trạc ngoài bốn mười tuổi” với một “thân hình quan thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt”. Ngoài hình xấu xí thô kệch ấy thật lạ lẫm với văn học.

Trong văn học, ta thường gặp gặp người phụ nữ hiện ra với những đường nét phác họa xinh đẹp như Thúy Kiều, Thúy Vân

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Hay đó còn là Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” được Lê Minh Khuê đặc tả với một đối mắt có ánh nhìn xa xăm. Nhưng ở người đàn bà hàng chài không hề xuất hiện những vẻ đẹp về mặt hình thức nhưng ở người phụ nữ này ta lại bắt gặp một cái gì rất chân thật, “rất đời”. Ngoại hình xấu xí thô kệch này dễ khiến người ta lầm tưởng bà là một người ít học, không sâu sắc.

Ở những nét phác thảo về ngoại hình của người đàn bà còn hé mở một số phận bi kịch “Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”. phân tích nhân vật người đàn bà làng chài, người đọc nhận thấy ngoại hình ấy gợi cho ta liên tưởng đến một kiếp người lầm lũi với một số phận nghèo nàn, phần nào đã lý giải nguồn gốc bi kịch của người đàn bà. Ngoại hình ấy còn là kết quả của bao năm tháng vất vả mưu sinh.

Khắc họa hình ảnh người đàn bà, tác giả chú ý tập trung vào đôi mắt của bà. Đó là khi chuẩn bị cho chồng đánh bà “đưa cặp mắt nhìn xuống chân”, khi đối thoại với chánh án bà lại “đưa cặp mắt đầy vẻ mệt mỏi nhìn ra ngoài bờ phá” và khi bắt đầu kể chuyện đời mình thì “con mắt ấy như đang nhìn suốt cả đời mình”. phân tích nhân vật người đàn bà làng chài, ta thấy chi tiết ấy như muốn nhấn mạnh với người đọc một điều rằng trong con người này chứa đựng một nội tâm sâu thẳm vô cùng.

Hoàn cảnh bi kịch, số phận bất hạnh và đau khổ

Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài, ta thấy bà không những kém nhan sắc mà còn trót lầm lỡ khi còn trẻ. Chính vì điều này mà bà lắm làm cảm kích với cái ơn cưu mang của người đàn ông. Và cũng có thể đây là một trong những nguyên nhân bà cam chịu sự hành hạ của người đàn ông. Số phận không chỉ dừng lại với những sai lầm của tuổi trẻ mà nó còn ám ảnh theo suốt cuộc đời bà.

Những tưởng bà sẽ có một cuộc sống êm ấm bên cạnh người đàn ông tuy “cục tính” nhưng “hiền lành” chấp nhận những lầm lỡ của bà. Nhưng có ai ngờ người đàn ông ấy sau này lại thay đổi bởi cuộc sống mưu sinh. Lấy phải người chồng vũ phu, đánh vợ thành thói quen, như một cơn nghiện cần giải tỏa, đều đặn “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.

Bất kể lúc nào thấy khổ quá, người chồng lại xách vợ ra đánh. Bà đánh ở trên thuyền, rồi khi con cái lớn lên, bà xin người chồng đưa lên bờ mà đánh. Không chỉ như vậy mà chính cuộc sống mưu sinh dường như cũng làm khó người đàn bà. Cuộc sống dân chài làm bạn thường xuyên với nỗi cơ cực, nhiều khi “ông trời làm biển động suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối.”

Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài, người đọc nhận thất trong hoàn cảnh đầy bi kịch ấy, người đàn bà không hề oán than lấy nửa lời mà bà chấp nhận, thấu hiểu và bao dung. Hoàn cảnh trái ngang ấy đã phần nào che lấp đi vẻ đẹp của người đàn bà. Nhưng để rồi cuối cùng cũng chính trong cuộc sống ấy, người đàn bà lại hiện lên với những vẻ đẹp ngời sáng của nhân cách, như những bông hoa nở trên mảnh đất cằn cỗi của cuộc sống.

phân tích nhân vật người đàn bà làng chài qua tính cách và vẻ đẹp tâm hồn

Tính cách và vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài

Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài, ta thấy người phụ nữ ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc không chỉ cho Phùng mà còn cho người đọc với một sự nhẫn nhục cam chịu đến cùng cực. Điều đó được thể hiện rõ nét trong cảnh bạo hành. Trong khung cảnh bạo hành, rõ ràng với sức vóc của một người làm nghề hàng chài như đàn bà có thể chống lại người đàn ông nhưng bà đã không làm thế mà im lặng cam chịu.

Những hành động của người đàn khi bước xuống thuyền trước khi cảnh bạo hành diễn ra đã để lại một ấn tượng sâu sắc. Đó là một hành động kỳ là “người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng” rồi bà “đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa mặt mắt nhìn xuống chân”.

Người đàn bà dường như cảm thấy tủi thân, cảm thấy thương mình thương cho số phận của mình. Người đàn bà khi bị chồng bạo hành chỉ im lặng với “một vẻ cam chịu, nhẫn nhục” không hé răng cũng không phản kháng lấy dù là qua hành động hay lời nói. Người đàn bà càng đau khổ hơn khi chứng kiến cảnh con mình đánh cha cũng như cảnh người đàn ông đánh con. “Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ nhục nhã”.

Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài, ta nhận thấy khi đứa con xuất hiện để bênh vực mình, người mẹ ngỡ suốt đời sống trong nhẫn nhục câm lặng lấy cũng chỉ câm lặng đau đớn thốt lên mấy tiếng “Phác, con ơi!”“chắp tay vái lấy vái để” đứa con. Dường như người đàn bà cho rằng mình chính là nguyên nhân dẫn đến rắc rối này “Thằng bé cho đến lúc này chẳng hề hé răng như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà làm rõ xuống những dòng nước mắt”.

Sự cam chịu ấy còn thể hiện trong thái độ của người đàn bà trong cuộc trò chuyện. Khi đến gặp chánh án Đẩu, bà lộ rõ vẻ “sợ sệt, lúng túng” đến cả hành động cũng thu hẹp trong sự sợ hãi dù “trong phòng đầy bàn ghế” nhưng vẫn “tìm một góc tường để ngồi”; khi chánh án mời đến lần thứ hai bà “mới dám rón rén đến ngồi ghé vào mép chiếc ghế và cố thu người lại”.

Người đàn bà dù bị chồng đánh với những đòn roi dã man nhưng bà nhất quyết không chịu li hôn chồng. Bà thông cảm và nhận hết mọi lỗi lầm về mình “cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá mà thuyền lại chật”, “giá mà tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn”. Đáng nói hơn, bà đã từ chối một sống mới – cuộc sống trên đất liền mà cách mạng thành công mang lại với lý do đơn giản, thực tế nhưng cũng rất thấm thía sâu sắc “Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được.”

Bên cạnh đó, khi phân tích nhân vật người đàn bà làng chài, ta nhận ra đây còn là một người phụ nữ giàu đức hi sinh. Chỉ qua những lời giãi bày chân tình của người mẹ đáng thương ấy mới thấy rõ nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hi sinh của bà là tình thương vô đối bà dành cho con “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con nhỏ nhà nào cũng trên dưới chục đứa”, “đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”

Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản, chỉ cần yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là cách ổn thỏa nhất đối với tình trạng bị bạo hành của người đàn bà. Nhưng khi phân tích nhân vật người đàn bà làng chài một cách sâu sắc và nhìn vấn đề ở một góc nhìn toàn diện hơn sẽ thấy được suy nghĩ và cách cư xử của bà là một điều tất yếu không thể khác được.

Bà thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau khi bị chồng đánh, bà xem điều ấy là lẽ đương nhiên, bình thường của cuộc sống đầy cam go. Trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần có một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề, và quan trọng hơn tất cả vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên. Vì thế, bà chấp nhận mọi thứ, nhận hết vào mình bao đau đớn về thể xác, nhận hết những gì vất vả đau đớn nhất.

Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài, ta thấy trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn cảm nhận được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”, “trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ”. Niềm vui ấy không phải xuất phát từ những giá trị vật chất, cũng không phải niềm vui riêng cá nhân của người đàn bà mà đó là niềm vui của một người mẹ. Chỉ cần con cái hạnh phúc là bà cũng cảm thấy hạnh phúc.

Những điều tưởng chừng bình dị ấy – bữa cơm no, tiếng cười vui vẻ của lũ trẻ lại là những điều mà người đàn bà khát khao và phải dù niềm vui chỉ “có lúc” nhưng cũng đủ để người đàn bà chấp nhận cam chịu những đòn roi. Bởi bà không chỉ sống cho riêng mình mà còn sống vì con. Đó là nguyên nhân mang tính chất quyết định cho việc bà nhất mực không đồng ý ly hôn với chồng. Ẩn sau sự cam chịu ấy là tâm hồn của một người mẹ với biết bao tình yêu, sự hi sinh.

Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài, ta thấy người phụ nữ ấy còn là người từng trải, sâu sắc. Sau khi thấy Đẩu và Phùng không nói tiếp về đề nghị li hôn chồng nữa, người đàn bà thay đổi cách xưng hô từ “con – quý tòa” thành “chị – các chú”. Giờ đây người đàn bà đã bỏ đi sự sợ sệt khúm núm mà chuyển sang tâm sự chuyện đời mình.

Người đàn bà không đứng trên phương diện của người dân – chính quyền mà bà đứng trên phương diện của kinh nghiệm sự từng trải mà nói chuyện với Phùng và Đẩu “các chú đâu có phải người làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc”. Người đàn bà khốn khổ ấy đã không chối bỏ trách nhiệm vai trò của người chồng đối với gia đình, bà hiểu cho sự bực bội, cho hành động bạo hành của người chồng.

Với một “điệu bộ khác, ngôn ngữ khác”, bà đã trải lòng về cuộc sống mưu sinh vất vả lênh đênh trên biển. Khi Đẩu bảo “trên thuyền phải có một người đàn ông…dù hắn man rợ, bạo tàn” thì bà đã đáp “Phải(…) Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú”. Gắn bó cả đời mình trên biển bà hiểu đời bà cũng giống như biển kia – có lúc dữ dội, bão giông cũng có lúc êm đềm sóng lặng.

Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài, ta thấy bà thông cảm cho chồng cũng bởi những lí lẽ đơn giản ở đời: gia đình nghèo khổ, không gian tù túng bế tắc, con cái nheo nhóc, bao gánh nặng mưu sinh đổ dồn lên vai người đàn ông đã biến “một anh con trai cục tính nhưng hiền lành” thành một con người tàn bạo, vũ phu.

Người đàn bà ấy luôn thông cảm bao dung. Bà luôn nghĩ đến mọi người trước khi nghĩ đến bản thân và nghĩ khi nghĩ đến mọi sự việc bà luôn đặt mình trong tâm thế, vị trí của người khác để thấu hiểu. Hình ảnh người đàn bà còn để lại dư âm trong bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa mà Phùng chụp. “Đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt cả đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn hòa lẫn trong đám đông.”

Hình ảnh người đàn bà luôn tồn tại trong hồi ức của Phùng về vùng biển nơi đây, về kiệt tác nghệ thuật mà anh chụp được. Người đàn bà vẫn đứng vững trên mặt đất với bao khó khăn vất vả lo toan của cuộc sống gia đình. phân tích nhân vật người đàn bà làng chài, ta thấy người phụ nữ ấy chỉ là một phần tử nhỏ trong cả một xã hội to lớn với bao kiếp người lênh đênh. Tuy là nạn nhân của nạn bạo hành nhưng người phụ nữ ấy đã để lại cho người đọc không chỉ niềm thương cảm về số phận bất hạnh mà còn là sự cảm thông sâu sắc.

Đánh giá tác phẩm khi phân tích nhân vật người đàn bà làng chài

Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài, ta thấy nhân vật này tuy không có ngoại hình gây ấn tượng hay những câu chuyện số phận độc đáo chỉ có một ngoại hình bình dị như biết bao người đàn bà vùng biển khác với những toan tính mưu sinh cơm áo gạo tiền không của riêng ai nhưng đó lại là điều khiến người đàn bà trở nên gần gũi, là một hiện thân sinh động của hiện thực đời sống.

Cách sống, cách suy nghĩ của bà tưởng chừng có vẻ thô kệch nhưng đó là chân lý hiển nhiên của đời sống, giúp hai con người bừng tỉnh. phân tích nhân vật người đàn bà làng chài, ta thấy thấp thoáng trong hình ảnh người phụ nữ ấy là bóng dáng của biết bao người mẹ Việt Nam – giàu tình yêu thương, đức hi sinh và sự vị tha.

Hình ảnh của người đàn bà với sự cam chịu mà nhân vật Phùng đã chụp lại được đã khiến cho tấm ảnh thêm quý giá hơn. Bởi càng đi sâu tìm hiểu cuộc đời người đàn bà, không chỉ có Phùng và Đẩu mà cả người đọc cũng vỡ lẽ ra nhiều điều trong cuộc sống. Chính vì thế dù người đàn bà không đẹp về ngoại hình nhưng chính người đàn bà lại là viên ngọc quý – là một hạt ngọc bị khuất lấp trong sự lấm láp lem lũ của cuộc sống mà Nguyễn Minh Châu hằng tìm kiếm.

Kết bài: Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài, người đọc như được nhìn thấy cuộc đời của biết bao nhiêu người phụ nữ Việt nam trong mọi thời đại. Sẽ còn ám ảnh rất lâu trong tâm trí đọc giả về hình ảnh tấm lưng bạc phếch, ánh mắt cam chịu hay nụ cười hạnh phúc khi nhìn những đứa con. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm không chỉ niềm cảm thương, xót xa cho số phận con người bị đánh đập, đói nghèo mà còn thể hiện niềm tự hào cũng như sự trân trọng với những vẻ đẹp tâm hồn cao quý dù “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùi”.

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa – Ngữ Văn 12

Xem thêm >>> Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Xem thêm >>> Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa – So sánh chi tiết dòng nước mắt

Dàn ý phân tích nhân vật người đàn bà làng chài

Mở bài về phân tích nhân vật người đàn bà làng chài

  • Giới thiệu nhà văn Nguyễn Minh Châu và đôi nét về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
  • Đề cập đến đề tài thân phận người phụ nữ trong văn học.
  • Dẫn dắt đến nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa

=> Tham khảo mở bài phân tích nhân vật người đàn bà làng chài trong bài viết trên.

Thân bài về phân tích nhân vật người đàn bà làng chài

  • Ngoại hình vóc dáng người đàn bà hàng chài.
  • Hoàn cảnh, số phận bất hạnh và đau khổ của người đàn bà hàng chài.
  • Tính cách cùng vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài.

Kết bài về phân tích nhân vật người đàn bà làng chài

  • Khẳng định vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài, cũng là vẻ đẹp chung của những người phụ nữ Việt Nam.
  • Đề cập lại quan niệm nghệ thuật của nhà văn, luôn tìm kiếm hạt ngọc bị khuất lấp trong sự lấm láp lem lũ của cuộc sống.

Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài đã giúp người đọc cảm nhận được rõ nét cuộc sống cũng như phẩm hạnh tốt đẹp của những người phụ nữ – Đó là vẻ đẹp truyền thống của người Á Đông với sự nhẫn nhịn, biết hi sinh bản thân vì gia đình và chồng con. Qua nhân vật người đàn bà làng chài, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến người đọc những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời cũng như nghệ thuật – đó chính là cái nhìn đa chiều để phát hiện ra bản chất sau vẻ ngoài của cuộc sống và con người.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn phân tích nhân vật người đàn bà làng chài một cách chi tiết và cụ thể. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích trong quá trình học tập về chủ đề cảm nhận và phân tích nhân vật người đàn bà làng chài. Chúc bạn luôn học tốt!

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post