Chia sẻ những tip thiết thực

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt của Kim Lân

Qua việc phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhăt, nhà văn Kim Lân đã tái hiện chân thực một cuộc sống tăm tối và ngột ngạt, đồng thời khẳng định sức sống mãnh liệt vượt lên trên hoàn cảnh để khát khao hạnh phúc của những người nông dân trong xã hội cũ. Cùng Tip.edu.vn tóm tắt và soạn bài Vợ nhặt, bình giảng, cảm nhận cũng như phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt qua bài viết dưới đây!

Giới thiệu tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhăt

Nhân vật Tràng, Thị cũng như bà cụ Tứ trong tác phẩm là hình ảnh về những người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ. Để phân tích diễn biến tâm trạng Tràng trong Vợ nhăt, trước hết người đọc cần nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả cũng như tác phẩm.


Đôi nét về nhà văn Kim Lân

Khi tìm hiểu cũng như phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt, một số thông tin về nhà văn Kim Lân chúng ta cần nắm được như:

  • Nhà văn Kim Lân sinh ngày 01/08/1920 – mất ngày 20/07/2007, ông tên thật là Nguyễn Văn Tài. Được mệnh danh là cây bút độc đáo của làng quê Việt Nam, Kim Lân hướng tâm hồn của mình đến những người nghèo khổ trong xã hội cũ.
  • Kim Lân quê ở làng Phù Lưu, thuộc xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn – Ngày nay là làng Phù Lưu, thuộc phường Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh.
  • Lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, Kim Lân sớm phải nghỉ học để đi làm, ông tham gia sáng tác nghệ thuật từ rất sớm
  • Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941, chủ đề trong các tác phẩm của ông phần lớn về nông thôn Việt Nam với những bức bối trong cuộc sống của những người nông dân nghèo khổ.
  • Trước Cách mạng, một số tác phẩm tiêu biểu của ông như Đứa con người vợ lẽ, Vợ nhặt, Cô Vịa… đều là những truyện thể hiện được không khí ảm đạm, u tối ở làng quê. Bên cạnh đó, chủ đề tái hiện sinh hoạt văn hóa ở thôn quê cũng được ông chú ý với những tác phẩm: Con mã mãi, Chó săn, Đôi chim….
  • Ông tiếp tục làm báo và viết văn cho đến sau Cách mạng tháng Tám. Một số tác phẩm điển hình cho phong cách sáng tác làng quê của Kim Lân trong giai đoạn này như: Nên vợ nên chông (truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (truyện ngắn, 1962)…
  • Với lối viết chân thực sâu sắc đi sâu vào phân tích tâm lý một cách xúc động về những người dân thôn quê mà ông hiểu sâu sắc về tâm lý cũng như cảnh ngộ của họ.
  • Kim Lân được nhà nước trao tặng giải thưởng về Văn học nghệ thuật năm 2001.

Giới thiệu tác phẩm Vợ nhặt

  • Nằm trong tập truyện ngắn xuất sắc “Con chó xấu xí” – với tiền thân là “Xóm ngụ cư”, tác phẩm Vợ nhặt được viết sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo.
  • Khi hòa bình lập lại năm 1954, nhà văn đã dựa vào cốt truyện cũ để viết thành tác phẩm Vợ nhặt hoàn chỉnh. Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt, chúng ta cần lưu ý về điều này.
  • Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc cho ngòi bút của nhà văn. Tác phẩm này đã tái hiện sinh động đầy chân thực về nạn đói thê thảm và khủng khiếp năm 1945, qua đó khẳng định rõ nét vẻ đẹp tình người và sức sống tiềm tàng kì diệu của những người nông dần nghèo khổ.
  • Vợ nhặt của Kim Lân là lời kết luận đanh thép: dù ngay trong bờ vực của cái chết, khi miếng cơm manh áo đè nặng cùng lưỡi hái của tử thần thì họ vẫn khát khao sự sống, vẫn hướng về hạnh phúc với mong ước một tổ ấm cùng yêu thương đùm bọc nhau

=> Việc phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng, phân tích tình huống truyện, phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Thị hay phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của Vợ nhặt… tất cả đều hướng đến sự ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của con người trong xã hội cũ.

tâm trạng nhân vật tràng trong vợ nhặt và hình ảnh nhà văn kim lân

Hoàn cảnh ra đời tác phẩm và hoàn cảnh sống của các nhân vật

Việc phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt cần lưu tâm đến hoàn cảnh ra đời của tác phẩm cũng như là hoàn cảnh sống của các nhân vật.

Hoàn cảnh ra đời truyện ngắn Vợ nhặt

  • Lấy bối cảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945 khi mà có những hơn hai triệu người chết đói, nhà văn Kim Lân đã tái hiện không khí cuộc sống làng quê đìu hiu cô quạnh cùng với sự lầm than của người dân lúc bấy giờ.
  • Nhân dân ta thời bấy giờ đang trong ách bóc lột và áp bức bởi song kìm của phát xít Nhật và thực dân Pháp. Ở miền Bắc, nhân dân ta bị quân Nhật bắt nhổ lúa để trồng đay, trong khi ấy thì thực dân Pháp lại ra sức vơ vét của cải thóc gạo đến kiệt cùng. Dẫn đến nạn đói lịch sử khủng khiếp đó.

Hoàn cảnh sống của các nhân vật

  • Cuộc sống của người dân lúc bấy giờ vô cùng tù túng, đói kém bởi cái ăn khiến cái chết có thể đến bất cứ khi nào. Có thể thấy, hoàn cảnh sống éo le này đã tạo nên sự thắt nút cho câu chuyện. Khi phân tích tình huống truyện hay tìm hiểu diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt, người đọc không thể không nhắc đến điều này.
  • Nhưng trong cái tăm tối ấy, những người nông dân vẫn không nghĩ đến cái chết mà lại luôn hướng về sự sống, về tương lai hạnh phúc.

tâm trạng nhân vật tràng trong vợ nhặt và hoàn cảnh sống của nhân vật

Khái quát thân phân nghèo khổ của Tràng

Nhân vật chính hiện lên với đầy đủ những nét khái quát về thân phận, phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt, chúng ta cần lưu tâm về thân phận của chàng trai này như sau:

  • Xuất thân: là dân ngụ cư, lép vế
  • Gia cảnh: nghèo khổ tận cùng, tài sản vẻn vẹn là ngôi nhà rúm ró
  • Nghề nghiệp: chuyên kéo xe bò thuê kiếm sống
  • Ngoại hình: xấu xí với chiếc ao nâu tàng, đầu trộc lốc, mắt gà gà, thân hình to lớn thô kệch
  • Tính cách: dở hơi

Có thể thấy, chỉ qua những lời miêu tả của nhà văn Kim Lân, tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt cũng như thân phận nghèo khó của hắn hiện lên rõ nét. Là một gã trai nghèo khổ tận cùng theo đúng “mười phần mất cả mười”. Nghề nghiệp của Tràng cũng chỉ là đi kéo xe bò. Thân hình thô kệch, đến cái tên thôi cho thấy sự lép vế xấu xí. Tràng – vốn là một dụng cụ của nghề làm mộc.

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt, người đọc nhận thấy qua ngòi bút tinh tế của Kim Lân, gã trai này hiện lên như một bức họa được vẽ vội, là một hình hài mà tạo hóa đã đẽo gọt quá sơ sài. Không chỉ thế, Tràng còn là một gã trai dở “hắn lảm nhảm than thở” “hắn có tật vừa đi vừa nói”…

tâm trạng nhân vật tràng trong vợ nhặt và khái quát thân phận nghèo khổ của tràng

Diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong vợ nhặt qua việc phân tích và cảm nhận

Với một truyện ngắn đặc sắc và thành công như này, để hiểu sâu hơn nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cũng như những thông điệp mà tác giả gửi gắm, người đọc cần nắm được diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhăt. Dưới đây là hành trình biến đổi trong tâm lý và cảm xúc của Tràng khi có vợ.

Cách chọn vợ đại khái

Tràng có thể là một chàng trai xấu xí, nghèo hèn nhưng lại là một chú rể hạnh phúc khi hắn có vợ.  Đầu tiên, Tràng đến với người vợ nhặt trong một quyết định được xem như nhanh chóng, liều lĩnh, tầm vơ tầm phào. Ban đầu, hắn đâu có nghĩ sẽ lấy được vợ trong cái hoàn cảnh đó, mà chỉ là hò vu vơ vài câu”

“Muốn ăn cơm trắng với giò này

Lại đây mà đẩy xe bò với anh…”

Một lời hò giải lao cho những phút mệt nhọc, một lời hát vu vơ mà thoang thoảng dư vị mời mọc pha chút bông đùa. Còn cô vợ nhặt, ban đầu Thị tưởng nghĩ là đùa vui. Tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt bắt đầu có những tình tiết thú vị. Hắn “chợn” với một chút e sợ, nhưng rồi cũng tạc lưỡi mà “chậc, kệ!” với một quyết định mà như quyết định cả cuộc đời của một người.

Một sự táo bạo liều lĩnh chỉ với cái tạc lưỡi – có lẽ chỉ những người “dở tính” mới có thể nhanh chóng đưa ra sự lựa chọn như vậy. Anh Tràng nghèo hèn ấy đã dám đánh cược với số phận, đánh cược với cái đói, với lưỡi hái tử thần để đi đến bến bờ của hạnh phúc đời thường.

Cảm giác tự đắc, vui sướng và những nghi hoặc

Diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt được tiếp nối ở chẳng tiếp theo, khi những cảm xúc vui mừng xen lẫn nghi hoặc cùng chút lo lắng. Nhà văn Kim Lân đã đặc tả rất thành công tâm trạng nhiều cảm xúc của Tràng chỉ với những chi tiết đắt giá như đôi mắt sáng lên lấp lánh, nụ cười tủm tỉm.

Có thể nói, đấy là nụ cười lâng lâng của hạnh phúc. Lần đầu tiên đi cạnh một người đàn bà, nhân vật Tràng cảm thấy hãnh diện vô cùng. Hắn cũng muốn nói đôi câu tình tứ đó, nhưng mà lại chẳng biết nói như nào cho hợp. Để rồi cuộc nói chuyện ấy được Kim Lân ghi lại chỉ với những câu đối đáp e thẹn cộc lốc, rời rạc và nhát gừng.

Hạnh phúc tưởng xa vời khó có thể với đến, ấy vậy mà lại mỉm cười với Tràng quá đột ngột. “Mặt hắn có vẻ gì đó rất phởn”. Một tâm trạng hồ hởi, vui sướng đầy hạnh phúc được diễn tả qua một từ ngữ chân phương “phớn phở”. Khi đi cùng Thị trở về, khi thấy hình ảnh những người dân ngụ cư tò mò quan sát, Tràng lấy làm thích thú để rồi cái mặt cứ vênh vênh lên tự đắc. Diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt cứ như theo một tiến trình hợp lý trong tâm lý rất đời thường của con người khi được sở hữu hạnh phúc.

Nhà văn Kim Lân đã khắc họa rất chi tiết và cụ thể hình ảnh Tràng trên đường về nhà. Kim Lân diễn tả rất thành công cách cư xử của Tràng với lũ trẻ con trêu đùa, để gã trai này mắng yêu lũ trẻ “Bố ranh!”. Gã trai tưởng chừng ngờ nghệch này cũng khéo léo biết mấy để đưa vợ về nhà trước những cặp mắt tò mò và những lời trêu đùa. Hắn khoe vợ chai dầu mới với những lời dung dị mà chứa đựng biết bao nhiêu tình cảm và nhận thức của nhân vật: Có được vợ một cách dễ dàng, nhưng không vì thế mà xem thường vợ, ngược lại lại càng trân trọng và yêu thương vợ hơn trong cái hoàn cảnh ấy.

Sự tự ý thức về hạnh phúc của Tràng

Từ cách chọn vợ đái khái với câu hò bông đùa bâng quơ, đến những cảm giác vui sướng tự đặc xen chút e ngại, thì đến đây Tràng đã tự ý thức về bản thân, về sự hạnh phúc… Diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt với những chuyển biến hợp lý.

Khi về nhà, Tràng đã ý thức được một người đàn ông có vợ là chuyện hệ trọng cả đời cũng như liên quan rất nhiều đến tương lai. Cưới hỏi thông thường cần sự cho phép của hai bên, khi cha mẹ đồng ý. Ấy vậy mà việc này diễn ra đột ngột và bất ngờ với Tràng. Bởi thế, mà khi dẫn vợ về nhà, ban đầu hắn cũng có chút lo âu hồi hộp. Chính tâm lý này đã dẫn đến hành động hắn bước ra sân để gặp mẹ và reo lên như một đứa trẻ cùng với những lời nói quen thuộc hàng ngày để dẫn chuyện cho mẹ.

Chỉ một lúc sau, qua sự lo ấy đó, Tràng đã lấy lại được sư bình tĩnh của mình, giới thiệu mẹ người vợ của mình “kìa nhà tôi nó chào u” để rồi lại tiếp tục “nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ, chẳng qua nó cũng chính là cái số…” Bằng một vài câu nói giản đơn ấy, Tràng đã giới thiệu vợ với mẹ cũng như xác định được mối quan hệ rõ ràng của mình với Thị.

Những sự hồi hộp xen lẫn lo lắng và hạnh phúc lẫn lộn ấy dần chuyển sang sự tự ý thức về trách nhiệm của bản thân. Chính hạnh phúc đã làm thay đổi bản thân con người. Lần đầu tiên, Tràng run rẩy với những cảm xúc ngỡ ngàng “bỗng nhiên hắn thấy gắn bó thương yêu với cái nhà của hắn lạ lùng”.Vậy là từ giờ hắn đã chính thức có vợ, đã trở thành một người chồng, đã có gia đình hạnh phúc những niềm vui giản dị.

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt chúng ta cần tìm hiểu kĩ những thay đổi trong việc tự nhận thức của Tràng. Cái gốc của sự biến đổi trong tâm lý nhân vật chính là gia đình. Đó chính là cội nguồn của hạnh phúc, của những mong ước và khát khao những niềm vui đời thường. Nhân vật Tràng, cũng vì thế mà phục sinh nhân tính vươn tới ý thức cao cả về hạnh phúc gia đình.

Chi tiết đắt giá nhất trong diễn biến tâm trạng nhân vật Trang trong Vợ nhặt có lẽ là hình ảnh “hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm việc gì để tu sửa căn nhà…” Đó chính là sự háo hức đầy hăm hở của một thanh niên đã có gia đình, đã trở thành người có vợ. Đây chính là bước ngoặt lớn giúp Tràng thay đổi cuộc đời mình.

So với cái ngờ nghệch, cái ngật ngưỡng ở phần đầu của tác phẩm, thì đến đây sự nhận thức ở nhân vật đã thay đổi đáng kể. Tràng nhận thức được số phận và cuộc đời của mình. Từ sự nghèo hèn, đau khổ, tối tăm đến chỗ hạnh phúc và tự ý thức chúng là dấu mốc quan trọng khiến tương lai của hắn được thay đổi tích cực.

Những dự cảm đổi đời của Tràng

Việc nhận thức được tương lai và hạnh phúc của mình, tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt cũng có những nét bứt phá lớn. Hắn có một dự cảm về đổi đời, về một miền no ấm… Miếng cám đắng chát ngậm ứ xuất hiện cùng với tiếng trống dồn dập trong cảnh thu thuế cũng là lúc trong tâm trí hắn hiện lên hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng phấp phới. Khi mà cuộc sống bị đẩy tới đường cùng bởi cái đói cái chết rình rập thì cũng là lúc mà những tia hi vọng xuất hiện.

Diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt đi theo tiến trình phù hợp của tâm lý con người. Sự hi vọng qua hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng ở phần cuối tác phẩm khiến cho câu chuyện có một cái kết mở rất sâu sắc. Những nhân vật như Tràng, như Thị, như bà cụ Tứ… vẫn tiếp tục được vận động theo hướng tích cực đầy lạc quan, sự đi lên rất đúng đắn chứ không hề bế tắc như chị Dậu của Ngô Tất Tố, anh Pha của Nguyễn Công Hoan hay Chí Phèo của Nam Cao…

Qua việc diễn tả tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhật, nhà văn Kim Lân đã phản ánh rõ nét sự đen tối, mờ mịt, nghèo khổ trong xã hội trước năm 1945. Đồng thời qua đóm, Kim Lân cũng phát hiện những vẻ đẹp tâm hồn và tính cách đáng trân quý của những người nông dân nghèo khổ. Cũng chính bởi vậy mà những trang viết của nhà văn Kim Lân luôn rất giàu chất nhân văn cao đẹp.

Nhà văn nông thôn đầy lỗi lạc của chúng ta đã đi vào nơi vĩnh hằng, ấy vậy mà những người yêu văn học vẫn thường xuyên nhắc đến ông bởi những tác phẩm kiệt tác và những di sản tinh thần mà ông đã để lại. Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong vợ nhặt chính là sự thành công mà Kim Lân để lại cho muôn đời sau.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và học tập của bản thân. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, hay những đóng góp liên quan đến nội dung và chủ đề bài viết “phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân”, mời bạn để lại nhận xét để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé. Nhớ share bài viết này về tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt và theo dõi các bài viết khác của Dinhnghia.vn nha!

Xem thêm >>> Phân tích sự độc đáo trong tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân

Xem thêm >>> So sánh nhân vật Tràng và A Phủ trong Vợ Nhặt và Vợ chồng A Phủ

Xem thêm >>> Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt – Kim Lân

Xem thêm >>> So sánh nhân vật Thị Nở và người vợ nhặt để thấy tâm hồn người phụ nữ

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post