Chia sẻ những tip thiết thực

Nghị luận xã hội về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi

Nghị luận xã hội về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi

  • Dàn ý Nghị luận xã hội về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi
  • Nghị luận về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi mẫu 1
  • Nghị luận về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi mẫu 2

Tip.edu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

  • Nghị luận xã hội về câu nói Trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công
  • Nghị luận xã hội về Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc

Dàn ý Nghị luận xã hội về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi. (Lưu ý: học sinh tự chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài văn của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý câu nói khuyên nhủ con người sống vị tha. Vị tha là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.

b. Phân tích

Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.

Vị tha với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.

Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau.

c. Bàn luận

Người có lòng vị tha thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.

Người có lòng vị tha là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ.

d. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình. (Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật được nhiều người biết đến).

e. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá vị tha không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi) và rút ra bài học cho bản thân.

Nghị luận về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi mẫu 1

Sống hữu ích, sống vì mọi người luôn là lý tưởng của thế hệ thanh niên trong thời đại mới. Trong bài hát “Một đời người – một rừng cây”, nhạc sĩ Trần Long Ẩn từng viết: “Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi!”. Lời hát thiết tha đã để lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ về trách nhiệm và bổn phận làm người trong cuộc đời này.

Chân lí là gì? Khái niệm chân lý dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. Nói một cách dễ hiểu: chân lý là một sự thật hiển nhiên của loài người luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian. Thực tế, chân lí là sự phù hợp giữa nhận thức và thực tiễn khách quan, là nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan trong đầu óc con người.

Lý tưởng sống của con người trong thời đại mới: Dựa trên khái niệm chân lí, câu nói trên có nghĩa là: những điều đúng đắn nhất thuộc về nhận thức của mọi người, được mọi người chấp nhận. Con người ý thức được ý nghĩa sự tồn tại của mình phải biết sống cuộc đời lớn lao, rực rỡ và hữu ích cho mọi người. Câu nói đề cao một lẽ sống cao đẹp, thái độ sống có trách nhiệm, biết cống hiến cho đời. Lẽ sống cao đẹp là không chỉ làm tốt những việc trong phận sự của mình mà còn sẵn sàng gánh vác, lãnh nhận về mình những khó khăn, cống hiến cho đời bằng những việc làm thiết thực.

Mỗi người cần phải sống có trách nhiệm, biết cống hiến cho đời vì: Trách nhiệm, cống hiến là một trong những người tiêu chí đạo đức làm người, tạo nên lối sống vị tha. Trách nhiệm làm nên những nghĩa cử cao đẹp: dám hi sinh, dám dẫn thân, biết chia sẻ phần gian khổ với mọi người.

Xã hội cũng quy định rát rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi công dân nhằm hướng con người biết thực hiện bổn phận của mình đối với bản thân, gia đình và đất nước. Song, đó mới chỉ là quy định. Bản thân mỗi cá nhân phải biết tự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và đem lại những hành động ý nghĩa, những giá trị sâu sắc cho cuộc đời chung. Mỗi cá nhân sống mạnh mẽ và thành công thì xã hội sẽ tiến bộ, đất nước lớn mạnh, hạnh phúc lâu bền.

Sống có trách nhiệm, biết cống hiến tạo nên hiệu quả công việc, tạo nên moi trường sống tốt đẹp, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa con người với nhau trong ra đình, tập thể, cộng đồng là một lối sống vững mạnh và tiến bộ, trở thành động lực phát triển xã hội:

Nếu sống thiếu trách nhiệm, không biết cống hiến cho đời thì con người tự tách mình khỏi cộng đồng, trở nên lạc lõng, cô độc, tạo nên lối sống ích kỉ, cản trở công việc chung và sự phát triển của xã hội… Trong xã hội, có nhiều người chỉ vì lợi ích riêng mình mà sống thờ ơ, vô cảm tách biệt với cộng đồng. Họ chỉ lo cho bản thân, không quan tâm đến cộng đồng, không muốn thực hiện trách nhiệm nào đối với tập thể. Những người như thế thật đáng chê trách.

Trách nhiệm là nhiệt tình, là sự cống hiến nhưng nếu nhiệt tình cống hiến một cách mù quáng thì tính trách nhiệm lại phản tác dụng. Sự nhiệt tình, cống hiến phải gắn liền với hiệu quả công việc, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật và khả năng, năng lực của bản thân. Phải gắn công việc với các chuẩn mực đạo đức vốn được xã hội thừa nhận, đảm bảo công việc mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiệt tình nhưng nông nổi, thiếu suy nghĩ, cố chấp là sự nhiệt tình vô ích, thậm chí là trở thành kẻ phá hoại.

Một người năng nổ, có trách nhiệm với công việc nhưng nếu nhận lấy một công việc vượt quá sự hiểu biết của mình, chấp nhận vừa làm, vừa học vừa rút kinh nghiệm có thể sẽ gây ra những tổn thất lớn cho tập thể. Tri thức luôn đóng vai trò quyết định thành công trong công việc, không nên chỉ dựa trên lòng nhiệt tình mà nhận lấy về mình những trách nhiệm quá lớn, vượt quá khả năng.

Ý thức được sự cần thiết có lẽ sống cao đẹp, có tinh thần trách nhiệm, biết cống hiến hi sinh cần sống có trách nhiệm từ những việc nhỏ, trách nhiệm với bản thân, với những người xung quanh, với xã hội…

Để cho lẽ sống đẹp đẽ trong bài ca được lan tỏa, nhiều phong trào của tuổi trẻ không chỉ là khẩu hiệu, mà phải biến khẩu hiệu thành hành động cụ thể: “tình nguyện vì cộng đồng”, “chung tay xây dựng nông thôn mới”, “thi đua học tập, sáng tạo, lập thân, lập nghiệp”, “xung kích bảo vệ Tổ quốc”.

Hình thành nên một thế hệ trẻ “không chịu sống đời nhỏ nhoi” nối bước cha anh “sống vì mọi người” bằng các chương trình khởi nghiệp đang phát triển trên khắp đất nước, mang trong mình khát vọng lớn lao đưa đất nước mau chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu; biết cống hiến và hy sinh, làm chủ vận mệnh dân tộc, đưa đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.

Nhà thơ Tố Hữu cũng đã từng nói: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho đi để giúp mọi người cùng vượt qua nghịch cảnh và được nhận lại những gì tương xứng. Tuy nhiên, cũng nên tỉnh táo nhận ra rằng mỗi người có một bổn phận, một sự nghiệp riêng. Không nên cao vong mong ước những thành công lớn lao vượt sức mình, chạy theo những ảo tưởng mà làm uổng phí cuộc đời. Nói như nhà thơ Nguyễn Sĩ đại:

“Người vá trời lấp bể

Kẻ đắp luỹ xây thành

Ta chỉ là chiếc lá

Việc của mình là xanh”.

(Lá Xanh – Nguyễn Sĩ Đại)

Sống bình thường chưa hẳn đã nhỏ bé mà sống chân thực với bản thân. Nhiều người có trí tuệ, có tiềm lực, theo đuổi những sự nghiệp lớn lao là điều hiển nhiên. Còn những ai không có đủ những điều kiện ấy thì hãy sống như cuộc sống vốn có của mình. Sống đẹp là sống hữu ích như chiếc lá kia dâng cho đời màu xanh, góp phần tạo nên sự sống tươi xinh.

Nghị luận về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi mẫu 2

Sống hữu ích, sống vì mọi người luôn là lý tưởng của thế hệ thanh niên trong thời đại mới. Trong bài hát “Một đời người – một rừng cây”, nhạc sĩ Trần Long Ẩn từng viết: “Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi!”. Lời hát thiết tha đã để lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ về trách nhiệm và bổn phận làm người trong cuộc đời này.

Khái niệm chân lý dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. Nói một cách dễ hiểu: chân lý là một sự thật hiển nhiên của loài người luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian. Thực tế, chân lí là sự phù hợp giữa nhận thức và thực tiễn khách quan, là nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan trong đầu óc con người.

Dựa trên khái niệm chân lí, câu nói trên có nghĩa là: những điều đúng đắn nhất thuộc về nhận thức của mọi người, được mọi người chấp nhận. Con người ý thức được ý nghĩa sự tồn tại của mình phải biết sống cuộc đời lớn lao, rực rỡ và hữu ích cho mọi người. Câu nói đề cao một lẽ sống cao đẹp, thái độ sống có trách nhiệm, biết cống hiến cho đời. Lẽ sống cao đẹp là không chỉ làm tốt những việc trong phận sự của mình mà còn sẵn sàng gánh vác, lãnh nhận về mình những khó khăn, cống hiến cho đời bằng những việc làm thiết thực.

Trách nhiệm, cống hiến là một trong những người tiêu chí đạo đức làm người, tạo nên lối sống vị tha. Trách nhiệm làm nên những nghĩa cử cao đẹp: dám hi sinh, dám dẫn thân, biết chia sẻ phần gian khổ với mọi người.

Xã hội cũng quy định rát rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi công dân nhằm hướng con người biết thực hiện bổn phận của mình đối với bản thân, gia đình và đất nước. Song, đó mới chỉ là quy định. Bản thân mỗi cá nhân phải biết tự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và đem lại những hành động ý nghĩa, những giá trị sâu sắc cho cuộc đời chung. Mỗi cá nhân sống mạnh mẽ và thành công thì xã hội sẽ tiến bộ, đất nước lớn mạnh, hạnh phúc lâu bền.

Sống có trách nhiệm, biết cống hiến tạo nên hiệu quả công việc, tạo nên moi trường sống tốt đẹp, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa con người với nhau trong ra đình, tập thể, cộng đồng là một lối sống vững mạnh và tiến bộ, trở thành động lực phát triển xã hội.

Nếu sống thiếu trách nhiệm, không biết cống hiến cho đời thì con người tự tách mình khỏi cộng đồng, trở nên lạc lõng, cô độc, tạo nên lối sống ích kỉ, cản trở công việc chung và sự phát triển của xã hội… Trong xã hội, có nhiều người chỉ vì lợi ích riêng mình mà sống thờ ơ, vô cảm tách biệt với cộng đồng. Họ chỉ lo cho bản thân, không quan tâm đến cộng đồng, không muốn thực hiện trách nhiệm nào đối với tập thể. Những người như thế thật đáng chê trách.

Trách nhiệm là nhiệt tình, là sự cống hiến nhưng nếu nhiệt tình cống hiến một cách mù quáng thì tính trách nhiệm lại phản tác dụng. Sự nhiệt tình, cống hiến phải gắn liền với hiệu quả công việc, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật và khả năng, năng lực của bản thân. Phải gắn công việc với các chuẩn mực đạo đức vốn được xã hội thừa nhận, đảm bảo công việc mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiệt tình nhưng nông nổi, thiếu suy nghĩ, cố chấp là sự nhiệt tình vô ích, thậm chí là trở thành kẻ phá hoại.

Một người năng nổ, có trách nhiệm với công việc nhưng nếu nhận lấy một công việc vượt quá sự hiểu biết của mình, chấp nhận vừa làm, vừa học vừa rút kinh nghiệm có thể sẽ gây ra những tổn thất lớn cho tập thể. Tri thức luôn đóng vai trò quyết định thành công trong công việc, không nên chỉ dựa trên lòng nhiệt tình mà nhận lấy về mình những trách nhiệm quá lớn, vượt quá khả năng.

Ý thức được sự cần thiết có lẽ sống cao đẹp, có tinh thần trách nhiệm, biết cống hiến hi sinh cần sống có trách nhiệm từ những việc nhỏ, trách nhiệm với bản thân, với những người xung quanh, với xã hội…

Để cho lẽ sống đẹp đẽ trong bài ca được lan tỏa, nhiều phong trào của tuổi trẻ không chỉ là khẩu hiệu, mà phải biến khẩu hiệu thành hành động cụ thể: “tình nguyện vì cộng đồng”, “chung tay xây dựng nông thôn mới”, “thi đua học tập, sáng tạo, lập thân, lập nghiệp”, “xung kích bảo vệ Tổ quốc”.

Hình thành nên một thế hệ trẻ “không chịu sống đời nhỏ nhoi” nối bước cha anh “sống vì mọi người” bằng các chương trình khởi nghiệp đang phát triển trên khắp đất nước, mang trong mình khát vọng lớn lao đưa đất nước mau chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu; biết cống hiến và hy sinh, làm chủ vận mệnh dân tộc, đưa đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.

Nhà thơ Tố Hữu cũng đã từng nói: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho đi để giúp mọi người cùng vượt qua nghịch cảnh và được nhận lại những gì tương xứng. Tuy nhiên, cũng nên tỉnh táo nhận ra rằng mỗi người có một bổn phận, một sự nghiệp riêng. Không nên cao vong mong ước những thành công lớn lao vượt sức mình, chạy theo những ảo tưởng mà làm uổng phí cuộc đời. Nói như nhà thơ Nguyễn Sĩ đại:

“Người vá trời lấp bể

Kẻ đắp luỹ xây thành

Ta chỉ là chiếc lá

Việc của mình là xanh”.

Sống bình thường chưa hẳn đã nhỏ bé mà sống chân thực với bản thân. Nhiều người có trí tuệ, có tiềm lực, theo đuổi những sự nghiệp lớn lao là điều hiển nhiên. Còn những ai không có đủ những điều kiện ấy thì hãy sống như cuộc sống vốn có của mình. Sống đẹp là sống hữu ích như chiếc lá kia dâng cho đời màu xanh, góp phần tạo nên sự sống tươi xinh. Thanh niên sống đẹp không có gì khác hơn là sống vì đất nước. Thanh niên hãy vì đất nước mà không ngừng rèn luyện mình, mai này đem sức mình xây dựng quê hương như lời Bác Hồ đã thiết tha căn dặn

Trên đây Tip.edu.vn vừa giới thiệu tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi, mong rằng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc ôn tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12…

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post