Chia sẻ những tip thiết thực

Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Cánh Diều

Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Cánh Diều theo Công văn 2345

Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Cánh Diều là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho năm học mới với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học. Mời các bạn cùng tải giáo án lớp 3 theo Công văn 2345 này về sử dụng.

  • Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều (Cả năm)
  • Giáo án Toán lớp 3 Cánh Diều (Cả năm)
  • Giáo án Đạo Đức lớp 3 Cánh Diều (Cả năm)
  • Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 Cánh Diều (Cả năm)
  • Giáo án Công nghệ lớp 3 Cánh Diều (Cả năm)
  • Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Cánh Diều (Cả năm)
  • Giáo án lớp 3 Cánh Diều – Đầy đủ các môn

Giáo án Mĩ thuật lớp 3

4. Đồ dùng, thiết bị DH: màu (màu sáp hoặc màu dạ, màu goát), giấy màu, bút chì, hồ dán.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Phân bố nội dung mỗi tiết học

Tiết 1

– Nhận biết: Màu thứ cấp, cách tạo màu thứ cấp từ các cặp màu cơ bản.

– Thực hành: Tạo màu thứ cấp. Vẽ hình ảnh yêu thích (lọ hoa, quả, đồ vật, con vật,…) bằng nét bút chì/màu.

Tiết 2

Nhắc lại: Nội dung tiết 1, giới thiệu nhiệm vụ tiết 2.

– Thực hành: Tiếp tục vẽ màu hoặc xé, dán hoàn thành sản phẩm.

TIẾT 1

chủ yếu của GV

chủ yếu của HS

Hoạt động khởi động (khoảng 3 phút)

Tổ chức trò chơi “Màu sắc em thích”

Nội dung: Viết tên các màu đã biết, kết hợp nhắc lại màu cơ bản và gợi mở nội dung bài học.

– Viết tên một số màu

– Giới thiệu màu cơ bản có trong và giới thiệu

1. Quan sát, nhận biết (khoảng 9 phút)

1.1. sử dụng hình minh họa tr.5, sgk:

– Yêu cầu HS quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK

– Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; Gv nhận xét…).

– Giới thiệu các màu cơ bản và kết quả pha trộn ở mỗi cặp màu (Xem thêm gợi ý trong SGV)

– Quan sát, thảo luận (nhóm… HS), trả lời câu hỏi. Nhận xét trả lời của bạn và bổ sung.

– Lắng nghe, quan sát GV giải thích/thị phạm

1.2. Sử dụng hình ảnh tr.6, sgk:

– Tổ chức HS quan sát mỗi hình 1, 2, 3 và trao đổi, chỉ ra màu thứ cấp trong mỗi hình ảnh.

– Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét…)

– Giới thiệu màu thứ cấp và một số thông tin về hình 1, 2, 3 (tác giả, tác phẩm, sản phẩm, nét văn hóa ẩm thực…).

– Gợi mở Hs quan sát, tìm màu thứ cấp trong lớp, trường; liên hệ với đời sống thực tiễn

– Tóm tắt nội dung quan sát, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, kết hợp sử dụng câu chốt trong SGK, tr.6.

– Quan sát, trao đổi

– Giới thiệu màu thứ cấp trong mỗi hình ảnh

– Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

– Chia sẻ, lắng nghe

2. Thực hành, sáng tạo (khoảng 16 phút):

2.1. Hướng dẫn cách thực hành

a. Tạo màu thứ cấp từ các màu cơ bản (tr.6, sgk).

– Yêu cầu Hs quan sát hình minh họa, giới thiệu cách tạo màu mỗi thứ cấp từ các màu cơ bản bằng màu sáp.

– Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét…)

– Hướng dẫn Hs trộn màu theo từng cặp màu cơ bản để tạo màu tím, màu xanh lá, màu cam

– Quan sát

– Giới thiệu cách tạo mỗi màu thứ cấp

– Nhận xét trả lời của bạn và bổ sung

– Thực hành theo hướng dẫn của thầy/cô

b. Tạo sản phẩm tranh bằng cách vẽ màu; xé, cắt xé dán giấy (Tr.7, Sgk)

– Yêu cầu Hs quan sát hình minh họa và trao đổi: Kể tên một số hình ảnh trong mỗi bức tranh? Hình ảnh nào là chính, phụ? Nêu cách vẽ màu; cách vẽ, xé, cắt dán? Mỗi bức tranh có màu thứ cấp nào? Có màu nào khác?…

– Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét…)

– Giới thiệu, hướng dẫn cách vẽ màu; vẽ, xé, cắt dán tạo bức tranh tĩnh vật có các màu thứ cấp là chính, có thể thêm màu khác. Nhấn mạnh bước vẽ hình.

– Quan sát, trao đổi, tìm hiểu cách vẽ tranh

– Trả lời câu hỏi; nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn

– Lắng nghe, quan sát thầy/cô thị phạm, hướng dẫn

– Có thể nêu câu hỏi, ý kiến

2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận

– Giới thiệu thời lượng của bài học: Gồm 2 tiết

– Giao nhiệm vụ tiết 1 cho HS:

+ Thực hành: Vẽ hình ảnh (hoa, quả, đồ vật… yêu thích) bằng nét.

+ Quan sát bạn thực hành và trao đổi/nêu câu hỏi…, chia sẻ về

hình ảnh sẽ được vẽ trong tranh của mình. , hình ảnh nào vẽ trước, ở

giữa bức tranh…

– Gợi mở HS: Sắp xếp hình ảnh trên khổ giấy/trang vở thực hành; có

thể vẽ bằng nét bút chì hoặc bút màu.

– Quan sát HS thực hành, trao đổi, gợi mở: chọn, sắp xếp hình ảnh phù hợp với khổ giấy; các hình ảnh cần có to, có nhỏ…

– Nếu còn thời gian, có thể gợi mở HS vẽ màu hoặc xé, cắt dán, sử dụng màu thứ cấp (màu vẽ, giấy màu) là chính.

Thực hành tạo sản phẩm cá nhân

– Quan sát, trao đổi với bạn trong nhóm

3. Cảm nhận, chia sẻ (khoảng 5 phút):

– Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và quan sát, gợi mở giới thiệu: Sản phẩm có những hình ảnh nào? Hình ảnh nào to, hình ảnh nào nhỏ? Thích hình vẽ của bạn nào nhất?…

– GV tổng kết, nhận xét kết quả thực hành; gợi mở HS chia sẻ ý tưởng sẽ hoàn thành sản phẩm bằng cách vẽ màu hay xé, cắt, dán?…

– Trưng bày SP của mình

– Quan sát SP của mình, của các bạn

– Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận, ý tưởng…

4. Vận dụng (khoảng 2 phút):

– Gợi mở HS liên hệ hình ảnh yêu thích trên sản phẩm của mình hoặc của bạn với đời sống, VD: tên loài hoa, quả, đồ vật, cách sử dụng…. ; kết hợp bồi dưỡng phẩm chất.

– Nhắc Hs bảo quản sản phẩm và mang đến lớp vào tiết học tiếp theo để hoàn thành sản phẩm.

– Lưu ý HS: Chuẩn bị màu hoặc giấy màu phù hợp với cách thực hành vẽ hoặc xé, cắt dán. Có thể kết hợp vẽ màu với giấy màu.

– Chia sẻ

– Lắng nghe dặn dò của thầy/cô

Nội dung điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy ( nếu có)

.................................................................................

BÀI 2: SÁNG TẠO VỚI VẬT LIỆU CÓ MÀU ĐẬM, MÀU NHẠT (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp học sinh đạt được một số yêu cầu sau:

– Nêu được màu đậm, màu nhạt ở vật liệu sẵn có và cách tạo sản phẩm thủ công bằng cách cắt, đan, dán giấy hoặc bìa giấy…

– Tạo được sản phẩm có màu đậm, màu nhạt từ vật liệu sẵn có… và tập trao đổi, chia sẻ.

– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chỉ ra được màu đậm, màu nhạt trên sản phẩm của mình, của bạn và chia sẻ cảm nhận.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số NL chung và NL ngôn ngữ, tính toán… thông qua: Trao đổi, chia sẻ; xác định độ dài, rộng của các nan giấy, khổ giấy dùng làm nan đan, khung tranh để tạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt...

3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện: Có ý thức sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, vật liệu… phù hợp với bài học; yêu thích, tôn trọng những sản phẩm thủ công do bạn bè và người khác tạo ra; giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành…

II. CHUẨN BỊ CỦA HS VÀ GV: Vật liệu sẵn có có màu đậm, màu nhạt, màu, bút chì, giấy màu….

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Phân bố nội dung chính ở mỗi tiết

Tiết 1

– Nhận biết: Màu đậm, đậm vừa, nhạt qua các thẻ màu và một số vật liệu sẵn có.

– Thực hành: Sử dụng vật liệu có màu đậm, màu nhạt để tạo sản phẩm bằng cách đan nong mốt

Tiết 2

Nhắc lại: Nội dung tiết 1, giới thiệu nhiệm vụ tiết 2.

– Thực hành: Sử dụng vật liệu có màu đậm, màu nhạt để tạo sản phẩm khung tranh, ảnh bằng cách cắt, dán, ghép...

TIẾT 1

chủ yếu của GV

chủ yếu của HS

Hoạt động khởi động (khoảng 3 phút)

– Sử dụng bảng màu (vòng tròn màu sắc) gồm các màu cơ bản và thứ cấp (hoặc chỉ 3 màu thứ cấp).

- Kích thích HS giới thiệu màu thứ cấp, màu cơ bản và gợi mở nội dung bài học.

- Quan sát, trao đổi, chia sẻ

- Nhận xét, bổ sung trả lời, chia sẻ của bạn.

1. Quan sát, nhận biết (khoảng 8 phút)

1.1. Trò chơi: Tìm màu dậm, màu nhạt (tr.9, sgk):

- Yêu cầu các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ nêu trong Sgk.

- Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; Gv nhận xét…).

- Nhận xét kết quả và thực hiện nhiệm vụ của các nhóm.

- Gợi nhắc HS: Màu sắc có màu đậm, màu nhạt

- Quan sát, thảo luận nhóm, thực hiện trò chơi

- Báo cáo kết quả; Nhận xét kết quả của nhóm bạn.

- Nghe GV đánh giá kết quả

1.2. Sử dụng hình ảnh tr.10, sgk:

- Tổ chức HS quan sát hình 1, 2, 3 và trao đổi, trả lời câu hỏi trong Sgk.

- Thực hiện đánh giá (HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét…)

- Giới thiệu rõ hơn mỗi sản phẩm thủ công: tên, vật liệu, màu đậm, màu nhạt và công dụng.

- Gợi mở Hs quan sát, giới thiệu vật liệu sẵn màu đậm, màu nhạt có trong lớp (hoặc trong đời sống).

- Giới thiệu thêm một số sản phẩm sưu tầm/có trong lớp và được tạo nên từ vật liệu có màu đậm, màu nhạt.

- Tóm tắt nội dung quan sát, kết hợp sử dụng câu chốt trong SGK, tr.6.

- Quan sát, trao đổi

- Trả lời câu hỏi trong Sgk theo cảm nhận.

- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- Chia sẻ, lắng nghe

Còn tiếp, mời các bạn tải về để lấy trọn bộ.

Tham khảo thêm:

  • Giáo án Toán lớp 3 sách Kết nối tri thức (cả năm)
  • Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức (cả năm)
  • Giáo án Đạo đức lớp 3 Kết nối tri thức (cả năm)
  • Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Kết nối tri thức (Học kì 1)
  • Giáo án Tin học lớp 3 Kết nối tri thức (cả năm)
  • Giáo án lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống - Đầy đủ các môn

Trên đây là Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Cánh Diều. Giáo án có sẵn bản word để tải về. Hi vọng, mẫu giáo án này sẽ là sự tham khảo hữu ích cho thầy cô. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, thầy cô ấn vào nút tải về để lấy trọn bộ. Chúc thầy cô có những bài soạn hay nhất, chất lượng nhất.

Xem thêm: Giải bài tập SGK lớp 3 bộ Cánh Diều:

  • Toán lớp 3 CD tập 1
  • Toán lớp 3 CD tập 2
  • Tiếng Việt lớp 3 CD tập 1
  • Tiếng Việt lớp 3 CD tập 2
  • Tiếng Anh lớp 3 CD
  • Đạo Đức lớp 3 CD
  • Tự nhiên xã hội lớp 3 CD
  • Công nghệ lớp 3 CD
  • Âm nhạc lớp 3 CD
  • Tin học lớp 3 CD
  • Hoạt động trải nghiệm lớp 3 CD

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post