Chia sẻ những tip thiết thực

Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Nghĩa Hưng năm học 2017 – 2018

Câu

Yêu cầu về nội dung

Điểm

Câu 1

(3,5 điểm)

* Học sinh trả lời được:

a) Bài thơ “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật).

(Nếu HS trả lời là thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt vẫn cho 0,5đ)

b) Học sinh trả lời được:

– Từ “Rắn nát” là từ ghép đẳng lập.

– Vì từ này có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)

– Nghĩa của từ “Rắn nát”: Rắn là cứng, nát là nhão.

c) Bài thơ đã thể hiện thái độ của tác giả đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

+ Trân trọng đối với vẻ xinh đẹp; phẩm chất trong trắng, son sắt, thủy chung của người phụ nữ…

+ Cảm thương cho thân phận chìm nổi bấp bênh, bị lệ thuộc vào xã hội của họ…

* Nếu HS trả lời:

+ Trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ… (0,5đ)

+ Cảm thương thân phận người phụ nữ trong XH cũ… (0,5đ)

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,75 đ

0,75 đ

Câu 3

(4,5 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng:

– Học sinh làm đúng kiểu bài văn biểu cảm về TPVH

– Biết kết hợp yếu tố miêu tả vào bài văn biểu cảm.

– Có bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt có cảm xúc.

– Chữ viết cẩn thận rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.

* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể viết theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

0,5 đ

a) Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm … Bộc lộ cảm nghĩ của mình về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.

* Cách cho điểm:

+ Điểm 0,5: Làm tốt theo yêu cầu

+ Điểm 0,25: Có phần mở bài nhưng chưa tốt

+ Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn

b) Thân bài: Học sinh trình bày được những cảm nghĩ của mình về cái hay, cái đẹp của bài thơ …

– Hai câu thơ đầu: Khung cảnh thiên nhiên (Cảnh đêm trăng núi rừng Việt Bắc).

+ Nghệ thuật so sánh độc đáo “tiếng suối” với “tiếng hát” khiến tiếng suối vốn lạnh lẽo trở nên trong trẻo, ấm áp gần gũi với con người. Hình tượng thơ đẹp được kết tinh bởi một tâm hồn thơ nhạy cảm, phóng khoáng, tài hoa, một ngôn ngữ thơ giàu chất hội họa và gợi cảm, một cấu tứ thơ hết sức độc đáo, bất ngờ biểu hiện qua hình ảnh:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.”

– Hai câu thơ cuối: Tâm trạng của Bác trong đêm trăng.

+ Trong đêm trăng núi rừng Việt Bắc đầy thơ mộng hữu tình, có một người đã không ngủ, không ngủ bởi đang dồn tâm trí cho mục đích cao cả, lớn lao “cứu dân, cứu nước”. Người đang chèo lái con thuyền Cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta lúc bấy giờ…

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

+ Qua hình tượng thơ đẹp, ta nhận ra một tâm hồn thi sĩ – chiến sĩ nhạy cảm, tài hoa, một tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước sâu nặng của Bác …

* Cách cho điểm:

+ Điểm 3,5: Đảm bảo tốt theo các yêu cầu trên.

+ Điểm 2,25 – 3,25: Cơ bản cảm nhận được theo yêu cầu.

+ Điểm 1 – 2: Bài viết sơ sài, diễn đạt còn yếu.

+ Điểm 0: không làm hoặc làm sai hoàn toàn.

1,5 đ

1,5 đ

0,5 đ

c) Kết bài:

– Khẳng định cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về bài thơ…

* Cách cho điểm:

+ Điểm 0,5: Làm tốt theo yêu cầu.

+ Điểm 0,25: Có phần kết bài nhưng chưa tốt.

+ Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn.

0,5 đ

Câu 1

(3,5 điểm)

* Học sinh trả lời được:

a) Bài thơ “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật).

(Nếu HS trả lời là thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt vẫn cho 0,5đ)

b) Học sinh trả lời được:

– Từ “Rắn nát” là từ ghép đẳng lập.

– Vì từ này có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)

– Nghĩa của từ “Rắn nát”: Rắn là cứng, nát là nhão.

c) Bài thơ đã thể hiện thái độ của tác giả đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

+ Trân trọng đối với vẻ xinh đẹp; phẩm chất trong trắng, son sắt, thủy chung của người phụ nữ…

+ Cảm thương cho thân phận chìm nổi bấp bênh, bị lệ thuộc vào xã hội của họ…

* Nếu HS trả lời:

+ Trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ… (0,5đ)

+ Cảm thương thân phận người phụ nữ trong XH cũ… (0,5đ)

Câu 3

(4,5 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng:

– Học sinh làm đúng kiểu bài văn biểu cảm về TPVH

– Biết kết hợp yếu tố miêu tả vào bài văn biểu cảm.

– Có bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt có cảm xúc.

– Chữ viết cẩn thận rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.

* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể viết theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

a) Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm … Bộc lộ cảm nghĩ của mình về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.

* Cách cho điểm:

+ Điểm 0,5: Làm tốt theo yêu cầu

+ Điểm 0,25: Có phần mở bài nhưng chưa tốt

+ Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn

b) Thân bài: Học sinh trình bày được những cảm nghĩ của mình về cái hay, cái đẹp của bài thơ …

– Hai câu thơ đầu: Khung cảnh thiên nhiên (Cảnh đêm trăng núi rừng Việt Bắc).

+ Nghệ thuật so sánh độc đáo “tiếng suối” với “tiếng hát” khiến tiếng suối vốn lạnh lẽo trở nên trong trẻo, ấm áp gần gũi với con người. Hình tượng thơ đẹp được kết tinh bởi một tâm hồn thơ nhạy cảm, phóng khoáng, tài hoa, một ngôn ngữ thơ giàu chất hội họa và gợi cảm, một cấu tứ thơ hết sức độc đáo, bất ngờ biểu hiện qua hình ảnh:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.”

– Hai câu thơ cuối: Tâm trạng của Bác trong đêm trăng.

+ Trong đêm trăng núi rừng Việt Bắc đầy thơ mộng hữu tình, có một người đã không ngủ, không ngủ bởi đang dồn tâm trí cho mục đích cao cả, lớn lao “cứu dân, cứu nước”. Người đang chèo lái con thuyền Cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta lúc bấy giờ…

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

+ Qua hình tượng thơ đẹp, ta nhận ra một tâm hồn thi sĩ – chiến sĩ nhạy cảm, tài hoa, một tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước sâu nặng của Bác …

* Cách cho điểm:

+ Điểm 3,5: Đảm bảo tốt theo các yêu cầu trên.

+ Điểm 2,25 – 3,25: Cơ bản cảm nhận được theo yêu cầu.

+ Điểm 1 – 2: Bài viết sơ sài, diễn đạt còn yếu.

+ Điểm 0: không làm hoặc làm sai hoàn toàn.

c) Kết bài:

– Khẳng định cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về bài thơ…

* Cách cho điểm:

+ Điểm 0,5: Làm tốt theo yêu cầu.

+ Điểm 0,25: Có phần kết bài nhưng chưa tốt.

+ Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post