Chia sẻ những tip thiết thực

Dàn ý Thuyết minh một kinh nghiệm làm văn

I. Mở bài

– Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: Kinh nghiệm làm văn.

– Đánh giá vấn đề: Đây là vấn đề quan trọng và cần thiết vì có rất nhiều người chưa biết cách để có thể làm một bài văn đúng cách

II. Thân bài

1. Thực trạng của việc làm văn hiện nay

– Rất nhiều học sinh chưa biết cách để làm một bài văn đúng quy cách

– Hiện tượng học sinh không có hứng thú làm bài, thiếu kiến thức trong việc hành văn rất phổ biến.

– Bài làm văn trong cấu trúc của một đề thi chiếm số điểm lớn nhưng rất nhiều em không biết cách làm bài và để mất điểm.

2. Kinh nghiệm làm văn

a. Về ý thức người học

– Chăm chỉ viết hằng ngày để rèn luyện câu chữ, trau truốt cách diễn đạt, có cách tư duy ngôn ngữ linh hoạt

– Thường xuyên đọc sách để có những hiểu biết phong phú, đa dạng, để học tập cách diễn đạt.

– Có đam mê, chăm chỉ, cần mẫn, ham học hỏi, biết tìm tòi, nghiên cứu, nghiêm túc học hỏi, sáng tạo.

b. Về kĩ năng

– Tuân thủ các bước làm bài văn:

+ Tìm hiểu đề: Xác định trọng tâm của bài, phạm vi tài liệu, các thao tác cần sử dụng. Bỏ qua bước này rất dễ lạc đề hoặc làm bài thiếu trọng tâm

+ Tìm ý: Lên ý tưởng, tìm ra các ý chính trong bài làm. Thiếu bước này, bài làm rất dễ xót ý

+ Lập dàn ý: Sắp xếp các ý theo hệ thống logic, mạch lạc, tránh lặp ý.

+ Viết bài: Sử dụng cách hành văn để thể hiện bài viết một cách mạch lạc, trôi chảy

– Nắm chắc đặc trưng của mỗi dạng đề: Có 5 dạng đề chủ yếu

+ Văn nghị luận: Trình bày những suy nghĩ, quan điểm tư tưởng của bản thân về một vấn đề

+ Văn thuyết minh: Trình bày tường tận những hiểu biết về một vấn đề nào đó

+ Văn miêu tả: Trình bày đặc điểm, tính chất của một đối tượng

+ Văn biểu cảm: Thể hiện suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc về một đối tượng

+ Văn tự sự: Kể về một câu chuyện hay một vấn đề.

– Nắm được các bước làm bài, dàn ý chung của mỗi dạng đề.

3. Yêu cầu của một bài làm văn tốt

– Đúng và đủ nội dung trọng tâm yêu cầu, không lạc đề, không xa đề

– Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, rõ ràng,

– Ngôn ngữ trong sáng, bài viết logic, lôi cuốn

– Hình thức trình bày sạch đẹp

4. Ý nghĩa của việc tìm ra kinh nghiệm làm văn

– Giúp người học định hướng được cách làm bài

– Kích thích sự chủ động, tự ý thức trong việc học của mỗi cá nhân nhờ có mẫu số chung.

– Học sinh không bị lúng túng, bị động trước mỗi đề văn

– Tự tin trong việc làm bài và không còn chán nản đối với bộ môn

III. Kết bài

– Khái quát lại những kinh nghiệm làm văn

– Lời khuyên: Đó là những kinh nghiệm cơ bản, học sinh cần biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong từng bài làm cụ thể.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (87 bình chọn)