Chia sẻ những tip thiết thực

Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2019 – 2020 (08 đề)

Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2019 – 2020 được Tip.edu.vnsưu tầm, tổng hợp các dạng bài Tiếng Việt trọng tâm giúp các em học sinh ôn tập, củng cố, rèn luyện kỹ năng giải Tiếng Việt chuẩn bị tốt cho kì thi học kì 2 lớp 2.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

1. Đề bài Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 1

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bài đọc: Tiếng chổi tre (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 121)

– Đọc 11 dòng đầu.

– Trả lời câu hỏi:

Tác giả nghe âm thanh quét rác trên con đường nào?

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Bài đọc: Bóp nát quả cam (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 124)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d):

1. Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?

a. Xâm chiếm.

b. Mượn binh sĩ.

c. Mượn đường giao thông.

d. Mở rộng thị trường kinh doanh.

2. Trần Quốc Toản đợi gặp Vua để làm gì?

a. Xin được hưởng lộc.

b. Xin được chia cam.

c. Xin tham gia cuộc họp dưới thuyền rồng.

d. Để được nói hai tiếng “xin đánh”.

3. Vì sao Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam?

a. Trần Quốc Toản không được dự họp

b. Trần Quốc Toản không được gặp Vua.

c. Trần Quốc Toản nghĩ vua xem mình như trẻ con, không cho dự bàn việc nước.

d. Trần Quốc Toản không được Vua cho đi đánh giặc.

4. Cặp từ nào có nghĩa trái ngược nhau?

a. ngang ngược – hung ác.

b. căm giận – căm thù.

c. nhỏ – lớn.

d. anh hùng – gan dạ.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Lá cờ (trích)

Cờ mọc trước cửa mỗi nhà.i Cờ bay trên những ngọn cây xanh lá. Cờ đậu trên tay những người đang lũ lượt đổ vể chợ. Trên dòng sông mênh mông, bao nhiêu là xuồng với mỗi lá cờ mỗi lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ.

Theo Nguyễn Quang Sáng

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn kể một việc tốt của em hoặc của bạn em.

2. Đáp án Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 1

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Câu 1: a

Câu 2: d

Câu 3: c

Câu 4: c

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn kể một việc tốt của em hoặc của bạn em.

Gợi ý làm bài tập làm văn:

– Việc tốt mà em hoặc bạn em đã làm là việc gì

– Nêu cảm nghĩ về việc làm tốt đó.

Bài tham khảo:

Một buổi sáng, khi ánh ban mai chiếu xuống sân trường, em tung tăng chạy nhảy dọc hàng hiên để hít thở không khí trong lành của một ngày mới, bỗng em nhìn thấy những cây con mới trồng trong bồn cây ở góc sân trường bị úa lá, chúng héo cả thân cành. Em thầm nghĩ: có lẽ cây thiếu nước nên mới như thế. Không ngần ngại, em đi lấy nước tưới cho cây. Từng cây con như đang vui mừng đón những ngụm nước mát lành, chúng tươi tắn hơn lên. Những ngày tiếp theo, em cũng không quên tưới nước cho chúng. Chỉ sau một tuần, bồn cây đã trở lại xanh tươi và đầy sức sống.

Em rất vui vì việc làm của mình.

3. Đề bài Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 2

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bài đọc: Lượm (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 130)

– Đọc 2 khổ thơ đầu.

– Trả lời câu hỏi:

Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của chú bé.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Bài đọc: Đàn bê của anh Hồ Giáo (SGK Tiếng Việt Lớp 2, tập 2, trang 137)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d);

1. Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp như thế nào?

a. Không khí trong lành và rất ngọt ngào.

b. Bầu trời cao vút, trập trùng những đám mây trắng.

c. Cả hai ý trên.

d. Không có ý nào đúng.

2. Từ ngữ nào miêu tả đàn bê rất đáng yêu?

a. Quấn quýt, đùa nghịch.

b. Nhảy quẩng lên, chạy đuổi nhau.

c. Rụt rè, chăm bẵm, nhỏ nhẹ, từ tốn, nũng nịu.

d. Tất cả các ý trên.

3. Hình ảnh nào thể hiện tình cảm của đàn bê con đối với anh Hồ Giáo?

a. Đàn bê ăn quanh quẩn ở bên anh.

b. Đàn bê cứ quẩn vào chân anh Hồ Giáo.

c. Dụi mõm vào người anh nũng nịu.

d. Tất cả các ý trên.

4. “Từ tốn” có nghĩa là gì?

a. Nhút nhát, sợ sệt.

b. Chậm rãi, nhẹ nhàng,

c. Mạnh dạn, tự tin.

d. Nũng nịu, rụt rè.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Người làm đổ chơi (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 135)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn tả về cảnh đẹp của biển.

4. Đáp án Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 2

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Câu 1: c

Câu 2: d

Câu 3: d

Câu 4: b

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn tả về cảnh đẹp của biển.

Gợi ý làm bài tập làm văn:

– Cảnh biển em tả có gì đẹp?

– Sóng biển như thế nào?

– Trên mặt biển có những gì?

– Bầu trời trên biển ra sao?

– Cảnh vật nào ở biển làm em yêu thích nhất?

Bài tham khảo:

Quê hương em có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là cảnh đẹp ở biển.

Biển rộng mênh mông, tít tắp chân trời. Nước biển trong xanh, từng đợt sóng trắng nhấp nhô vỗ vào bờ. Xa xa, những đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi. Từng đàn chim hải âu chao lượn trên mặt biển, chúng như muốn hòa chung niểm vui cùng con người đang hoạt động ngoài biển khơi. Có lẽ biển rất đẹp và bầu trời trên biển cũng rất đẹp.

Em mong cho “trời thuận biển hòa” để mọi người được no ấm, đem về những mùa thu hoạch đầy tôm cá.

5. Đề bài Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 3

I. CHÍNH TẢ: Nghe – viết

Nghe viết bài “Cây và hoa bên lăng Bác” SGK Tiếng Việt tập 2/ trang 111

GV viết tựa bài và đọc cho HS viết đoạn văn. “Cây và hoa ……….nở lứa đầu”

II. TẬP LÀM VĂN:

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 câu) tả ngắn về một loại quả mà em thích .

Dựa vào những gợi ý sau:

– Quả em thích là quả gì?

– Quả có màu sắc, hình dạng như thế nào? (Vỏ , cuống , ruột……..)

– Quả có lợi ích gì?

III. ĐỌC THÀNH TIẾNG

Cho học sinh bốc thăm và đọc một đoạn văn, thơ khoảng 50 tiếng/phút từ các bài tập đọc sau đây đã học ở sách Tiếng Việt 2 – Tập 2. Sau đó HS trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên nêu) về nội dung đoạn học sinh được đọc.

1. Kho báu Đoạn: ………….

2. Những quả đào Đoạn: ………….

3. Ai ngoan sẽ được thưởng Đoạn: ………….

4. Chiếc rễ đa tròn Đoạn: ………….

5. Chuyện quả bầu Đoạn: ………….

6. Bóp nát quả cam Đoạn: ………….

IV. ĐỌC THẦM:

Cô gái đẹp và hạt gạo

Ngày xưa, ở một làng Ê – đê có cô Hơ – bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ – bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:

– Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?

Hơ – bia giận dữ quát:

– Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người.

Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ – bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ – bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm.

Thấy Hơ – bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ – bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.

Theo Truyện cổ Ê – đê

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 5):

Câu 1. Biết thóc gạo giận mình bỏ đi Hơ – bia như thế nào? (M1) 0.5 điểm

A. Ân hận

B. Vui mừng.

C. Vẫn bình thường.

Câu 2. Lúc đầu, cô Hơ-bia đối xử như thế nào với cơm gạo? (M1) 0.5 điểm

A. Yêu quý cơm gạo

B. Khinh rẻ cơm gạo.

C. Ân cần.

Câu 3. Vì sao thóc gạo bỏ Hơ – bia để đi vào rừng? (M2) 0.5 điểm

A. Vì thóc gạo thích đi chơi.

B. Vì Hơ – bia đuổi thóc gạo đi.

C. Vì Hơ – bia khinh rẻ thóc gạo.

Câu 4. Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ – bia: (M2) 0.5 điểm

A. Vì Hơ – bia không có gì để ăn.

B. Vì Hơ – bia đã biết nhận lỗi và chăm làm.

C. Vì thóc gạo nhớ Hơ – bia.

Câu 5. Em có suy nghĩ gì về hành động lúc đầu của cô Hơ-bia? (M3) 1 điểm

Câu 6. Bài đọc trên khuyên chúng ta điều gì?(M4) 1 điểm

Câu 7. Bộ phận được gạch chân trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? (M1) 0.5 điểm

”Ở một làng Ê – đê có cô Hơ – bia xinh đẹp”

A. Vì sao?

B. Để làm gì?

C. Như thế nào?

Câu 8. Trong câu “Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ – bia ân hận lắm.”, có thể thay từ ân hận bằng từ nào? (M2) 0.5 điểm

A. Hối hận?

B. Ân cần?

C. Hối hả?

Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ trống: (M3) 1 điểm

Hôm ấy … tòa thị chính Pari mở tiệc lớn đón mừng Bác …. Tiệc tan, mọi người vô cùng ngạc nhiên khi thấy Bác Hồ cầm theo một quả táo.

6. Đáp án Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 3

I. KIỂM TRA ĐỌC

1. Phần đọc thầm và làm bài tập 6đ

  • Câu 1 (0.5 đ): chọn A
  • Câu 2 (0.5 đ): chọn B
  • Câu 3 (0.5 đ): chọn C
  • Câu 4 (0.5 đ): chọn B
  • Câu 5 (1 đ): Hành động của Hơ-bia là không tốt, chúng ta phải biết yêu quý cơm gạo.
  • Câu 6 (1 đ): Bài đọc trên khuyên chúng ta phải biết yêu quý thóc gạo và siêng năng, chăm chỉ lao động.
  • Câu 7 (0.5 đ): chọn C
  • Câu 8 (0.5 đ): chọn A
  • Câu 9: (1 đ) Hôm ấy, Tòa thị chính Pari mở tiệc lớn đón mừng Bác. Tiệc tan, mọi người vô cùng ngạc nhiên khi thấy Bác Hồ cầm theo một quả táo.

7. Đề bài Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 4

Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)

I. Đọc thầm văn bản sau:

CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.

Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

(Trần Dân Tiên)

II. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. (0,5 điểm) Lúc ở Anh, Bác Hồ làm nghề gì để sống?

a. Cào tuyết trong một trường học.

b. Làm đầu bếp trong một quán ăn.

c. Viết báo.

Câu 2. (0,5 điểm) Hồi ở Pháp, mùa đông Bác Hồ làm gì để chống rét?

a. Dùng lò sưởi.

b. Dùng viên gạch nường lên để sưởi.

c. Mặc thêm áo cũ vào trong người cho ấm.

Câu 3. (0,5 điểm) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?

a. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.

b. Để theo học đại học.

c. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập dân tộc.

Câu 4. (0,5 điểm) Bài văn nói lên điều gì?

a. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp.

b. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp .

c. Nói lên những gian khổ mà bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước

Câu 5. (0,5 điểm) Cặp từ nào trái nghĩa với nhau?

a. Mệt – mỏi

b. Sáng – tối

c. Mồ hôi – lạnh cóng

Câu 6. (0,5 điểm) Những từ ngữ nào có thể dùng để nói về Bác Hồ?

a. Giản dị; thương dân; yêu nước.

b. Sáng suốt; nhút nhát; đi học đúng giờ.

c. Hiền lành; lười biếng; thương dân.

Câu 7. (0,5 điểm)

Tìm những từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ?

Ví dụ: Biết ơn;

I. Chính tả (nghe-viết) (2,0 điểm) (20 phút)

Cây và hoa bên lăng Bác

Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương thơm ngào ngạt.

II. Tập làm văn (3,0 điểm) (40 phút)

Viết một đoạn văn ngắn để tả về mùa hè.

8. Đáp án Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 4

I. ĐỌC HIỂU: (3,5 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

a

b

c

c

b

a

Câu 7. (0,5 điểm) Những từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.

Ví dụ: Biết ơn; kính yêu; nhớ ơn…………

II. CHÍNH TẢ (2,0 điểm)

– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, trình bày đúng, đủ đoạn văn (2 điểm).

– Cứ mắc 2 lỗi trừ 0,25 điểm (các lỗi mắc lại chỉ trừ một lần).

– Chữ viết xấu, trình bày bẩn, chữ viết không đúng độ cao trừ (0,25 điểm) toàn bài.

III. TẬP LÀM VĂN (3,0 điểm)

  • Viết bài đảm bảo các yêu cầu sau cho 3 điểm.
  • HS viết được đoạn văn từ 4 – 5 câu theo gợi ý của đề bài, trình bày thành đoạn văn.
  • Viết đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả.
  • Viết đủ số câu, chưa sắp xếp câu thành đoạn văn cho 1,5 điểm.
  • Viết chưa đủ 4 câu nhưng đúng ý cho 1 điểm.
  • Bài văn viết được từ 1 đến 2 câu cho 0,5 điểm.

Đoạn văn mẫu:

Mỗi năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhưng em thích nhất là mùa hạ. Mùa hạ bắt đầu từ tháng tư đến tháng sáu. Mùa hè bắt đầu từ tháng giữa tháng tư, những tia nắng vàng sánh như mật ong xuất hiện, không gian náo nhiệt bởi tiếng ve ngân lên rộ ràng, báo hiệu mùa hè đã đến. Mặt trời đỏ rực, nắng trưa hè thật gay gắt. Thỉnh thoảng những làn gió mát xuất hiện và xua đi không khí nóng nực, oi bức của mùa hè. Em thường được bố mẹ đưa về thăm quê vào mỗi dịp nghỉ hè. Em rất thích ngồi đọc sách dưới những gốc cây có tán lá sum suê, xòe rộng, tỏa bóng mát.

9. Đề bài Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 5

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm) (không khống chế thời gian)

GV yêu cầu HS đọc 1 trong 3 đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

1. Bài: Hừng đông mặt biển.

Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mới mọc lên đường.

Cảnh hừng đông mặt biển thế nào?

2. Bài: Trăng mọc trên biển.

Biển về đêm đẹp quá! Bầu trời cao vời vợi, xanh biếc, một màu xanh trong suốt. Những ngôi sao vốn đã long lánh, nhìn trên biển lại càng long lánh thêm. Bỗng một vầng sáng màu đỏ trứng gà to như chiếc nong đang nhô lên ở phía chân trời.

* Cảnh biển về đêm đẹp như thế nào?

3. Bài: Quả sầu riêng.

Sầu riêng có họ hàng xa với mít nhưng quả bé hơn. Gai quả sầu riêng vừa to vừa dài, cứng và sắc. Vỏ dày như vỏ quả mít nhưng cứng và rất dai.

* Sầu riêng có họ hàng xa với quả gì?

II. Đọc hiểu (6 điểm) (35 phút)

Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên

Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm.

Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu.

Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh qụy.

Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông suối.

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: (M1) Già làng Voi tức giận điều gì?

A: Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng.

B: Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng.

C: Cá Sấu đến uống nước ở hồ nước.

D: Cá Sấu đến sống ở hồ nước.

Câu 2: (M1) Già làng Voi làm gì để đánh Cá Sấu?

A: Gọi Cá Sấu đến nhà chơi.

B: Nhử Cá Sấu lên bờ để dân làng dễ dàng đánh bại.

C: Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại.

D: Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại.

Câu 3: (M2) Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?

A: Do dấu chân của người dân ở đó.

B: Do dấu chân già làng Voi và vết kéo gỗ tạo thành.

C: Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành.

D: Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành.

Câu 4: (M3) Câu chuyện này kể về điều gì?

Câu 5: (M2) Câu: “Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ” thuộc kiểu câu gì?

A: Ai làm gi?

B: Ai là gì?

C: Ai thế nào?

D: Ai ở đâu?

Câu 6: (M4) Nhân vật già làng Voi và muông thú hợp sức lại để chiến thắng Cá Sấu trong câu chuyện thể hiện tinh thần gì của người dân ở Tây Nguyên?

Câu 7: (M1) Ngày nay khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có cái gì?

A: Sông hồ.

B: Ao hồ.

C: Kênh rạch

D: Mương máng

Câu 8: (M3) Kể tên một số loài thú sống hoang dã.

Câu 9: (M2) Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.

Muông thú các nơi cùng kéo gỗ lát đường băng qua bãi lầy đến bên hồ trợ giúp.

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả-nghe viết (4 điểm)

GV đọc cho HS viết bài Mùa nước nổi SGK TV 2 tập 2 trang 19.

Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước nổi, không gọi là mùa nước lũ vì nước lên hiền hoà. Nước mỗi ngày một đâng lên. Mưa dầm đề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn nói về cảnh biển vào buổi sáng.

10. Đáp án Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 5

I. Đọc hiểu (6 điểm)

Câu 1: B (0,5đ)

Câu 2: C (0,5đ)

Câu 3: D (0,5đ)

Câu 4: (1đ)

Hs nêu được cuộc chiến giữa Già làng Voi và Cá Sấu đã làm lên sự tích sông hồ ở Tây Nguyên.

Câu 5: A (0,5đ)

Câu 6: (1đ)

Nêu được ý nghĩa của câu chuyện tác giả mượn các loài vật để nói lên tinh thần đoàn kết của người dân Tây Nguyên .

Câu 7: A (0,5đ)

Câu 8: (1đ) Kể được một số loài thú sống hoang dã.

Câu 9: (0,5đ) Điền dấu phẩy vào sau từ lát đường, bãi lầy

II. Tập làm văn (6 điểm)

Bài làm 1: Bức tranh vẽ cảnh biển buổi sáng thật đẹp. Ông mặt trời như quả cầu lửa lơ lửng giữa bầu trời xanh. Những con sóng nối đuôi nhau xô vào bờ cát tung bọt trắng xóa. Nhìn từ xa, những cánh buồm giống như một đàn bướm tung tăng bay lượn giữa biển biếc. Trên bầu trời những cánh chim hải âu chao liệng giữa khoảng không vô tận. Thỉnh thoảng có những con sà xuống mặt biển đớp mồi hay vui với những cánh sóng, trông thật thích mắt.

Bài làm 2: Em đã được ra biển chơi một lần cùng với bố mẹ. Sóng biển nhấp nhô từng đợt ập vào bờ. Trên biển, những ngư dân đang ra khơi đánh cá. Mặt trời toả những tia nắng xuống biển làm cho mặt biển có một chút màu vàng nhạt. Bầu trời có những chú chim hải âu đang chao lượn. Trên bãi cát có những chú cua bò ngang, có những bạn học sinh được nghỉ hè ra biển chơi. Tắm biển thật là thú vị: Được ngắm cảnh, được xây những lâu đài cát. Biển thật là đẹp. Em thích biển.

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 2 năm 2019 – 2020:

Đề thi học kì 2 lớp 2 năm 2019 – 2020 môn Toán:

Đề thi học kì 2 lớp 2 năm 2019 – 2020 môn Tiếng Việt:

Các bạn học sinh hoàn toàn có thể tự tiến hành làm bài tập và giải bài tập theo đúng những kiến thức trên đã học, các phụ huynh có thể đánh giá khả năng học tập của các con và đưa ra phương hướng học tập tốt nhất cho các em. Chúc các em có thể nâng cao được các kỹ năng giải Tiếng Việt lớp 2 của mình một cách tốt nhất. Ngoài Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2019 – 2020 trên. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề toán lớp 2 học kỳ 2 hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các bé học Toán lớp 2 được chắc chắn, củng cố và nắm chắc kiến thức nhất, vừa đào sâu các dạng toán lại giúp các bé tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng như là thi hết học kỳ 2 lớp 2 môn Toán, thi khảo sát chất lượng học kỳ 2 môn Toán lớp 2,…. cũng như học đồng đều các môn Tiếng Việt lớp 2, môn tự nhiên xã hội, đạo đức,…

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post