Chia sẻ những tip thiết thực

Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo) – SBT

Câu 1.a trang 48 Sách bài tập (SBT) Địa lí 6

Dựa vào hình 14 và kết hợp với những kiến thức đã học, hãy cho biết:

–     Bình nguyên có đặc điểm gì về bề mặt địa hình và độ cao.

–     Cao nguyên có đặc điểm gì về bề mặt địa hình, sườn và độ cao.

–     Cao nguyên khác bình nguyên ở những điểm nào.

–     Các đặc điểm địa hình (đỉnh, độ cao, sườn, thung lũng) của đồi khác với của núi như thế nào.

Trả lời :

–     Bình nguyên có đặc điểm về bề mặt địa hình và độ cao :

+ Độ cao : Độ cao tuyệt đới từ 200m – 500 m

+ Gồm hai loại đồng bằng :

   Bào mòn : bề mặt hơi gợn sóng ( ví dụ : châu Âu, Canada, …)

   Bồi tụ : Bề mặt bằng phẳng

–     Cao nguyên có đặc điểm về bề mặt địa hình, sườn và độ cao :

+ Độ cao tuyệt đới trên 500m

+ Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, sườn dốc

–     Cao nguyên khác bình nguyên ở những điểm : độ cao, bề mặt địa hình

–     Các đặc điểm địa hình (đỉnh, độ cao, sườn, thung lũng) của đồi khác với của núi như thế nào.


Câu 2.a trang 49 Sách bài tập (SBT) Địa lí 6

Dựa vào kiến thức đã học và dựa vào hình 14, hãy nêu sự phân loại bình nguyên theo các tiêu chí sau :

– Theo độ cao

– Theo nguyên nhân hình thành

Trả lời :

– Theo độ cao :

+ Bình nguyên thấp 

+ Bình nguyên cao

– Theo nguyên nhân hình thành : hai loại 

+ Bình nguyên do băng hà bào mòn

+ Bình nguyên do phù sa của biển hay sông bồi tụ ( còn gọi là bình nguyên bồi tụ)


Câu 1.b trang 49 Sách bài tập (SBT) Địa lí 6

Cho biết câu dưới đây đúng hay sai.

Đồi là một dạng địa hình núi già.

Đúng 

Sai

Trả lời :

Đúng


Câu 2.b trang 49 Sách bài tập (SBT) Địa lí 6

Hãy đánh dấu X vào ô vuông thể hiện ý em cho là đúng nhất.

Bình nguyên là dạng địa hình có

a) bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, đôi khi gần 500m.

b) bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, đôi khi trên 500m.

c) bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ cao tuyệt đối thường xấp xỉ 500m, đôi khi dưới 200m.

d) bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ cao tuyệt đối thường dưới 2Ổ0m, đôi khi dưới 500m, có sườn dốc.

Trả lời :

Chọn đáp án a


Câu 1.a trang 49 Sách bài tập (SBT) Địa lí 6

Tại sao người ta không dùng độ cao tuyệt đối để làm căn cứ phân loại đồi ?

Trả lời :

Vì đồi là một dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và núi nên khi đo bằng độ cao tuyệt đối (tính từ mực nước biển) sẽ không chính xác bằng độ cao tương đối (do là một dạng chuyển tiếp nên ta khó xác định đâu là độ cao phần đồi và dễ lẫn lộn sang núi và bình nguyên).


Câu 1.b trang 50 Sách bài tập (SBT) Địa lí 6

Cho biết câu dưới đây đúng hay sai.

Phần đất liền trên các bản đồ tự nhiên có in màu xanh lá mạ hoặc màu vàng nhằm thể hiện bình nguyên hoặc đồng bằng.

Đúng          

Sai

Trả lời :

Sai

Giaibaitap.me

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (91 bình chọn)