Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều

Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi sẽ giúp học sinh rèn luyện được khả năng tư duy phản biện và kĩ năng trình bày trước đám đông. Mời các em tham khảo bài soạn Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 77, Ngữ văn 7 – Cánh Diều, học kì I dưới đây:

Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều

soan bai noi va nghe thao luan nhom ve mot van de bai 3 ngan nhat ngu van lop 7 canh dieu

Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều

 

Các bước luyện tập thực hành nói và nghe:

 
Bước 1: Chuẩn bị
– Học sinh lựa chọn vấn đề gây tranh cãi (chưa thống nhất).
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
– Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời câu hỏi như:
+ Văn bản kể về chuyện gì/ Sự việc ấy diễn ra như thế nào?
+ Điều gì ở văn bản/ sự việc đó có điểm gây tranh cãi?
+ Điểm nào cần trao đổi để thống nhất ý kiến?
Bước 3: Nói và nghe
– Người nói:
+ Trình bày ý kiến của bản thân trước nhóm hoặc lớp,…
+ Sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp.
+ Điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh.
+ Tương tác với người nghe.
– Người nghe:
+ Chú ý lắng nghe và ghi chép lại những thông tin quan trọng, những điều cần phải hỏi lại.
+ Có thái độ tôn trọng người nói.
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
– Trong vai trò là người nghe:
+ Nêu những ưu điểm trong bài trình bày và cách thuyết trình của bạn.
+ Nhận xét và đặt ra câu hỏi nếu em chưa hiểu rõ các vấn đề.
– Trong vai trò là người nói: xem xét lại toàn bộ nội dung bài thuyết trình, tự rút kinh nghiệm cho bản thân.

Đề bài: Có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản “Bạch tuộc” hoặc “Chất làm gỉ” là không có thực, một số người lại cho là có thực. Em sẽ nêu ý kiến như thế nào trong buổi thảo luận nhóm?
 

I. Dàn ý nêu ý kiến về việc có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản “Bạch tuộc” là không có thực, một số người lại cho là có thực.

 

1. Mở đầu:

Giới thiệu vấn đề cần thảo luận.
 

2. Nội dung chính:

– Tóm tắt nội dung văn bản “Bạch tuộc”.
– Trình bày ý kiến khái quát của bản thân về truyện.
– Đưa ra lí lẽ, bằng chứng về sự việc và con người có thực, không có hoặc chưa có thực:
+ Sự việc, con người không có thực: dựa trên trí tưởng tượng của nhà văn về một phương tiện có khả năng lặn sâu dưới nước để giải mã bí ẩn đại dương.
+ Chuyện có thực: khát vọng khám phá đại dương, những hiểm nguy dưới biển, lòng dũng cảm của con người, ước mơ về tàu ngầm hiện đại.
+ Hiện nay, tàu ngầm đã trở thành hiện thực nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
 

3. Kết luận:

– Khái quát, khẳng định lại vấn đề.
Soan bai noi va nghe thao luan nhom ve mot van de

Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề bài 3 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều

 

II. Bài nói mẫu: Thảo luận về vấn đề sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc có thật hay không

Trong buổi thảo luận nhóm ngày hôm nay, chúng ta sẽ bàn luận xoay quanh vấn đề “Có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản “Bạch tuộc” là không có thực, một số người lại cho là có thực.” Để mở đầu cho buổi thảo luận, mình xin được trình bày ý kiến của bản thân. Mong các bạn chú ý lắng nghe!
Văn bản “Bạch tuộc” trích từ tiểu thuyết “Hai vạn dặm dưới đáy biển” của nhà văn Giuyn Véc-nơ đã đem đến cho chúng ta rất nhiều những liên tưởng thú vị về đại dương bao la, kì bí. Câu chuyện kể về cuộc chiến giữa các đoàn viên trên tàu No-ti-lớt bao gồm giáo sư A-rôn-nác, anh giúp việc Công-xây, thợ săn cá voi Nét Len, thuyền trưởng Nê-mô,.. với con quái vật biển khổng lồ. Kết cục của cuộc chiến là lũ bạch tuộc bỏ mạng dưới tay của thuyền viên, còn Nê-mô thì ứa lệ vì lũ bạch tuộc đã kéo người đồng hương của anh xuống biển.
Các bạn có thể thấy đấy, chuyến hành trình của đoàn thám hiểm và cuộc chiến với con bạch tuộc là một câu chuyện không có thực. Nó được xây dựng dựa trên trí tưởng tượng của nhà văn. Tuy nhiên, những sự vật, sự việc, con người trong văn bản đều xuất phát từ quan sát của tác giả về các loài vật tự nhiên ở đại dương và quá trình tìm hiểu khoa học. Song hành với đó, ông diễn tả được sự hiểm nguy mà con người phải đối mặt nơi biển cả. Từ chi tiết về sự tiện nghi trên con tàu và khả năng lặn xuống biển, ta thấy được khát khao về một loại phương tiện có thể khám phá những điều lí thú dưới biển sâu. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, con người đã phát minh thành công tàu ngầm hiện đại.
Có thể nói, đoạn trích đã cho thấy ngòi bút độc đáo, trí tưởng tượng xuất sắc và hiểu biết sâu rộng của nhà văn Giuyn Véc-nơ.
Trên đây là những ý kiến của bản thân mình. Các bạn có thể cùng nêu ra quan điểm để buổi thảo luận sôi nổi hơn. Mình xin cảm ơn.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

https://tip.edu.vn/soan-bai-noi-va-nghe-thao-luan-nhom-ve-mot-van-de-bai-3-ngan-nhat-ngu-van-lop-7-canh-dieu-72025n
Khi trình bày ý kiến trước đám đông, em cần chuẩn bị nội dung nói kĩ càng, có thái độ phù hợp trong lúc thuyết trình. Kết thúc chủ điểm truyện Khoa học viễn tưởng, em hãy cùng Tip.edu.vn củng cố lại kiến thức qua bài soạn, văn mẫu lớp 7 khác:
– Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
– Phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ấy
Soạn bài Cốm Vòng
Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (121 bình chọn)