Chia sẻ những tip thiết thực

Ấn tượng lễ hội “Linh tinh tình phộc” ở Phú Thọ

Đúng thời khắc giao thời, hai lễ vật nõ và nường (vật tượng trưng cho sinh thực khí nam nữ) mang ra chọi vào nhau 3 lần cầu mong cho nòi giống sinh sôi là nghi thức độc nhất vô nhị ở lễ hội “Linh tinh tình phộc” (Phú Thọ) đêm 1 rạng sáng 2/2.

Tham khảo thêm:

Lễ hội Linh tinh tình phộc ở Phú Thọ

Tối ngày 1/2, hàng nghìn người dân quanh vùng và khách thập phương đã về xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ để tận mắt chứng kiến lễ hội Trò Trám hay còn gọi là “Linh tinh tình phộc” diễn ra vào lúc nửa đêm (tức đêm 11 rạng sáng ngày 12 tháng Giêng âm lịch).

Trước đó, ngay từ tối đã diễn ra nhiều chương trình khắc họa bốn nghề chính trong đời sống (sỹ, nông, công, thương). Lãnh đạo địa phương và người dân cũng đổ về miếu thờ thắp hương cầu may.

Ngượng đỏ mặt xem lễ hội linh tinh tình phộc lúc nửa đêm - 2

Chiêng Trống bắt đầu nổi lên

Đúng 12h đêm, ông Chử Đức Bách (71 tuổi) chủ từ miếu Trò làm lễ tế, bắt đầu buổi “lễ Mật”. Trước tiên là tung đồng tiền xu để cầu xin thần thánh. Đây cũng là lúc, linh vật được đưa ra ra từ nơi cất giấu linh thiêng trong ngôi miếu. Linh vật được chủ từ đưa xuống trong một chiếc hòm được đóng cẩn thận. Người Tứ Xã quan niệm, khi các thần linh chứng giám thì lúc đó linh vật mới thiêng, chiếc hộp lúc này sẽ được đưa ra.

Thời điểm giao thời được cho là giờ lành, là thời điểm giao hòa giữa trời và đất. Chủ từ cất tiếng ca kêu gọi đôi nam nữ ra ngoài. Năm nay vợ chồng anh Chử Đức Chiến (SN 1978) và chị Bùi Thị Thanh Huyền (SN 1990) được người dân trong làng tín nhiệm giao nhiệm vụ thực hiện nghi thức Linh tinh tình phộc. Linh vật được trao cho anh Chiến và chị Huyền – là cặp vợ chồng có gia đình hòa thuận, nếp sống lành mạnh.

“Nõ” và “Nường”, tượng trưng cho giới tính của nam và nữ, là linh vật chính của lễ hội, được làm bằng gỗ mít, sơn màu đỏ, là vật để tế và cầu cho nòi giống sinh sôi. Nghi lễ này chỉ thực hiện duy nhất một năm một lần vào lúc 0h hôm nay.

Khi chủ tế yêu cầu tắt đèn, hô lên cũng là lúc hai linh vật giao kết và ước vọng cho mùa màng bội thu. Theo tuần tự của mỗi lần hô, anh Chiến, chị Huyền vừa múa miệng vừa hát “Bên kia có nứng cùng chăng/ Bên này lủng lẳng như giằng cối xay”.

Ngượng đỏ mặt xem lễ hội linh tinh tình phộc lúc nửa đêm

Người vợ cầm nường lên, anh chồng cầm nõ “phộc” vào 3 lần

Hát xong người vợ lại cầm nường lên, anh chồng cầm nõ “phộc” vào. Tổng cộng ba lần như thế trong đêm tối, chủ tế nghe cạch đủ ba tiếng thì cho mở đèn trở lại, phút ấy gọi là phút thiêng. Xong xuôi mọi người đạp chiêng trống để mừng và kính cáo với thần linh, thiên địa biết “lễ Mật” đã thành công trong tiếng vỗ tay của dân làng.

Sau lễ Mật, sáng ngày 12 tháng Giêng là lễ “Rước lúa thần” cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Những bông lúa thu hoạch từ vụ trước thờ trong miếu được lấy ra và rước đến đền Xa Lộc thờ vị tướng Phùng Lân Hổ thời Trần, rồi tiếp tục được rước xung quanh làng.

Trong khi rước lúa trên đường làng, các trò diễn vẫn tiếp tục thực hiện tại miếu Trò để tạo không khí lễ hội. Lễ cúng thập bái thực hiện cuối cùng tại miếu Trò để kết thúc lễ hội.

Tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa Việt Nam

Theo nhiều nhà nghiên cứu, trong kho tàng văn hóa dân gian của các nước, tín ngưỡng phồn thực mang ý nghĩa thiêng liêng. “Phồn” nghĩa là nhiều, “thực” là biểu hiện cho sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật. 

Tín ngưỡng phồn thực bao hàm tính phổ quát rộng lớn trong kho tàng tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam. Với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, các biểu tượng âm – dương, đất – trời, non – nước là những nhân tố chính tạo nên sự sinh sôi nảy nở của vạn vật, tất cả quyện hòa giữa sinh khí tự nhiên để tồn tại và phát triển. Trong mọi thời đại, con người vẫn có ước nguyện được tìm hiểu, nắm bắt mọi điều về thế giới xung quanh.

Lễ hội Ná Nhèm ở Lạng Sơn

Màn rước “tàng thinh” trong lễ hội rước sinh thực khí nam (Lễ hội Ná Nhèm, Lạng Sơn)

Thực tiễn đó đã hình thành nên hệ thống tín ngưỡng đa dạng và phong phú, trong đó có tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thể hiện niềm tin của con người trong nguyện cầu được sinh sôi nảy nở, phát triển giống nòi, ước mong được sản xuất phồn thịnh, mùa màng được bội thu. Nhân gian xưa còn quan niệm qua trực giác, năng lượng thiêng liêng được tích tụ trong thiên nhiên hay trong bản thân mỗi người có khả năng chuyển sang vật nuôi và cây trồng. Bởi vậy, tín ngưỡng phồn thực với nhiều nghi thức thờ cúng trong dân gian ngày càng phát triển. 

Với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người xưa đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên quan đến nông nghiệp như trời, đất, rừng, sông, núi… Tín ngưỡng phồn thực từ thuở nguyên sơ đã có mối liên hệ chặt chẽ với quan niệm tín ngưỡng nông nghiệp. Điều đó tạo nên mối tương quan đồng nhất trong quan niệm nhân sinh quan từ xa xưa, khi con người có ước vọng được các vị thần linh nâng đỡ, che chở. 

Tại Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực phát triển rất phong phú. Đây là tín ngưỡng mang tính biểu tượng linh thiêng được thể hiện rõ nhất trong các lễ hội diễn ra vào mùa xuân, mùa của sự sinh sôi, nảy nở. Một số nghi lễ phồn thực còn được cách điệu hóa thành những trò chơi dân gian ngày xuân, tiêu biểu nhất là trò đấu vật. Sới vật ở bất cứ đâu cũng đều có hình tròn và thường được đặt trước sân đình hình vuông. Đó không phải là sự sắp đặt ngẫu nhiên mà đều có ý nghĩa sâu xa của nó, bởi vuông và tròn theo quan niệm của dân tộc Việt là 2 hình toàn vẹn. Hình tròn tượng trưng cho trời, cho tính dương, hình vuông tượng trưng cho đất, cho tính âm, vuông và tròn – âm và đương dặt cạnh nhau nghĩa là một sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn và mang lại những điều tốt đẹp.

Dù ở bất kỳ dạng thức nào, dù mang tính thiêng hay tính trần tục thì tín ngưỡng phồn thực cũng in dấu đậm nét trong đời sống của người dân Việt. Qua đây chúng ta hiểu thêm phần nào về văn hóa dân gian Việt Nam giàu triết lý nhân văn.

* Những lễ hội mang tín ngưỡng phồn thực của người Việt hiện đang được lưu giữ ở nhiều làng quê và thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Ngoài Lễ hội “Linh Tinh Tình Phộc” đã nói ở trên  là “Lễ hội rước sinh thực quý” hay còn gọi là Lễ hội Ná Nhèm, Lạng Sơn;  Lễ hội “Ông Đùng Bà Đà” Thái Bình; Hội làng Đồng Kỵ Bắc Ninh.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (112 bình chọn)