Chia sẻ những tip thiết thực

7 mẫu mở bài và kết bài Nỗi Thương Mình hay nhất

Mỗi một bài văn sẽ có một cách mở bài và kết bài riêng sao cho toát lên được nội dung và lôi cuốn người đọc ngay từ những dòng chữ đâu tiên. Hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến các bạn mẫu mở bài và kết bài đoạn trích nỗi thương mình ngắn gọn cực hay nằm trong tác phẩm Truyện Kiều của nhà văn Nguyễn Du. Chi tiết nội dung ra sao chúng ta cùng xem ở bên dưới.

dethihsg247.com-noi-thuong-minh

Top 4 mở bài Nỗi Thương Mình

Trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 4 mẫu mở bài đoạn trích nỗi thương mình để thấy được tâm trạng của Kiều lúc này như thế nào nhé. Bài viết này tuyển chọn từ những bài văn học sinh giỏi cấp huyện và thành phố.

Mở bài trực tiếp Nỗi Thương mình

Hơn 250 năm trước từ đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, một trong những người Việt Nam vĩ đại nhất đã ra đời: Nguyễn Du. Ông là môt đại thi hào trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam. Với kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều), Nguyễn Du đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người đọc bao thế hệ. Đoạn trích “Nỗi thương mình” là một trong những đoạn trích tiêu biểu, để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc. “Nỗi thương mình” là tâm trạng xót xa, ê chề của nàng Kiều khi rơi vào hoàn cảnh éo le đầy nhục nhã tại lầu Ngưng Bích và bắt đầu những ngày tháng trở thành kỹ nữ, chứng kiến cảnh mua vui trụy lạc, mà rớt nước mắt xót thương

Mở bài gián tiếp nỗi thương mình

Mộng Liên Đường chủ nhân đã từng nhận xét: “Nguyễn Du có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”. Quả thật con mắt ấy, suy nghĩ ấy đã giúp ông nhìn thấu mọi rối ren, mọi vấn đề của xã hội đương thời – một xã hội mục nát đầy biến chất, nơi con người tài hoa, những khát vọng chính đáng bị vùi dập bất công thể hiện qua kiệt tác “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh). Đoạn trích “Nỗi thương mình” là một trong những đoạn trích tiêu biểu miêu tả sâu sắc tâm trạng tủi hổ, bi ai nhất về nàng Kiều khiến người đọc không khỏi xót xa.

Mở bài nâng cao Nỗi Thương mình

Nhắc đến “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, hẳn không ai trong số những con dân Việt Nam là không biết tới một kiệt tác, áng thơ bất hủ đã có sức sống mãnh liệt hơn 200 năm và không hề có dấu hiệu tàn lụi. Và quả vậy, từ khi Truyện Kiều được khắc in và truyền bá, thì từ vua quan cho tới thứ dân ai cũng đọc Kiều, mê Kiều. Người ta coi việc biết Truyện Kiều là tiêu chuẩn của một người biết sống: “Làm trai biết đánh tổ tôm/Uống trà mạn hảo, xem nôm Thuý Kiều”. Một trong những đoạn trích tạo nên sức hấp dẫn và lôi cuốn nhất trong truyện Kiều đó là “Nỗi thương mình” (nằm từ câu 1229 đến câu 1248), đoạn trích kể về chuỗi ngày nhiều đau đớn và nước mắt của Thúy Kiều khi cuộc đời bị đẩy vào chốn lầu xanh.

Mở bài nỗi thương mình hay

Xã hội phong kiến với bao luật lệ hà khắc và sự chi phối của đồng tiền, “cả xã hội chạy theo đồng tiền” đã chèn ép thân phận người phụ nữ, dòn họ vào những hoàn cảnh éo le. Sống trong xã hội bất công ấy, bằng tất cả tấm lòng, tài năng nghệ thuật của một nhà nhân đạo chủ nghĩa, Nguyễn Du đã cho ra đời kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) mà tiêu biểu là đoạn trích “Nỗi thương mình”. Đoạn trích nằm từ câu 1229 đến câu 1248, trong phần lưu lạc của Kiều với chuỗi ngày nhiều đau đớn và đầy nước mắt của nàng Kiều khi bị đẩy vào chốn lầu xanh, tâm trạng tủi hổ, xót xa của Kiều.

Xem thêm: Soạn bài Nỗi thương mình ( truyện Kiều )

Top 3 kết bài Nỗi thương mình

Sau khi đã có mở bài thì chúng ta cùng nhau đi vào kết bài nỗi thương mình ngắn gọn và hay để đúc kết lại một bài văn dài với dăm ba dòng ngắn ngủi.

Kết bài trực tiếp nỗi thương mình

“Nỗi thương mình” có thể coi là một đoạn trích tiêu biểu thể hiện tài năng nghệ thuật độc đáo, tinh thần nhân đạo mới mẻ của đại thi hào nguyễn Du. Đoạn trích chứa đựng ý nghĩa sầu sắc về quá trình tự ý thức của người phụ nữ trong văn học trung đại có ý nghĩa “cách mạng”. Với tài năng miêu tả tâm lí nhân vật, nội tâm độc đáo, nàng Kiều – đại diện cho người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du không chỉ biết hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu mà bước đầu đã có ý thức về phẩm giá, nhân cách, tức là ý thức về quyền sống của bản thân. Đó chính là giá trị nhân đạo mang ý nghĩa nhân văn, làm nên sức sống, giá trị cao cả cho một kiệt tác của dân tộc

Kết bài gián tiếp nỗi thương mình

Đoạn trích chỉ vỏn vẹn hai mươi câu nhưng bằng tài năng nghệ thuật xuất chúng của mình, Nguyễn Du đã khắc họa thành công tâm trạng đau đớn, tủi nhục, nỗi cô đơn, thương thân trách phận và ý thức sâu sắc về thân phận bất hạnh của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh. Chỉ khi con người ý thức được hoàn cảnh đau đớn của chính mình thì mới có thể cảm thông, giúp đỡ người khác. Đó cũng chính là cái nhìn mới của Nguyễn Du về người phụ nữ, mang một hơi thở nhân đạo sâu sắc, vượt thời đại.

Xem thêm: Cảm nhận về “Nỗi thương mình” (Trích “Truyện Kiều”)

Kết bài nâng cao nỗi thương mình

Đoạn thơ đầy chất bi thương nhưng lại không hề yếu đuối. Tâm trạng đau đớn, tủ hổ của Kiều khi bị lừa vào chốn lầu xanh chính là lời tố cáo mãnh liệt tội ác của xã hội với bao lạc hậu, hủ tục và thủ đoạn đã đè nèn bao nhiêu đau khổ lên một kiếp người. Qua đó, người đọc càng thêm cảm phục, yêu thương khôn xiết người con gái tài hoa mà bất hạnh. Thể hiện nỗi thương mình của Thúy Kiều, Nguyễn Du cũng thể hiện được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật với ngôn ngữ nửa trực tiếp, lời tác giả và nhân vật như hòa vào nhau tạo nên sự đồng cảm giữa tác giả-nhân vật- người đọc.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post