Chia sẻ những tip thiết thực

Viết đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong bài Nắng mới

Đối với các tác phẩm thơ, chỉ một từ cũng có thể gợi lên vô vàn cảm xúc, suy tư. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về điều này qua bài Viết đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong bài Nắng mới, Ngữ văn 8, Cánh Diều, học kì I trên Tip.edu.vn nhé!

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư và sự phù hợp của từ đó đối với yêu cầu diễn tả tâm trạng của tác giả so với một số từ đồng nghĩa.

viet doan van ve sac thai nghia cua tu ruoi buon trong bai nang moi

Đoạn văn mẫu hay về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong bài Nắng mới

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Văn mẫu.
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.
  3. Bài mẫu số 3.
  4. Bài mẫu số 4.
  5. Bài mẫu số 5.

 

I. Dàn ý Viết đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong bài Nắng mới ngắn nhất

1. Mở đoạn:
– Giới thiệu về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư.
2. Thân đoạn:
– Từ “rượi buồn”:
+ Chỉ trạng thái buồn của con người.
+ Mang sắc thái ủ rũ.
– Ý nghĩa trong văn bản:
+ Là cảm xúc của tác giả khi nhớ về ngày xưa.
+ Tác giả nhớ về người mẹ và những kí ức khi còn ở bên mẹ.
+ Khơi dậy cảm xúc, sự đồng cảm trong lòng độc giả.
– Điểm đặc biệt so với các từ khác đồng nghĩa:
+ Có rất nhiều từ được dùng để diễn tả nỗi buồn: “buồn bã”, “ưu phiền”, “rầu rĩ”,…
+ Sử dụng từ “rượi buồn” vừa ngắn gọn, cô đọng, vừa diễn tả được đầy đủ trạng thái ủ rũ ở mức độ cao.
3. Kết đoạn:
– Khẳng định lại ý nghĩa của từ “rượi buồn” đối với tác phẩm.

bai van mau Viet doan van ve sac thai nghia cua tu ruoi buon trong bai Nang moi hay nhat

Top đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong tác phẩm Nắng mới

 

II. Đoạn văn mẫu về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong bài Nắng mới hay nhất:

 

1. Viết đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong bài Nắng mới – mẫu số 1:

Bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư là một tác phẩm vô cùng xuất sắc. Để diễn tả những cảm xúc khi nhớ về quá khứ, tác giả đã sử dụng từ “rượi buồn”. Đây là từ dùng để chỉ trạng thái ủ rũ của con người. Trong tác phẩm, từ này giúp nhà thơ bộc lộ rõ nét sự nhớ nhung, hoài niệm về tuổi thơ bên mẹ. Ông nhớ mẹ, nhớ những kỉ niệm thuở vô ưu vô lo. Qua đó, khơi gợi lòng đồng cảm của độc giả.

——————

Tip.edu.vn còn rất nhiều bài văn mẫu lớp 8 khác đợi em tham khảo như: Đoạn văn chia sẻ hình ảnh, chi tiết em thấy yêu thương nhất về mẹ; Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ Nắng mới; Gia đình có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

 

2. Viết đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong bài Nắng mới – mẫu số 2:

Trong bài “Nắng mới”, nhà thơ Lưu Trọng Lư đã sử dụng rất thành công từ “rượi buồn”. Đây là từ dùng để diễn tả trạng thái cảm xúc của tác giả khi nghĩ về mẹ, về những năm tháng tuổi thơ tươi đẹp, bình yên. Trên thực tế, có rất nhiều từ khác để diễn tả nỗi buồn như “rầu rĩ”, “u sầu”,… Nhưng nếu thay “rượi buồn” bằng những từ đó, ta lại thấy mất đi sắc thái ủ rũ, nhớ nhung mà tác giả muốn thể hiện. Có thể nói, chỉ với hai chữ ngắn gọn, Lưu Trọng Lư đã chứng minh được tài năng trong cách sử dụng ngôn từ của mình.

 

3. Viết đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong bài Nắng mới – mẫu số 3:

Với bài thơ “Nắng mới”, tác giả đã diễn tả thành công nỗi nhớ về mẹ, về tuổi thơ của mình. Từ “rượi buồn” được ông sử dụng hết sức khéo léo, tinh tế. Nó không chỉ nói lên trạng thái u sầu của con người mà còn thể hiện được sự nhớ nhung, cảm xúc hoài niệm đối với “thời dĩ vãng” tươi đẹp. Nếu thay thế bằng những từ như “u hoài”, “rầu rĩ”, “buồn bã”,…, câu thơ sẽ khó mà lột tả hết được tâm trạng, suy tư của tác giả. Vậy nên, việc sử dụng từ “rượi buồn” là vô cùng phù hợp.

 

4. Viết đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong bài Nắng mới – mẫu số 4:

Bài thơ “Nắng mới” không chỉ thành công ở mặt nội dung mà còn là minh chứng cho tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Từ “rượi buồn” được ông đưa vào hết sức khéo léo, tinh tế. Nó vừa cô đọng, ngắn gọn, vừa lột tả được tâm trạng và suy nghĩ nhà thơ muốn truyền tải. Đó là nỗi buồn, sự u sầu cùng thái độ nhung nhớ, tiếc nuối những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ bên mẹ. Có rất nhiều từ khác để diễn tả cảm xúc này, nhưng sự lựa chọn của Lưu Trọng Lư quả thật vô cùng phù hợp.

 

5. Viết đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong bài Nắng mới – mẫu số 5:

“Rượi buồn” là từ dùng để chỉ trạng thái cảm xúc của con người. Nó mang nét ủ rũ, ưu phiền, thậm chí còn mang chút nuối tiếc. Trong bài thơ “Nắng mới”, từ này đã được sử dụng để diễn tả tâm trạng, suy tư của tác giả khi nhớ về mẹ và những kí ức ấu thơ đẹp đẽ. Có thể nói, việc đặt từ “rượi buồn” vào câu thơ đã tăng sức biểu cảm cho tác phẩm. Chỉ hai chữ ngắn gọn, cô đọng thôi nhưng vừa nói lên được nỗi buồn, vừa bày tỏ sự nhung nhớ mà nhà thơ muốn hướng đến. Điều này cũng đã chứng tỏ tài năng của Lưu Trọng Lư trong việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

https://tip.edu.vn/viet-doan-van-ve-sac-thai-nghia-cua-tu-ruoi-buon-trong-bai-nang-moi-76263n
Khi làm đề này, em hãy chú ý đến mức độ phù hợp của từ “rượi buồn” đối với văn bản so với các từ đồng nghĩa khác. Từ đó, tìm ra được dụng ý nghệ thuật của nhà thơ.

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (58 bình chọn)