Chia sẻ những tip thiết thực

Viên chức sinh con thứ 3 bị xử lý thế nào?

Viên chức sinh con thứ ba bị xử lý thế nào? là câu hỏi mà nhiều viên chức, giáo viên gặp phải. Trong bài viết này Tip sẽ giải thích rõ về quy định sinh con thứ 3 với viên chức.

Giáo viên sinh con thứ 3 có bị phạt không? Quy định về sinh con thứ 3 đối với giáo viên là Đảng viên. Để làm rõ vấn đề sinh con thứ 3 đối với giảng viên, giáo viên… Mời các bạn cùng tham khảo nội dung sau đây để biết thêm chi tiết.

Bên cạnh đó, khoản 9 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật viên chức chỉ nêu:

Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

Trong đó, các hành vi bị cấm theo Điều 7 Pháp luật về dân số năm 2003 gồm:

– Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

– Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.

– Sản xuất, kinh doanh nhập, cung cấp phương tiện trách thai giả, không đạt chuẩn, quá hạn, chưa được lưu hành.

– Nhân bản vô tính người…

Đồng thời, quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng được nêu tại Điều 1 Pháp lệnh về dân số sửa đổi năm 2008 như sau:

1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;

2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định

Trong đó, việc sinh con thứ ba không bị coi là vi phạm về dân số nêu tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP gồm:

– Hai vợ, chồng hoặc một trong hai thuộc dân tộc cố dân số dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân.

– Sinh lần đầu là sinh ba.

– Có một con đẻ, lần sinh thứ hai sinh đôi.

– Sinh lần thứ ba mà tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả đã cho làm con nuôi.

Quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ được xem xét, kết nạp vào Đảng khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu thực tế của công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị; là người có uy tín trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư, được cấp ủy nơi công tác và nơi cư trú, các tổ chức đoàn thể mà mình là thành viên đánh giá cao về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, về ý thức trách nhiệm đối với nhân dân và phải có thời gian phấn đấu ít nhất là 60 tháng kể từ ngày vi phạm đến ngày chi bộ họp xét đề nghị kết nạp vào Đảng.

Đối với các trường hợp đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đông đồng bào có đạo, dân tộc ít người phải có thời gian phấn đấu ít nhất là 36 tháng kể từ ngày vi phạm đến ngày chi bộ họp xét đề nghị kết nạp vào Đảng.

- Việc kết nạp quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng phải được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng uỷ trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản, cấp ủy huyện (hoặc tương đương) xem xét, quyết định.

Theo Quy định 173-QĐ/TW, quần chúng vi phạm chính sách DS-KHHGĐ chỉ được xem xét, kết nạp vào Đảng khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện tương tự như nêu trên, đồng thời việc kết nạp quần chúng vi phạm chính sách DS-KHHGĐ vào Đảng phải được ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản, cấp ủy huyện (hoặc tương đương) xem xét, quyết định.”

5. Sinh con thứ 3,4 có được hưởng chế độ thai sản

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 về chế độ thai sản. Cụ thể:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì không có quy định nào nói rằng sinh con thứ ba sẽ không được hưởng các chế độ liên quan tới thai sản. Pháp luật chỉ quy định nếu đáp ứng đủ điều kiện về thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được hưởng chế độ thai sản. Do đó, trường hợp đáp ứng đủ điều kiện trên thì vẫn sẽ được hưởng đầy đủ các điều kiện liên quan tới chế độ thai sản.

Mức hưởng = 100% x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 06 tháng trước khi nghỉ x 06 tháng

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post