Chia sẻ những tip thiết thực

Vì sao khí hậu Việt Nam lại đa dạng và thất thường?

VnDoc xin giới thiệu bài Vì sao khí hậu Việt Nam lại đa dạng và thất thường? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khí hậu Việt Nam lại đa dạng và thất thường

  • I. Đặc điểm khí hậu vùng
  • II. Những nhân tố tác động lên sự hình thành khí hậu nước ta

Câu hỏi: Vì sao khí hậu Việt Nam lại đa dạng và thất thường?

Trả lời:

– Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam:

+ Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

– Phân hóa theo chiều Đông – Tây: Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn, Đông Bắc và Tây Bắc.

– Phân hóa theo độ cao: Ở những miền núi cao khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.

– Sự phân hoá theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của gió mùa Tây Nam, mùa đông có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

Ngoài tính đa dạng khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh.

I. Đặc điểm khí hậu vùng

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

– Do vị trí địa lí nên nước ta đã nhận được một lượng nhiệt mặt trời lớn, vì vậy nhiệt độ cao quanh năm, trung bình trên 21°c và tăng dần từ Bắc vào Nam lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm/năm) và độ ẩm không khí trên 80%. Vì vậy khí hậu nước ta so với các nước trong cùng vĩ độ nước ta có một mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn. Bình quân 1m2 nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng. Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm.

Rate this post