Chia sẻ những tip thiết thực

Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

Gợi ý làm bài:

I. ĐẶT VẤN ĐỂ

Khi xã hội chưa phát triển, các phương tiện giao thông cũng chưa phát triển. Việc đi lại của con người từ nơi này sang nơi khác chủ yếu bằng đôi chân. Cao hơn là cưỡi ngựa, cưỡi voi, đi thuyền, đi bè, xe đạp,… Ngày nay xã hội phát triển, các phương tiện giao thông cũng phát triển mạnh để kịp đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Bên cạnh những phương tiện giao thông thô sơ, hàng loạt phương tiện giao thông hiện đại ra đời như xe ôtô, xe lửa, tàu phà, máy bay,… Sự xuất hiện của các phương tiện giao thông hiện đại đã đem lại quá nhiều lợi ích cho con người.

– Vấn đề đặt ra là tai nạn giao thông ngày càng xảy ra nhiều làm chết người, hại của không sao kể hết. Nguyên nhân vì đâu mà tai nạn giao thông lại nhiều như thế? Làm thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? Đó là những câu hỏi đặt ra cho tất cả mọi người. Để góp phần vào việc giảm thiểu tai nạn giao thông, tuổi trẻ học đường cần suy nghĩ và hành động như thế nào?

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Thực trạng về tai nạn giao thông ở nước ta

Tai nạn giao thông đang là tình trạng phổ biến, đáng báo động hiện nay ở nước ta. Tai nạn không chỉ xảy ra ở đường quốc lộ mà xảy ra ở khắp mọi nơi. truyen loan luan Những thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh thì tai nạn xảy ra càng nhiều. Không chỉ giao thông đường bộ xảy ra tai nạn mà giao thông đường biển, đường không cũng xảy ra những tai nạn đáng tiếc làm thiệt hại lớn về người, về của. Ví dụ:

– Giao thông đường bộ năm 2010: xảy ra gần 15.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết trên 11.000 người, bị thương hơn 10.500 người.

– Giao thông đường thuỷ năm 2010: xảy ra 196 vụ, làm chết 146 người.

2. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông

a) Lỗi do người tham gia giao thông

– Do những người trực tiếp điều khiển các phương tiện giao thông.

– Những người điều khiển các phương tiện giao thông nhưng lại không nắm được luật giao thông hoặc nắm qua loa nên khi tình huống bất ngờ xảy ra không làm chủ được phương tiện -> gây ra tai nạn.

– Nhiều người nắm được luật giao thông nhưng vì thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm nên cố tình vi phạm luật. Nhiều thanh niên lạng lách, đua xe, đi xe không đúng phân khối quy định, không đúng tốc độ đi ngược chiều,… -> gây ra tai nạn.

– Lỗi do những người tham gia giao thông mà không điều khiển là phương tiện giao thông: Đó là những người say xỉn khi tham gia giao thông, những người qua đường không đúng quy định, những người bán hàng rong,…

b) Lỗi do phương tiện giao thông yếu kém

– Những xe ô tô đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn được đưa vào sử dụng không qua kiểm tra kĩ càng -> tai nạn.

– Những xe ba gác, xe công nông đã bị cấm nhưng vẫn cô’ tình sử dụng để vận chuyển -> gây ra tai nạn.

c) Lỗi do cơ sở hạ tầng yếu kém

So với mặt bằng của các nước trên thế giới thì cơ sở hạ tầng của nước ta còn lạc hậu rất nhiều. Những sân bay, bến cảng chưa thật khang trang. Những đường giao thông còn chật hẹp, những lòng lề đường bị lấn chiếm, những mặt đường gồ ghề, nhiều gà,… Tất cả đều là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.

3. Tác hại của tai nạn giao thông

– Nhiều người thiệt mạng.

– Những người bị thương do tai nạn giao thông trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

– Thiệt hại về vật chất cho gia đình, cho xã hội.

– Gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc của nhiều người.

4. Làm thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?

– Cần xây dựng cơ sở hạ tầng cho tốt.

– Loại bỏ những phương tiện giao thông đã quá hạn sử dụng.

– Đào tạo một cách bài bản những người trực tiếp điều khiển các phương tiện giao thông.

– Giáo dục, nâng cao ý thức tôn trọng luật lệ giao thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông.

– Xử phạt nghiêm minh những người vi phạm luật giao thông.

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ

– Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, học sinh cần phải nhận thức một cách sâu sắc về tác hại của tai nạn giao thông.

– Không chỉ có nhận thức sâu sắc, học sinh phải chấp hành luật lệ giao thông như đi đúng đường quy định, sang đường đúng lằn vôi khi có đèn xanh, không đi dàn ngang, không phóng nhanh, không vượt ẩu, không luồn lách, gửi xe đúng nơi quy định,…

– Tham gia các hoạt động giúp giao thông diễn ra an toàn, trật tự, …

Nguồn: Sưu Tầm

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (56 bình chọn)