Chia sẻ những tip thiết thực

Trình bày một vấn đề trang 148 SGK Ngữ văn 10

Trình bày một vấn đề trang 148 SGK Ngữ văn 10

KIẾN THỨC CƠ BẢN
– HS hiểu được thế nào là trình bày một vấn đề; nắm được yêu cầu và cách trình bày một vấn đề.
– HS luyện tập để có khả năng trình bày một vấn đề trước tập thể, tạo sự thuyết phục với người nghe.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Đọc những câu trích (trang 150) xác đinh mỗi câu tương ứng với phần nào trong nội dung trình bày.
   Khi trình bày một vấn đề thường phải đi qua ba bước:
   Bắt đầu trình bày – trình bày nội dung chính – kết thúc và cảm ơn. Dựa vào cấu trúc này chúng ta có thê sắp xếp lại:
(1) Phần “Bắt đầu trình bày”:
– Chào các bạn! cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin giới thiệu, tên tôi là…làm việc ở cơ quan          
   Chào các bạn! Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ bạn. Tên tôi là…
– Trước khi bắt đầu, cho phép tôi được nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở công ty trong năm    
(2) Câu tương ứng với phần trình bày nội dung chính
– Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chính của đề tài. Thứ nhất:………………
(3)  Các câu tương ứng với phần “Chuyển qua chủ đề khác”:
– Để xem xét tất cả các phương án có thể, chúng ta hãy chuyển phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phươg án.
– Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết chúng ta đã tận lực để đảm bảo công việc xử lí phế thải…
(4) Các câu tương ứng với phần “Kết thúc và cảm ơn”
– Tôi muốn kết thúc bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên lúc mở đầu.
– Giờ tôi sắp kết thúc bài nói và đến đây một lần nữa, lướt qua những điều chính đã nêu…
Câu 2. Dự kiến các ý trình bày cho các đề tài (SGK, tr. 151)
a. Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày.
– ứng xử hàng ngày trong đòi sông cộng đồng có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo nên quan hệ giữa người với người.
– Sự ứng xử phải thể hiện được nét thanh lịch.
– Thế nào là nét thanh lịch trong ứng xử:
+ Qua thái độ, nét mặt, cử chỉ
+ Qua lời nói, sự chân thành
+ Qua sự am hiểu đối tượng.
–  Làm thế nào để tạo được nét thanh lịch trong ứng xử.
b. Nghệ thuật gây thiện cảm
– Qua cách nói năng, sự giao tiếp
– Qua cử chỉ, hành động
– Qua vốn hiểu biết về đối tượng giao tiếp
– Qua vốn văn hóa…
c. Thần tượng của tuổi học trò
– Thế nào là thần tượng?
– Biểu hiện của sự thần tượng ở tuổi học trò
+ Sự ngưỡng mộ về một nhân vật nổi tiếng + Sự bắt chước làm theo thần tượng
d. Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp
– Vai trò của môi trường đối với cuộc sống của con người.
– Các biện pháp giữ gìn môi trường…
e. An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người
– Thực tế về thảm họa vi phạm giao thông hiện nay.
– Nguyên nhân dẫn đến những thảm họa về an toàn giao thông.
+ Sự coi thường tính mạng và pháp luật.
+ Ỷ thức về luật giao thông kém.
– Cách khắc phục, giữ an toàn giao thông.
Câu 3. Chọn một trong các đề tài trên để trình bày trước lớp
   Có thể dựa trên các nội dung chính ở các vấn đề đã nêu ở bài tập 2, từ đó chuẩn bị và trình bày trước lớp. Lưu ý chọn lựa cách giới thiệu, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói. Trước khi trình bày cần tìm hiểu trình độ, yêu cầu, tâm lí, sở thích của người nghe.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (146 bình chọn)