Chia sẻ những tip thiết thực

Trắc nghiệm Sử 11 bài 7

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài Trắc nghiệm môn Sử lớp 11 bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, Tip.edu.vn đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 11 bài: Những thành tựu văn hóa thời cận đại

Câu 1. Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến tình hình văn hóa thế giới từ đầu thời cận đại đến đầu thế kỉ XX?

A. Sự giao lưu của các nền văn hóa

B. Sự xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn

C. Nền kinh tế ư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ

D. Những biến động của lịch sử từ đầu thời cận đại đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 Trang 37 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 2. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại có vai trò quan trọng trong việc

A. Khẳng định những giá trị truyền thống

B. Làm cầu nối để mở rộng giao lưu văn hóa

C. Tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của giai cấp tư sản

D. Định hướng cho sự phát triển của các quốc gia

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 Trang 37 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 3. Nhiều nhà văn, nhà thơ lớn đã xuất hiện ở Pháp vào thế kỉ

A. XVI B. XVII C. XVIII D. XIX

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 Trang 37 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 4. Chọn ý đúng nhất để hoàn thiện đoạn tư liệu về các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của nước Pháp buổi đầu thời cận đại:

“Coócnây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền ……………………… cổ điển Pháp. Laphôngten (1621 – 1695) là nhà ngụ ngôn và…………………… cổ điển Pháp. Môlie (1622- 1673) là tác giả nổi tiếng của nền ………. cổ điển Pháp ….”

A. Chính kịch … bi kịch … hài kịch

B. Bi kịch … nhà văn … hài kịch

C. Bi kịch … nhà văn … chính kịch

D. Bi kịch … nhà thơ … hài kịch

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 Trang 37 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 5. Beethoven là nhà soạn nhạc thiên tài người

A. Anh B. Đức C. Pháp D. Áo

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 Trang 37 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 6. Người có cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng của thế giới là

A. Traicốpxki (1840- 1893)

B. Beethoven (1770 – 1827)

C. Mooda (1756 – 1791)

D. Bach (1685 – 1750)

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 Trang 37 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 7. Rembran là họa sĩ đồ họa nổi tiếng thế giới ở thế kỉ

A. XVI B. XVII C. XVIII D. XIX

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 Trang 38 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 8. Rembran là người nước nào?

A. Anh B. Hà Lan C. Pháp D. Áo

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 Trang 38 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 9. Trào lưu Triết học Ánh sáng xuất hiện ở thế kỉ

A. XV- XVI B. XVI – XVII C. XVII – XVIII D. XVIII – XIX

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 Trang 38 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 10. Được xem như “Những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp năm 1789 thắng lợi” là

A. Các nhà Khai sáng ở thế kỉ XVII – XVIII

B. Các nhà triết học cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII

C. Các nhà văn, nhà thơ cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII

D. Các nhà soạn nhạc kịch cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 Trang 38 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 11. Hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ đều thực hiện nhiệm vụ

A. Phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội

B. Phản ánh đời sống của nhân dân lao động

C. Đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột

D. Bảo vệ những người nghèo khổ

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 Trang 39 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 12. Hãy sắp xếp tên tác giả cho phù hợp với tên các tác phẩm sau:

1. Những người khốn khổ

2. Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoayơ

3. Chiến tranh và hòa bình

A. Víchto Huygô, Mác Tuên, Lép Tônxtôi

B. Lép Tônxtôi, Mác Tuên, Victo Huygô

C. Victo Huygô, Lép Tônxtôi, , Mác Tuên

D. Mác Tuên, Victo Huygô, Lép Tônxtôi

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 Trang 39 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 13. Thơ Dâng là tác phẩm văn học của quốc gia nào?

A. Trung Quốc B. Nhật Bản C. Hàn Quốc D. Ấn Độ

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 Trang 39 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 14. Thơ Dâng là tác phẩm văn học đạt giải Nôben năm 1913 vì

A. Thể hiện rõ tinh thần dân tộc và tinh thần nhân đạo sâu sắc

B. Thể hiện rõ tình yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc

C. Thể hiện rõ lòng yêu nước, đấu tranh vì nền hòa bình của nhân loại

D. Thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 Trang 39 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 15. Nhật kí người điên và AQ chính truyện là các tác phẩm của nhà văn Trung Quốc nổi tiếng nào?

A. Tào Đình B. Cố Mạn C. Mạc Ngôn D. Lỗ Tấn

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 Trang 40 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 16. Tác phẩm Đừng động vào tôi của nhà thơ Hôxê Ridan đã phản ánh

A. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Singapore

B. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Malaysia

C. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Philippin

D. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Inđônêxia

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 Trang 40 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 17. Hôxê Máci là nhà văn nổi tiếng của

A. Mĩ B. Cuba C. Mêhicô D. Venezuela

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 Trang 40 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 18. Công trình nghệ thuật kiến trúc đặc sắc được hoàn thành vào năm 1708 là

A. Điện Kremlin (Nga)

B. Thành Rôma (Italia)

C. Cung điện Vécxai (Pháp)

D. Cung điện Buckingham (Anh)

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 Trang 40 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 19. Nơi tụ hội nhiều nhà văn hóa lớn của thế giới cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là

A. Pari (Pháp)

B. Luân Đôn (Anh)

C. Xanh pêtécbua (Nga)

D. Mađơrít (Tây Ban Nha)

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 Trang 40 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 20. Trong bối cảnh lịch sử từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII được gọi là

A. Buổi đầu thời cận đại.

B. Kết thúc thời cận đại.

C. Trung kì thời cận đại.

D. Buổi đầu thời hiện đại.

Đáp án: A

Câu 21. Ai là đại biểu xuất sắc nhất của nền bi kịch cổ đại ở Pháp thế kỉ XVII?

A. Lơ Xít.

B. Pi-e Coóc-nây.

C. La Phông-ten.

D. Mô-li-e.

Đáp án: B

Câu 22. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm

A. Triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.

B. Triết học Đức, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.

C. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

D. Định luật bảo toàn năng lượng và thuyết tiến hoá năng lượng.

Đáp án: A

Câu 23. Hai tác phẩm nổi tiếng như “Nhà thờ Đức Bà Pa-ri” và “Những người khốn khổ” của tác giả

A. Ban-dắc. B. Vích-to Huy-gô. C. Lép Tôn-xtôi. D. Mác-xim Goóc-ki.

Đáp án: B

Câu 24. Các đại biểu nổi tiếng của khoa kinh tế – chính trị ở Anh là

A. Hê-ghen và Phoi-ơ-bách.

B. Adam Xmít và Ri-các-đô.

C. Xanh-xi-mông và Phu-ri-ê.

D. Adam Xmít và Phu-ri-ê.

Đáp án: B

Câu 25. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời do ai sáng lập?

A. Các Mác và Ăng-ghen.

B. Các Mác và Lênin.

C. Lênin và Xta-lin.

D. Hê-ghen và Phoi-ơ-bách.

Đáp án: A

Câu 26. Các tác giả kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng học thuyết của mình trên quan điểm lập trường của

A. Giai cấp công nhân.

B. Giai cấp tư sản.

C. Giai cấp nông dân.

D. Tầng lớp tiểu tư sản.

Đáp án: A

Câu 27. Trong sự phát triển chung của văn hoá châu Âu thời cận đại đã xuất hiện một thiên tài Bét-tô-ven, ông chính là

A. Nhà văn học vĩ đại người Áo.

B. Nhà bi kịch nổi tiếng người Pháp,

C. Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức.

D. Nhà hoạ sĩ nổi tiếng người Ba Lan.

Đáp án: C

Câu 28. Những ai được xem như “những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789 thắng lợi”?

A. Mông-te-xki-ơ, Rút-xô.

B. Mông-te-xki-ơ, Rút-xô, Vôn-te.

C. Mông-te-xki-ơ, Rút-xô, Vôn-te, Mê-li-ê.

D. Các nhà Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII-XVIII.

Đáp án: D

Câu 29. Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là thời kì đánh dấu

A. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến ở châu Âu.

B. Sự thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến trên phạm vi toàn thế giới.

C. Sự phát triển của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

D. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.

Đáp án: B

Câu 30. Hê-ghen là một nhà triết học nổi tiếng của Đức, ông theo quan điểm nào dưới đây?

A. Duy vật biện chứng.

B. Duy tâm chủ quan.

C. Duy tâm khách quan.

D. Duy vật chủ quan.

Đáp án: C

Câu 31:  Coóc-nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền văn học nào?

A. Nền hài kịch Pháp

B. Nền bi kịch cổ điển Pháp

C. Truyện ngụ ngôn Pháp

D. Tiểu thuyết Pháp

Câu 32: Nhà thơ nổi tiếng ở Pháp thế kỉ XVII là ai?

A. Mô-li-e

B. Pu-skin.

C. Ban-dắc.

D. La Phông ten.

Câu 33: Bản giao hưởng số 3, số 5, số 9 là tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn nhạc nào thời kì cận đại?

A. Mô-da (Người Áo)

B. Bét-tô-ven (Người Áo)

C. Mô-da (Người Đức)

D. Bét-tô-ven (Người Đức)

Câu 34: Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức, các sáng tác của ông thấm đượm tinh thần dân chủ, cách mạng. Ông là ai?

A. Bét-tô-ven

B. Mô-da

C. La Phông-ten

D. Mô-li-e

Câu 35: Các tác phẩm của Mô-li-e tập trung đi sâu phản ánh chủ đề gì?

A. Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của nước Pháp

B. Lòng yêu quê hương, đất nước sâu sắc của tác giả

C. Khát vọng công bằng, cuộc sống tốt đẹp của con người

D. Phê phán chế độ phong kiến Pháp

Câu 36: Đâu là nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo thời cận đại?

A. Mô-da

B. Bet-tô-ven

C. Trai-xcốp-ki

D. Sô-panh

Câu 37: Họa sĩ người Hà Lan danh tiếng với nghệ thuật vẽ tranh chân dung, tranh phong cảnh thế kỉ XVII là

A. Van Gốc

B. Phu-gia-ta.

C. Pi-cát-xô

D. Rem – bran

Câu 39: Ai là người đứng đầu nhóm Bách khoa toàn thư trong lĩnh vực tư tưởng thời kì cận đại?

A. Mê-li-ê

B. Rút-xô

C. Vôn-te

D. Đi-đơ-rô

Câu 40: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”, đó là chủ trương của

A. Quốc tế thứ nhất.

B. Quốc tế thứ hai.

C. Mác và Ăng-ghen trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

D. Quốc tế thứ ba.

Câu 41: Chủ nghĩa Mác – Lê nin là cương lĩnh cách mạng cho

A. cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

B. cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

C. cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân.

D. cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội.

Câu 42: Buổi đầu thời cận đại, nhưng ngành nào có vai trò quan trọng trong tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến?

A. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng

B. Nghệ thuật, âm nhạc, mĩ thuật

C. Tư tưởng, tôn giáo, văn học

D. Nghệ thuật, âm nhạc, hội họa

Câu 43: Những bản giao hưởng nổi tiếng số 3, số 5, số 9 của nhà soạn nhạc:

A. Mô-da

B. Bét-tô-ven

C. Trai-cốp-xki

D. Sô-panh

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc bài viết Trắc nghiệm môn Sử lớp 11 bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được những thành tựu về văn hóa thời cận đại… Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập và có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 11 nhé. Để giúp bạn đọc có kết quả cao hơn trong quá trình học tập, VnDoc mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập tại các mục sau: Trắc nghiệm Sử 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải Vở BT Lịch Sử 11, Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 nâng cao, Giải tập bản đồ Lịch Sử 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. Tip.edu.vn mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post