Chia sẻ những tip thiết thực

Top 3 nghị luận xã hội về bạo lực học đường ngắn gọn 8 điểm

Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề mà cả xã hội quan tâm và tìm cách hạn chế trong tương lại. Vấn đề này cũng thường xuyên xuất hiện trong các bài nghị luận xã hội của các em học sinh lớp 6,7 và 8. Mời các em tham khảo 3 bài văn nghị luận xã hội về bạo lực học đường bao gồm 2 mẫu ngắn gọn khoảng 400 đến 600 chữ1 mẫu dài, hay nhất khoảng 1000 chữ trong bài viết này.

nghị luận xã hội về bạo lực học đường
Viết bài văn nghị luận xã hội về bạo lực học đường 3 mẫu

Viết bài văn nghị luận xã hội về bạo lực học đường lớp 6,7 và 8

Văn nghị luận xã hội về bạo lực học đường lớp 6 ngắn gọn

Bạo lực học đường những năm gần đây diễn ra ngày càng phổ biến. Nó đã trở thành tình trạng đáng báo động bởi nó có thể đe dọa đến sự an toàn và phát triển của mỗi đứa trẻ khi tới trường.

Hiểu đơn thì bạo lực học đường là hành vi gây hấn, bắt nạt hoặc hành hung xảy ra trong môi trường học đường. Báo cáo nghiên cứu khoa học cho thấy trên toàn thế giới thì có khoảng 30% đã từng trải qua một hình thức bạo lực học đường. Còn tại Việt Nam thì đã xảy ra những vụ việc bạo lực học đường gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu tới tâm lý học sinh. Nguyên nhân trước nhất phải kể đến phải là cách giáo dục của gia đình chưa thực sự tốt mà chỉ toàn là sự dung túng, bao che. Tiếp đến là nhà trường và xã hội trong công tác quản lý, những áp lực đồng trang lứa ngày càng phổ biến. Và cuối cùng là do các mặt trái của mạng xã hội – các video, hình ảnh bạo lực gây định hướng sai lệch, tiêu cực đến suy nghĩ và hành vi. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe mà vấn nạn này còn làm xáo trộn môi trường giáo dục. Tỉ lệ phạm tội của thanh thiếu niên tăng cao trong tương lai. Ví dụ như các vụ việc một nữ sinh cấp 3 ở Huế bị hành hung nghiêm trọng bởi không đi mua nước cho bạn. Giải pháp cấp thiết nhất ở hiện tại là cần giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh một cách toàn diện từ phía gia đình lẫn nhà trường. Cần quản lý việc sử dụng mạng xã hội sao cho đúng của học sinh. Và hơn cả là sự can thiệp của pháp luật trong việc bảo vệ an toàn an ninh mạng.

Tóm lược lại thì bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Ai cũng cần đóng góp vào công cuộc dựng xây một môi trường giáo dục an toàn. Chỉ khi ấy mới có thể chấm dứt tình trạng đáng buồn này.

Văn nghị luận xã hội về bạo lực học đường lớp 6 ngắn gọn
Văn nghị luận xã hội về bạo lực học đường lớp 6 ngắn gọn

Viết bài văn về bạo lực học đường lớp 7 (ngắn gọn)

Bạo lực học đường xuất hiện đã khá lâu và tới thời điểm hiện nay thì nó vẫn đang là một vấn đề nóng hổi và nhận được rất nhiều sự quan tâm của toàn dư luận. Có lẽ đây chính là một câu hỏi lớn cho toàn nhân loại rằng làm sao để loại bỏ triệt để vấn nạn đáng báo động này ra khỏi môi trường giáo dục của ngày nay.

Tóm gọn vấn đề thì bạo lực học đường là một sự gây hạn hay là một hành vi nhằm làm hại tới người khác về nhiều mặt trong môi trường giáo dục. Biểu lộ qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: lăng mạ, bôi nhọ vu khống, đe dọa, đánh đập,…. Nguyên nhân thì có vô vàn như sự giáo quản lý của nhà trường còn chưa nghiêm ngặt. Mạng xã hội ngày càng phát triển, nhiều video, bài viết gây định hướng sai lệch ngày càng phổ biến và tràn lan gây nên một làn sóng tác động không hề nhỏ tới những bạn trẻ lứa tuổi học sinh, sinh viên. Hoặc có thể là do sự chuyển biến về mặt tâm lý của học sinh đang trong quá trình nhạy cảm dẫn đến việc xa đà vào những vấn nạn của hội. Nhưng có lẽ vấn đề cốt lõi vẫn nằm ở gia đình, nếu giáo dục của gia đình không tốt thì chắc chắn còn trẻ sẽ lấy bạo lực, hành vi tiêu cực làm ưu tiên hàng đầu cho mọi tình huống. Và tác hại của bạo lực học đường để lại là vô cùng khủng khiếp. Dễ thấy đã có rất nhiều vụ việc làm minh chứng cho điều ấy. Cụ thể như vụ việc xảy ra ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế, vì không mua nước hộ mà một nữ sinh lớp 8 đánh toác đầu bạn học. Hay ở tỉnh Long An, nam sinh lớp 11 bị đánh tử vong. Vô vàn những vụ việc thương tâm và đáng tiếc đã xảy ra. Bạo lực học đường đã gây ra những hệ lụy không chỉ về mặt thể xác mà còn xen lẫn về mặt tinh thần đối với những nạn nhân. Có lẽ nó sẽ là mãi là nỗi ám ảnh khó vượt qua đối với nhiều người. Chính vì lẽ ấy mà mỗi người chúng ta cần có ý thức và trách nhiệm loại bỏ lỗ hổng này của giáo dục. Gia đình và nhà trường cần nghiêm ngặt hơn trong việc quản lý, xử phạt các học sinh/ con em có hành vi bạo lực nơi học đường. Tổ chức các chương trình tuyên truyền, ngoại khóa để định hướng tư tưởng lẫn hướng đi đúng đắn cho học sinh. Và quan trọng hơn nữa là sự ý thức cá nhân đến từ phía mỗi học sinh. Cần biết phân biệt và chọn lọc giữa cái đúng, cái sai về mặt hành vi lẫn lời nói. Học cách tiết chế, quản lý cảm xúc để tránh xảy ra những xung đột không đáng có.

Mỗi một sự ý thức tử tế sẽ tạo nên một môi trường tử tế. Học cách hoàn thiện bản thân theo chiều hướng tích cực chứ đừng coi cái xấu là tiền đề, là bước đạp cho những điều tốt đẹp của chính mình mai sau. 

Xem thêm: Bộ đề thi ngữ văn lớp 7 học kì 2

Viết bài văn về bạo lực học đường lớp 7 (ngắn gọn)
Viết bài văn về bạo lực học đường lớp 7 (ngắn gọn)

Văn nghị luận xã hội về bạo lực học đường lớp 8 hay nhất – học sinh giỏi

Cuộc sống của kỉ nguyên số đang được phát triển rộng trên toàn thế giới. Điều ấy đồng nghĩa với việc con người không phải ăn lông ở lỗ hay ăn hang ở hốc như cái thời nguyên thủy xưa cũ nữa. Nhưng dường như cái phần “con” trong mỗi chúng ta hay nói cách khác là lối sống, tập tính “bầy đàn” vần còn vẹn nguyên trong rất nhiều cá nhân ngày nay. Không nhằm mục đích tốt đẹp, hướng tới những điều tích cực mà trái lại là để hiếp đáp, giẫm đạp người khác xuống. Minh chứng rõ rệt cho vấn đề ấy không đâu xa lạ mà chính là hiện tượng bạo lực học đường trong môi trường giáo dục ngày nay. 

Bạo lực học đường có thể hiểu là những hành vi, lời nói mang tính xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người được biểu lộ và diễn ra trong môi trường giáo dục. Đã và đang diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Những câu hỏi lớn được đặt ra cho toàn nhân loại là tại sao vẫn còn nhiều người xem nhẹ sức ảnh hưởng tiêu cực của nó đến như vậy? Phải chăng nó đã quá quen thuộc với chúng ta rồi hay sao?

Xét một cách đa chiều thì ta có thể là nguyên nhân của vấn đề nằm ở rất nhiều phía nhưng có lẽ chủ yếu và cốt lõi nhất vẫn chính là từ gia đình. Đó là sự dung túng cho những hành vi thiếu đạo đức của con trẻ. Là cái hành vi và cách cư xử thường ngày của những bậc làm cha làm mẹ mang tính bạo lực, thô tục đến mức quá đỗi thân thuộc khiến con em chúng ta soi mình vào đó mà học theo. Không có bất kể nhà trường hay môi trường giáo dục nào ép một đứa trẻ phải từ bỏ quyền được sống tử tế, sống có ích của chính mình. Một đứa trẻ hư là cả một quá trình định hướng sai lệch, nuông chiều quá độ của gia đình. Đưa ra quan điểm một cách đanh thép là gia đình không thể giáo dục về mặt tinh thần, cảm xúc của con cái thì nhà trường lấy đâu ra sự tự tin và tư cách để chỉ bảo. 

Đi sâu vào cái lỗ hổng giáo dục ấy ta mới thấy được tính nghiêm trọng của vấn đề. Và bạo lực học đường chính là một hồi chuông cảnh tỉnh hay chính là hố chôn cho những sự giáo dục sai lệch. Yêu không phải cách, thương không đúng chỗ khiến con trẻ dựa hơi làm càn, luôn coi bạo lực là giải pháp đi đầu cho mọi xung đột.

Thử nhìn xem rằng đã có bao nhiêu hệ lụy đã xau ra cho cái hành vi tai hại ấy. Hết những clip hành hung được đăng tải lên mạng như clip của các nữ sinh ở Phú Thọ, đánh bạn bằng giày cao gót thì hì tiếp đến là một số học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô. Hay là những vụ việc lăng mạ bạn học; đồn đại, lan truyền thông tin sai sự thật về bạn học khác. Tất cả những điều trên thoáng qua chỉ là chút việc nhỏ của biết bao con người nhưng sự thật là nó đã khiến bao đứa trẻ không còn được nhìn thấy ánh sáng của ngày mai nữa. Khiến thể chất lẫn tinh thần của chúng rơi vào khủng hoảng và là nỗi ám ảnh dai dẳng về sau. 

Phải khẳng định rằng bạo lực học đường là một vấn nạn không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Những ý thức trách nhiệm đẩy của mỗi cá nhân thì vẫn luôn phải có. Ở cái thời điểm hiện tại thì đã có rất nhiều giải pháp được đề ra nhưng những hình thức răn đe, trừng phạt ấy lại chỉ mang tính chất hình thức, diễn ra cho đúng quy trình mà xã hội cần. Bởi vậy mà có lẽ chúng ta phải xem lấy nguồn gốc của vấn ấy để mà cho lấy bản thân một cách giải quyết. Cần dạy dỗ trẻ em những sự tử tế, dạy nó trở thành một người tử tế. Đừng dung túng hay coi bất kể sự hành động nào là dư thừa khi chưa thử nghiệm. Chỉ cần đủ kiên nhẫn thì ắt hẳn sẽ nuôi dạy được một đứa trẻ tốt.

Sứ mệnh của giáo dục cốt yếu là hướng mỗi đứa trẻ thành “người”. Trẻ em như búp trên cành hay sẽ là những tờ giấy trắng, cha mẹ mới chính là người mà mỗi đứa trẻ cần trong chặng hành trình hoàn thiện nhân cách và trở nên tử tế. Người không giẫm lên kẻ khác mà là nâng kẻ khác trên vai và cùng nhìn cuộc đời bằng con mắt lương thiện.

Xem thêm: Đề thi văn cuối kì 1 lớp 8 mới 2024

Tip.edu.vn đã mang đến cho bạn 3 bài văn nghị luận xã hội về bạo lực học đường mà được giáo viên chấm 8,9 điểm. Hy vọng với những bài mẫu này các em học sinh lớp 6,7 và 8 sẽ có những ý tưởng viết ra những bài văn hay hơn. Chúc các em học tốt !

Các em học sinh hãy tham gia  group Tip.edu.vn để lấy tài liệu miễn phí các em nhé !

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (108 bình chọn)