Chia sẻ những tip thiết thực

Tóm tắt Người lái đò sông Đà

Tip.edu.vn xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân trong Văn học lớp 12, tài liệu sẽ giúp các em học sinh nắm chắc nội dung tắc phẩm Người lái đò sông Đà để các em học tập hiệu quả hơn môn Ngữ văn. Mời các bạn và thầy cô tham khảo chi tiết tại đây nhé.

Tóm tắt nội dung tác phẩm Văn học lớp 12 – Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

  • Khái quát về tác giả Nguyễn Tuân
  • Tác phẩm Người lái đò sông Đà
  • Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà mẫu 1
  • Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Bài làm 1
  • Tóm tắt người lái đò Sông Đà mẫu 3
  • Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Bài làm 4
  • Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Bài làm 5
  • Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Bài làm 6
  • Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Bài làm 7
  • Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Bài làm 8
  • Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Bài làm 9
  • Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Bài làm 10
  • Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Bài làm 11
  • Tóm tắt Người lái đò Sông Đà mẫu 12

Tip.edu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết dưới đây tổng hợp 12 bài tóm tắt về tác phẩm Người lái đò sông Đà. Bài viết nêu rõ được những ý chính trong tác phẩm cho thấy được con sông Đà vừa hung bạo lại vừa trữ tình. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

  • Tóm tắt tác phẩm Bắt sấu rừng U Minh Hạ của nhà văn Sơn Nam
  • Tóm tắt truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
  • Tóm tắt tác phẩm số phận con người của Sôlôkhốp
  • Tóm tắt tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

Khái quát về tác giả Nguyễn Tuân

1. Tiểu sử tác giả Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987 trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn.

Quê thuộc làng Mộc, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Từ năm 1948 đến năm 1968, ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam

Năm 1996, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Quan điểm sáng tác và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có vị trí to lớn và vai trò không nhỏ đối với nền văn học Việt Nam.

Cách mạng tháng Tám thành công, ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút của mình để phục vụ cuộc kháng chiến.

Các tác phẩm chính: Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Thiều quê hương, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi…

Ông là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mĩ,… Kho từ vựng phong phú, tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, có phối âm, phối thanh linh hoạt, tài ba…

Phong cách nghệ thuật: phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có sự thay đổi trong những sáng tác ở thời kì trước và sau cách mạng tháng Tám song có thể thấy những điểm nhất quán sau: Phong cách của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”, trong mỗi trang viết của mình, Nguyễn Tuân luôn muốn thể hiện sự tài hoa, uyên bác của bản thân.

– Trước Cách mạng tháng Tám: ông đắm chìm trong quá khứ, đi tìm cái đẹp ở quá khứ, những cái đẹp đã qua đi, bỏ rơi thực tại mục nát, thối rữa. Đây là thời Nguyễn Tuân sáng tác được nhiều tác phẩm gây ấn tượng: Vang bóng một thời…

– Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: tâm hồn ông hòa cùng đất nước, cùng cuộc sống con người, Nguyễn Tuân thức tỉnh khỏi những vang âm của quá khứ, ra đi tìm cái đẹp trong chính cuộc sống đời thường, đi tìm thứ “vàng mười đã qua thử lửa” và ông cũng có nhiều tác phẩm gây tiếng vang ở giai đoạn này: Sông Đà, một chuyến đi…

Chất tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân được thể hiện:

– Khám phá, phát hiện sự vật ở phương diện thẩm mĩ.

– Nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.

– Vận dụng tri thức, vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo dựng hình tượng.

Tác phẩm Người lái đò sông Đà

1. Hoàn cảnh ra đời

– Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó.

– Người lái đò sông Đà là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960)

2. Bố cục (3 phần)

Phần 1 (từ đầu đến “cái gậy đánh phèn”): Vẻ hung dữ của con sông Đà.

Phần 2 (tiếp đó đến “dòng nước sông Đà”): Cuộc sống của con người trên sông Đà và hình ảnh người lái đò sông Đà.

Phần 3 (còn lại): vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà.

3. Giá trị nội dung

Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì quan của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.

4. Giá trị nghệ thuật

Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm.

Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị. Bút pháp: kết hợp hài hào giữa hiện thực và lãng mạn.

Ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa.

Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo: liên tưởng, tưởng tượng thú vị; so sánh nhân hóa quái dị, mới lạ…

Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà mẫu 1

Dưới ngòi bút tài tình của Nguyễn Tuân, con sông Đà ở vùng Tây Bắc hiện lên với vẻ đẹp vừa hung bạo, dữ dội lại vừa thơ mộng, trữ tình. Từ thượng nguồn sông Đà đã mang vẻ dữ dội của đại ngàn: dựng đá vách thành, chỉ lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời; sóng đá dữ dội dàn thành các thạch trận xô nhau liên tiếp, dữ dội hơn trông Đà giang như sôi lên sùng sục, tiếng thác đá ở đây thì như ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa. Sông Đà mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình nhất là nhìn từ xa dòng sông tuôn như một áng tóc trữ tình, trong năm, sông Đà có nhiều sự thay đổi theo mùa, mỗi mùa lại có những vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo. Dọc hai bên bờ sông Đà có những bãi cỏ xanh non với những đàn hươu non đang gặm cỏ. Trong kháng chiến chống Pháp, Sông Đà là chuyến đường thủy để các cô lái đò Quỳnh Nhai vận chuyển lương thực cho kháng chiến. Sông Đà hiện lên thật hung tợn và dữ dội nhưng thật nhẹ nhàng, thơ mộng. Trên nền thiên nhiên rộng lớn hình tượng người lái đò người dân lao động đặc điểm thân hình cao to, nước da rám nắng, thông thạo trong nghề nghiệp của mình. Ông nắm chắc các qui luật dòng thác, từng vách đá, luồng nước, cửa sinh, cửa tử. Người lái đò sông Đà trước tiên cần sự kinh nghiệm trong nghề nghiệp và sự dũng cảm, gan dạ, những người lái đò là những con người tài hoa, khiêm tốn trong cuộc sống, họ giúp những con thuyền vượt qua khó khăn từ thiên nhiên và về bến an toàn.

Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Bài làm 1

Tây Bắc là nơi nổi tiếng bởi thiên nhiên hùng vĩ, mà minh chứng cụ thể là con sông Đà. Từ thượng nguồn sông Đà đã mang vẻ dữ dội của đại ngàn: dựng đá vách thành, chỉ lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời; sóng đá dữ dội dàn thành các thạch trận xô nhau liên tiếp, dữ dội hơn trông Đà giang như sôi lên sùng sục, tiếng thác đá ở đây thì như ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa. Có lúc sông Đà cũng dịu dàng: Sông Đà tuôn dài như áng tóc trữ tình,mang màu xanh ngọc bích và màu đỏ phù sa chứ không có màu đen như Pháp nói; sông Đà lại giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại; hai bên bờ sông Đà tĩnh lặng nhưng đầy sức sống.Trên vẻ đẹp của Tây Bắc ấy hình ảnh người lái đò hiện ra đầy nghệ sĩ,hùng dũng dù rất bình dị đời thường, Ông lái đò vượt qua ba thạch trận với nhiều cửa tử; dù,ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, đêm trở về với những thứ bình dị, khiêm tốn.

Tóm tắt người lái đò Sông Đà mẫu 3

Thiên nhiên Tây Bắc được tô điểm bởi con sông đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Sông Đà có lúc dịu dàng như người phụ nữ kiều diễm. Nước sông Đà thay đổi theo mùa phản chiếu trời xuân nắng thu “Mùa xuân dòn xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”. Dọc theo sông Đà, có lắm thác nhiều ghềnh, có đá dựng vách thành, có đá tảng, đá hòn bày thế thạch trận, tạo nên cửa sinh cửa tử. Nổi bật trên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đầy sức sống đó là hình ảnh ông lái đò sông Đà. Đó là một người mang vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân lao động vùng sông nước với thân hình cao to, nước da rám nắng. Ông làm nghề lái đò đã nhiều năm, từng gắn bó với dòng sông Đà, hiểu được tính khí của nó. Ông thuộc nằm lòng từng con thác lớn, thác nhỏ, từng vách đá, luồng nước, từng cửa sinh, cửa tử do thế thạch trận tạo nên. Ông đã dùng kinh nghiệm nghề nghiệp cộng với sự cần cù gan dạ đưa con thuyền vượt thác nước sông Đà đầy nguy hiểm. Ông đã đưa nhiều chuyến hàng về xuôi an toàn để góp phần vào cuộc sống.

Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Bài làm 4

Câu chuyện vượt sông Đà đã được nhà văn kể lại bằng tất cả niềm hứng khởi về sức mạnh con người chiến thắng thiên nhiên, với tất cả kịch tính, cao trào để tôn vinh nghệ thuật chinh phục thác đá sông Đà. Con sông Đà dữ với thần sông tướng đá bủa giăng thế trận vây lấy chiếc thuyền đơn độc được nhà văn miêu tả bằng ngôn ngữ phong phú của tiểu thuyết chương hồi như gợi cuộc phá vây của mãnh tướng Triệu Tử Long xông vào trận quân Tào Tháo, bên cạnh đó nhà văn có những dòng mô tả chân dung bằng giọng văn rất hóm hỉnh của riêng mình: “Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này…”. Cuộc đối đầu giữa con người trên chiếc thuyền đơn độc với “boongke chìm và pháo đài nổi” trong “cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn” có sức hấp dẫn đặc biệt. Có lẽ nhà văn đã hình dung ra không khí của những hội vật truyền thống khi miêu tả các cuộc đấu sức, đấu trí và đấu sự nhanh nhẹn giữa người và đá nước. Cuộc đấu có miếng, có mưu, cuối cùng phần chiến thắng thuộc về con người, bởi lẽ “Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”.

Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Bài làm 5

Thiên nhiên Tây Bắc được tô điểm bởi con sông đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Sông Đà có lúc dịu dàng như người phụ nữ kiều diễm. Nước sông Đà thay đổi theo mùa phản chiếu trời xuân nắng thu “Mùa xuân dòn xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”. Dọc theo sông Đà, có lắm thác nhiều ghềnh, có đá dựng vách thành, có đá tảng, đá hòn bày thế thạch trận, tạo nên cửa sinh cửa tử. Nổi bật trên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đầy sức sống đó là hình ảnh ông lái đò sông Đà. Đó là một người mang vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân lao động vùng sông nước với thân hình cao to, nước da rám nắng. Ông làm nghề lái đò đã nhiều năm, từng gắn bó với dòng sông Đà, hiểu được tính khí của nó. Ông thuộc nằm lòng từng con thác lớn, thác nhỏ, từng vách đá, luồng nước, từng cửa sinh, cửa tử do thế thạch trận tạo nên. Ông đã dùng kinh nghiệm nghề nghiệp cộng với sự cần cù gan dạ đưa con thuyền vượt thác nước sông Đà đầy nguy hiểm. Ông đã đưa nhiều chuyến hàng về xuôi an toàn để góp phần vào cuộc sống.

Sau khi vượt sông Đà, ông lái đò trở về cuộc sống đời thường thanh thản của mình, ông neo thuyền chổ khúc sông bình lặng và nấu ống cơm lam, bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh.

Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Bài làm 6

Tây Bắc có thiên nhiên hùng vĩ được tô điểm bằng con sông Đà vừa dữ dội, hung tợn và đôi khi lại thật nhẹ nhàng, yêu kiều và thơ mộng như một người con gái. Con sông Đà hung bạo và hùng vĩ bởi đá ở bờ sông “dựng vách thành”, lòng sông thắt lại như yếu hầu, vô số những điểm “hút nước” vô cùng nguy hiểm cho thuyền bè. Chỉ cần di chuyển một quãng đường sẽ thấy vô số những khó khăn đó là đá nổi, đá chìm, sóng thác..sẵn sàng cản bước những con thuyền có ý định vượt sông Đà. Sông Đà mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình nhất là nhìn từ xa dòng sông như mái tóc một người con gái, trong năm còn sống có nhiều sự thay đổi theo mùa, mỗi mùa lại có những vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo.Sông Đà hiện lên thật hung tợn và dữ dội nhưng thật nhẹ nhàng, thơ mộng. Trên nền thiên nhiên rộng lớn hình tượng người lái đò người dân lao động đặc điểm thân hình cao to, nước da rám nắng, thông thạo trong nghề nghiệp của mình. Ông nắm chắc các qui luật dòng thác, từng vách đá, luồng nước, cửa sinh, cửa tử. Người lái đò sông Đà trước tiên cần sự kinh nghiệm trong nghề nghiệp và sự dũng cảm, gan dạ, những người lái đò là những con người tài hoa, khiêm tốn trong cuộc sống, họ giúp những con thuyền vượt qua khó khăn từ thiên nhiên và về bến an toàn.

Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Bài làm 7

Người lái đò sông Đà kể về thiên nhiên hùng vĩ nhất là còn sông Đà và hình ảnh người lái đò tài giỏi, dũng cảm. Con sông Đà nổi tiếng hung tợn và vô cùng hiểm trở với những thác nước, đá ngầm, đá nổi, thạch trận được bố trí vô cùng nguy hiểm nhưng con sông Đà trở nên hiền hòa và có chất thơ hơn khi ngắm nhìn màu nước biến đổi theo mùa và mang đặc điểm riêng. Trên nền của thiên nhiên xuất hiện hình ảnh người lao động đó là người lái đò sông Đà những người thực hiện nhiệm bảo chèo lái con thuyền vượt sông Đà. Ông lái đò khỏe mạnh, rắn chắc và có thừa sự dũng cảm. Ông trong nghề đã nhiều năm và nắm vững bố trí bãi đá, con thác, thạch trận…mọi thứ đều lão ghi nhớ và nắm trong lòng bàn tay. Để chèo lái con thuyền vượt qua sông Đà thành công ông phải kết hợp kinh nghiệm của bản thân và sự dũng cảm, gan dạ. Sau khi trở về bến ông và những người bạn còn toát lên vẻ đẹp của sự tài hoa và khiêm nhường họ xem những thử thách vừa trải qua là những công việc thường ngày.

Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Bài làm 8

Người lái đò sông Đà hành trình tác giả có chuyến đi thực tế lên Tây Bắc để tìm kiếm “chất vàng 10” của con người lao động nơi đây. Tác giả có dịp quan sát con sông Đà vừa dữ dội, hung tợn nhưng lại có những điểm nên thơ và trữ tình. Những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt khiến con sông Đà thật hung bạo nhưng vào những mùa khác nhau con sông lại dịu êm và hiền lành. Những con người tại đây nhất là ông lái đò trở thành những người am hiểu nhất, ông biết rõ mọi cách bố trí địa hình, đá, con thác…từ việc am hiểm kết hợp với sự dũng cảm đã giúp ông chinh phục con sông Đà và đưa khách về bến an toàn. Người lái đò sông Đà là người lao động giỏi giang nhưng cũng thật tài hoa và bản lĩnh.

Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Bài làm 9

Nhắc đến thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ ta không thể không nhắc đến con sông Đà. Nó đã trở thành cảm hứng sáng tác để Nguyễn Tuân thể hiện phong cách văn chương tài hoa, uyên bác của mình trong tác phẩm “Người lái đó sông Đà”. Nổi bật lên trong đó là hai hình ảnh: sông Đà-đại diện của thiên nhiên Tây Bắc và ông lái đò-đại diện cho con người. Con sông Đà được tác giả tập trung miêu tả hiện lên với vẻ hung bạo và trữ tình. Trước hết, sông Đà với vẻ hung bạo, hùng vĩ được tái hiện từ các hình ảnh: cảnh đá bờ sông “dựng vách thành”, khúc sông hẹp bị đá chẹt như một cái “yết hầu”, quãng đường Hát Lóong, quãng mường Tà Vát với những cái hút nước chết người, những thác nước đang gào thét trong âm thanh gầm rú ghê sợ…nhưng bên cạnh đó con sông Đà cũng mang một vẻ đẹp trữ tình, dịu dàng, đằm thắm với dòng uốn lượn như mái tóc dài của người thiếu nữ kiều diễm.Nguyễn Tuân phát hiện ra màu sắc tươi đẹp, đa dạng của dòng sông và cảnh vật ven bờ.

Vẻ hung bạo và trữ tình của dòng sông Đà được Nguyễn Tuân khắc họa rõ nét, sinh động để làm nổi bật lên hình tượng người lái đò sông Đà. Nhà văn đã khéo tưởng tượng ra cảnh chiến đấu ác liệt giữa con người và thiên nhiên với một giọng văn tràn đầy không khí trận mạc, hào hùng. Dù thiên nhiên có hung bạo như quỷ dữ thì vẫn phải khuất phục trước lòng dũng cảm, trí tuệ và sự can trường của ông lão. Chiến thắng ấy là chiến thắng ý chí quyết tâm vượt qua thử thách gian khó trong cuộc sống. Chiến thắng của tài trí, sự hiểu biết và kinh nghiệm của những người nhiều năm gắn bó với nghề sông nước. Tác phẩm đã ca ngợi vẻ đẹp của người lao động bình dị nhưng góp phần làm nên những chiến thắng của con người trong cuộc chiến đấu với thiên nhiên. Người lái đò sông Đà đúng với cái chất vàng mười-“thứ vàng đã được thử lửa” trong tâm hồn những người lao động, cống hiến âm thầm cho đất nước.

Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Bài làm 10

Ông làm nghề lái đò trên Sông Đà đã 10 năm. Công việc của ông là chở chè mạn, chè cối về xuôi. Ông là người thích đối đầu với sóng to, gió lớn. Ông có trí nhớ tuyệt vời chỉ lấy mắt là nhớ tỉ mỉ như đinh đóng vào lòng tất cả các luồng nước. Sông Đà bắt nguồn từ Vân Nam -TQ, sông Đà hùng vĩ, hung dữ vì dọc sông có tới 73 con thác. Sông Đà gây nguy hiểm cho người lái đò dọc sông Đà. Vì vậy, ông lái đò Lai Châu phải chiến đấu với thiên nhiên khắc nghiệt, qua các thạch trận, thủy trận. Nhờ kinh nghiệm, trí thông minh, lòng dũng cảm, ông lái đò Lai Châu đã vượt qua những nguy hiểm do Sông Đà gây ra.

Sông Đà không chỉ hung dữ, Sông Đà cũng rất trữ tình. Dọc hai bên bờ sông Đà có những bãi cỏ xanh non với những đàn hươu non đang gặm cỏ. Trong kháng chiến chống Pháp, Sông Đà là chuyến đường thủy để các cô lái đò Quỳnh Nhai vận chuyển lương thực cho kháng chiến. Hòa bình lập lại, Sông Đà lại chứng kiến những đoàn chuyên gia đi thăm dò, khảo sát để bắt Sông Đà phải phục vụ cho sự nghiệp xây dựng Đất nước.

Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Bài làm 11

Ông bạn thơ của Lí Bạch ra đi vào cái thời tiết hoa khói ấy có thấy dồn lên trong từng thớ thịt chất men xuân không thì chưa rõ, nhưng ở tác giả đoạn văn này thì ông như trộn lẫn người mình vào đám hội xuân của chuồn chuồn, bươm bướm, của nắng giòn tan trên sông, của đá ngầm xanh vọt lên mặt nước như bạc rơi thoi, của đàn hươu cúi đầu ngôn búp cỏ tranh đảm sương đêm, của sông Đà thơ mộng theo hồn Tản Đà “Dải sông Đà bọt nước lênh đênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” và của cả những nương ngô mới nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa…

Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã tự coi mình là người “đi tìm cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc … tươi vui và vững bền”. Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân chán ghét, quay lưng với xã hội. Ông tìm thú vui trong “giang hồ xê dịch” để khỏa lấp nỗi cô đơn. Ông dựng lại vẻ đẹp xưa cũ của một thời còn vang bóng để thành kính tôn thờ. Sau Cách mạng, nhà văn tài hoa ấy gắn bó với Tổ quốc, với nhân dân. Ông đi nhiều nhưng là đi để tìm hiểu khám phá, để ngợi ca.

Với tùy bút Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã đem tài hoa, vốn hiểu biết lịch lãm giàu có của mình để ngợi ca thứ “vàng mười” của sông nước Tây Bắc là con sông Đà “hung bạo và trữ tình”, của con người là “tay lái ra hoa” của ông lái đò sông Đà.

Tóm tắt Người lái đò Sông Đà mẫu 12

Người lái đò sông Đà kể lại hành trình tác giả có chuyến đi thực tế lên Tây Bắc để tìm kiếm “chất vàng 10” của con người lao động nơi đây. Tác giả có dịp quan sát con sông Đà vừa dữ dội, hung tợn nhưng lại có những điểm nên thơ và trữ tình. Những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt khiến con sông Đà thật hung bạo nhưng vào những mùa khác nhau con sông lại dịu êm và hiền lành. Những con người tại đây nhất là ông lái đò trở thành những người am hiểu nhất, ông biết rõ mọi cách bố trí địa hình, đá, con thác…từ việc am hiểm kết hợp với sự dũng cảm đã giúp ông chinh phục con sông Đà và đưa khách về bến an toàn. Người lái đò sông Đà là người lao động giỏi giang nhưng cũng thật tài hoa và bản lĩnh.

………………………..

Trên đây Tip.edu.vn vừa giới thiệu tới bạn đọc 11 bài Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung chính của tác phẩm, bên cạnh đó có thêm nhiều ý tưởng xây dựng cho mình những nội dung tóm tắt hay, ngắn gọn, súc tích và vẫn đủ ý để đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kì môn Ngữ văn lớp 12. Chúc các bạn học tốt.

Ngoài tài liệu Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, mời bạn đọc cùng tham khảo thêm kiến thức Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12…… được cập nhật liên tục trên VnDoc để có kiến thức tổng hợp tất cả các môn.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm:

  • Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà
  • Phân tích hình tượng con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
  • Phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12, Ôn thi khối C của Tip.edu.vn để có thêm tài liệu học tập nhé

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post