Chia sẻ những tip thiết thực

Thất bại thị trường do độc quyền

Thất bại thị trường do độc quyền được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Thất bại thị trường do độc quyền

  • 1. Sự tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền
  • 2. Tổn thất phúc lợi xã hội do hành vi của nhà độc quyền

1. Sự tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền

Như các doanh nghiệp khác, nhà độc quyền cũng có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhà độc quyền có quyền lực thị trường và có khả năng điều chỉnh giá, lợi nhuận của họ không phải vô hạn. Điều này xuất phát từ việc đường cầu đối với nhà độc quyền là một đường dốc xuống tuân theo luật cầu. Nếu nhà độc quyền đặt giá quá cao, sẽ có ít người mua sản phẩm. Để tối đa hoá lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ lựa chọn sản lượng sao cho tại đơn vị sản lượng cuối cùng, chi phí biên MC bằng doanh thu biên MR. Hình 5.1 cho thấy rằng nhà độc quyền sẽ sản xuất lượng hàng hoá tối ưu là

Q1. Trong trường hợp sản lượng thấp hơn Q1 (MR>MC), nhà độc quyền sẽ tăng lợi nhuận bằng cách sản xuất thêm hàng hóa và ngược lại. Để bán thêm được sản phẩm thứ mười, nhà độc quyền sẽ phải chấp nhận doanh thu thấp hơn từ sản phẩm thứ chín. Do đó, tại mọi mức sản lượng, giá P luôn luôn lớn hơn doanh thu biên. Tại mức sản lượng tối ưu, mức giá P mà nhà độc quyền đặt ra sẽ lớn hơn chi phí biên MC tương ứng làm cho sản lượng thị trường thấp hơn sản lượng hiệu quả và xã hội phải gánh chịu một tổn thất hiệu quả nhất định do độc quyền gây ra.

2. Tổn thất phúc lợi xã hội do hành vi của nhà độc quyền

Ở hình 5.1, sản lượng hiệu quả đối với xã hội là mức sản lượng Q*, tương ứng với điểm cắt của đường chi phí biên MC với đường cầu thị trường D. Sản lượng tối đa hoá lợi nhuận đối với nhà độc quyền là Q1, tương ứng với giao điểm của đường chi phí biên MC và đường doanh thu biên MR. Vì MR thấp hơn P ở mỗi mức sản lượng dương nên sản lượng Q1 nhỏ hơn Qo. Lượng tổn thất hiệu quả xã hội được biểu thị bằng diện tích tam giác EoE1E2.

lý thuyết kinh tế công cộng

Hình 5.1 Tối đa hóa lợi nhuận của thị trường độc quyền

Tóm lại, thị trường độc quyền gây tổn thất phúc lợi xã hội do người tiêu dùng phải mua một số lượng sản phẩm ít hơn và giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Tiếp theo, nhà độc quyền không có động lực từ sự cạnh tranh để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí hay cải tiến công nghệ. Ngoài ra, lợi nhuận siêu ngạch của độc quyền làm cho thu nhập của các cá nhân trong ngành cũng cao hơn các ngành khác, nhưng lợi nhuận này lại không phải do năng lực mà là do vị thế độc quyền đem lại. Tình trạng này kéo dài có thể làm trầm trọng hóa sự bất bình đẳng trong xã hội – điều mà chúng ta không mong muốn (sẽ được phân tích rõ trong các phần sau).

—————————————

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Thất bại thị trường do độc quyền về sự tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền, tổn thất phúc lợi xã hội do hành vi của nhà độc quyền..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Thất bại thị trường do độc quyền. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng – Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post