Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài Về thăm mẹ, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều

Tham khảo Soạn bài Về thăm mẹ ngắn nhất trang 39 sách Ngữ văn 6 Cánh Diều, học kì I hay nhất do Taimienphi biên soạn và cung cấp dưới đây để có những chuẩn bị tốt nhất cho bài soạn của mình, đồng thời rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm văn học.

Soạn bài Về thăm mẹ ngắn nhất sách Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều

soan bai ve tham me ngan gon ngu van lop 6 canh dieu
Bài thơ Về thăm mẹ lớp 6 Cánh diều ngắn gọn

A. Chuẩn bị

* Tác giả Đinh Khương Nam (1948 – 2018):
– Quê quán: Hà Nội.
– Ông từng là Phó Chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội và là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
* Hãy tưởng tượng em đang trên đường trở về nhà để gặp lại người thân sau một chuyến đi xa. Cảm xúc, suy nghĩ trong em lúc đó như thế nào?
– HS tưởng tượng và trình bày.
Gợi ý:
– Cảm xúc suy nghĩ trong em lúc đó: nôn nóng, háo hức được gặp lại người thân. Em sẽ kể cho họ nghe những câu chuyện trong chuyến đi xa đó.

B. Đọc hiểu

I. Trước khi đọc
1. Từ nhan đề bài thơ và tranh minh họa, hãy đoán xem người trong tranh là ai. Tâm trạng của người đó như thế nào?
Trả lời:
– Người trong tranh là người con.
– Tâm trạng của người đó: cô đơn, buồn bã.
2. Chú ý thể thơ; chỉ ra vần, nhịp, hình ảnh trong bài thơ.
Trả lời:
– Thể thơ: lục bát
– Vần:
+ Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần với tiếng thứ sáu của dòng bát (đông – không, rồi – ngồi,…).
+ Tiếng thứ tám của dòng bát tiếp tục gieo vần với tiếng thứ sáu của dòng lục bên dưới (nhà – ra, mưa – bừa,…).
– Nhịp thơ: 4/2, 4/4.
– Hình ảnh trong bài thơ: quen thuộc, gần gũi “bếp chưa lên khói”, “chum tương”, “nón mê”,…
3. Dấu ba chấm trong dòng thơ ở khổ cuối có tác dụng gì?
Trả lời:
– Tác dụng:
+ Thể hiện cảm xúc nghẹn ngào không nói nên lời của người con.
+ Nhấn mạnh sự trân trọng, nâng niu và kính trọng của con trước những vất vả, hi sinh của mẹ.
II. Sau khi đọc
1. Bài thơ là lời của ai? Thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc như thế nào? (Đối chiếu với dự đoán ban đầu của em để xác nhận hoặc điều chỉnh).
Trả lời:
– Bài thơ là lời của người con.
– Thể hiện cảm xúc về mẹ.
– Đó là cảm xúc thương nhớ nghẹn ngào, xúc động trước những nhọc nhằn, vất vả của mẹ.
Soan bai Ve tham me

Soạn bài Về thăm mẹ, ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều

2. Cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ hiện lên với những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy đã giúp tác giả thể hiện được tình cảm gì?
Trả lời:
– Cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ hiện lên với những hình ảnh: “bếp chưa lên khói”, “chum tương”, “nón mê”, “áo tơi”, “đàn gà mới nở”, “cái nơm hỏng vành”, “trái na cuối vụ”.
– Những hình ảnh ấy đã giúp tác giả thể hiện được tình cảm:
+ Tác giả cảm nhận được tình cảm ấm áp, yêu thương của mẹ dành cho mình “trái na cuối vụ mẹ dành cho mẹ”.
+ Xót xa khi thấy mẹ nhọc nhằn, lam lũ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”.
3. Xác định biện pháp tu từ ở khổ thơ thứ hai và chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy.
Trả lời:
– Biện pháp tu từ ở khổ thơ thứ hai: nhân hóa “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”.
– Tác dụng:
+ Gợi hình bóng mẹ nhọc nhằn, tần tảo quanh năm suốt tháng, dù nắng hay mưa.
+ Thể hiện sự yêu thương, đức hi sinh của mẹ với con.
+ Bày tỏ nỗi đau xót, trầm mặc của con khi chứng kiến nỗi vất vả, lam lũ của mẹ.
4. Điều gì làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”?
Trả lời:
– Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…” là: sau bao ngày đi xa trở về, ngắm nhìn ngôi nhà thân thương này, người con mới nhận ra những điều mình chưa bao giờ thấy được trước đó:
+ Mẹ tần tảo khi đảm đương mọi công việc từ trong nhà đến bên ngoài: cày bừa, chăm sóc đàn gà, cây trái,…
+ Mẹ nhọc nhằn, lam lũ làm việc không quản nắng mưa: nón mê dầm mưa, áo tơi lủn củn.
+ Mẹ luôn nhớ thương, quan tâm tới con: dành cho con trái na cuối vụ.
5. Nhận xét cách gieo vần lục bát trong câu: “Áo tơi qua buổi cày bừa/ Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.”.
Trả lời:
– Theo quy tắc gieo vần trong thơ lục bát, chữ “bừa” gieo vần với chữ “hờ” ở câu thơ dưới.
– Tác giả tuy gieo không đúng vần (ưa – ơ) nhưng nhờ đó, câu thơ trở nên hay và ý nghĩa hơn.
6. Hình dung và tái hiện lại cảnh người con về thăm ngôi nhà của mẹ trong bài thơ bằng cách vẽ tranh minh hoạ hoặc miêu tả bằng lời văn.
Trả lời:
Vào một buổi chiều đông, người con trở về thăm ngôi nhà thân thương ấm áp của mình. Hôm nay, cái bếp bập bùng lửa của ngày xưa vẫn chưa lên khói. Chắc hẳn mẹ đã vắng nhà. Bỗng bất chợt, trời đổ cơn mưa mà không dấu hiệu báo trước. Trong khoảnh khắc ngồi thơ thẩn trước hiên đợi chờ hình bóng mẹ về, người con đưa mắt nhìn cảnh vật. Ở góc sân kia, chum tương đã được che chắn cẩn thận. Cái nón mê cùng áo tơi mẹ dựng ở kia giờ đã phai màu, ngắn lủn củn. Ngoài vườn, đàn gà mới nở có bộ lông màu vàng đang loanh quanh bên chiếc nơm hỏng vành. Và xa xa kia, trái na cuối vụ vẫn được mẹ chăm chút để phần cho con. Mọi thứ như thu hết vào tầm mắt của người con, làm con thêm nghẹn ngào, xót xa trước tấm lòng yêu thương, trìu mến ở mẹ.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

https://tip.edu.vn/soan-bai-ve-tham-me-ngan-gon-ngu-van-lop-6-canh-dieu-71647n
Trên đây là những nội dung quan trọng của bài thơ “Về thăm mẹ” mà em có thể tham khảo. Ngoài ra, Taimienphi còn có những bài văn mẫu lớp 6 khác như:
– Về thăm mẹ: tác giả, thể thơ, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ À ơi tay mẹ
Soạn bài À ơi tay mẹ

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (62 bình chọn)