Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất, Ngữ văn 10 – KNTT

Mở đầu bài 9 với chủ đề Hành trang cuộc sống, các em hãy theo dõi và tham khảo Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất trang 100, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II trên Tip.edu.vn để có những ý tưởng, định hướng phù hợp.

Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất, Ngữ văn 10 – KNTT

soan bai ve chinh chung ta ngan nhat ngu van 10 kntt

Soạn bài Về chính chúng ta ngắn gọn, Ngữ văn 10 – KNTT
 

I. Trong văn bản đọc

*Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần trong văn bản đọc:

1. Suy đoán về dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi

– Dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi:

+ Thu hút sự chú ý của người đọc với những câu hỏi có vấn đề.

+ Từ đó, thúc đẩy người đọc đi tìm câu trả lời khi tìm hiểu văn bản.

2. Câu nào trong đoạn văn thể hiện quan điểm của tác giả?

Câu trong đoạn văn thể hiện quan điểm của tác giả: “Trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không thể hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta.”

3. Xác định hai từ khóa nói lên mối quan hệ giữa con người và thế giới trong đoạn văn.

Hai từ khóa nói lên mối quan hệ giữa con người và thế giới trong đoạn văn: “Chủ thể”, “các nút”.

4. Chú ý biện pháp tu từ điệp ngữ trong văn bản.

Điệp ngữ “chúng ta” được điệp lại nhiều lần nhấn mạnh đối tượng chính của văn bản là chúng ta – con người.

5. Chú ý các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để chứng minh luận điểm: “Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới”.

– Lí lẽ:

+ “Mọi vật đều không ngừng tương tác […] không ngừng trao đổi thông tin về nhau”.

+ Thông tin mà một hệ vật lí này […] của vật này với trạng thái của vật khác”.

+ “Chất liệu căn bản làm nên tư duy […] không ngừng được xây dựng kĩ lưỡng”.

– Bằng chứng:

+ “Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện […] những thông tin được tích luỹ từ trải nghiệm của tôi”.

6. Xác định câu văn khái quát ý tưởng chính của đoạn văn.

“Chúng ta là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên; chúng ta là tự nhiên, là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng vô tận của nó. Đó là những gì chúng ta đã học hỏi được từ hiểu biết không ngừng tăng lên về mọi sự vật của thế giới này”.

7. Hình ảnh nào được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên

Hình ảnh ngôi nhà được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

Soan bai Con duong khong chon Ngu van 10 Ket noi tri thuc voi cuoc song

Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất, Ngữ văn 10 – KNTT
 

II. Sau văn bản đọc

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau văn bản đọc:

Câu hỏi 1 trang 103, SGK Ngữ văn 10 – tập 2:

– Trong văn bản, tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

– Quan điểm ấy được triển khai qua các luận điểm chính:

+ Con người là một phần của thế giới.

+ Tri thức của chúng ta đều phản ánh thế giới.

+ Chúng ta là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên.

+ Tự nhiên là nhà của chúng ta.

Câu hỏi 2 trang 103, SGK Ngữ văn 10 – tập 2:

Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những lí lẽ:

+ Mỗi người là chủ thể quan sát thế giới. Ta không đứng ngoài cuộc, mà nằm trong thế giới đó.

+ Mỗi người sẽ mang theo dấu vết cái mà mình đã tương tác.

+ Sự tồn tại của các giá trị đạo đức, cảm xúc, tình yêu.

– Bằng chứng:

+ “Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của đám mây đen trên trời, một tia sáng chứa thông tin […] không ngừng được xây dựng kĩ lưỡng”.

Câu hỏi 3 trang 103, SGK Ngữ văn 10 – tập 2:

– Các yếu tố miêu tả:

+ “Chúng ta được làm ra từ cùng những nguyên tử, cùng những tín hiệu ánh sáng giống như nguyên tử hay ánh sáng qua lại giữa những cây thông trên núi hay những ngôi sao trong các thiên hà”.

+ “Tiếp giáp với cả đại dương mênh mông những gì chưa biết, rực sáng lên vầng hào quang của sự huyền bí và vẻ đẹp của thế giới”.

=> Tác dụng: giúp cho người đọc có thêm hình dung cụ thể về tính chất của thế giới.

– Các yếu tố biểu cảm:

+ “Ai mà biết rằng còn tồn tại bao nhiêu những điều phức tạp phi thường gì khác, dưới các dạng thức mà có lẽ chúng ta không thể hình dung nổi…”.

+ “Thật là quyến rũ đến mê hồn”.

=> Tác dụng: nhấn mạnh quan điểm của người viết về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

– Biện pháp tu từ:

+ So sánh: “chúng ta là các nút trong một mạng lưới những sự trao đổi”.

+ Điệp cấu trúc: “chúng ta từng tin rằng mình […] với con bướm và cây thông…..”.

=> Tác dụng: tăng thêm sức hấp dẫn, thuyết phục cho bài viết. Từ đó, giúp người đọc dễ hình dung về vấn đề được nói đến.

Câu hỏi 4 trang 103, SGK Ngữ văn 10 – tập 2:

– Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người và thực tại từ góc nhìn bên trong, của một người đứng trong cuộc.

– Từ góc nhìn đó, tác giả thể hiện thái độ chiêm nghiệm, suy ngẫm về bản chất của thực tại, về mối quan hệ giữa con người với thực tế.

Câu hỏi 5 trang 103, SGK Ngữ văn 10 – tập 2:

– Tác giả nghĩ về khả năng nhận thức thế giới của con người:

+ Khả năng nhận thức thế giới của con người đang dần tăng lên nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.

+ Con người cho rằng mình hiểu hết thế giới nhưng sự thật thì chỉ hiểu một phần nhỏ.

=> Vậy nên chúng ta phải luôn học hỏi.

Câu hỏi 6 trang 103, SGK Ngữ văn 10 – tập 2:

Nhận định cuối bài của tác giả Các-lô Rô-ve-li “Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình” thật đúng đắn. Môi trường tự nhiên và chúng ta luôn luôn gắn bó không thể tách rời. Tự nhiên chính là cái nôi sản sinh ra sự sống. Hơn nữa, tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Không ai có thể sống mà tách rời với tự nhiên, với ngôi nhà của mình.

 

III. Kết nối đọc – viết

Nhận thức nào từ văn bản “Về chính chúng ta” mà bạn muốn mang theo trong hành trang cuộc sống của mình? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để chia sẻ về điều này.

Trả lời:

Khi đọc văn bản “Về chính chúng ta” của tác giả Các-lô Rô-ve-li, em nhận ra được nhiều điều về cuộc sống tự nhiên. Để hành trang cuộc sống được đầy đủ, sâu sắc hơn, em muốn mang theo mình những tri thức, hiểu biết về thế giới tự nhiên. Bởi lẽ, con người là một phần của tự nhiên và chúng ta sẽ không bao giờ có thể tách khỏi thế giới này. Tự nhiên mang đến cho ta sự sống. Chúng ta sống, gắn bó mật thiết với thiên nhiên bao la. Mọi hoạt động của con người đều không thể tách rời môi trường tự nhiên. Song, thế giới tự nhiên lại rộng lớn với vô vàn những điều bí ẩn. Vậy nên, mỗi người cần có kiến thức đầy đủ để khám phá.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

https://tip.edu.vn/soan-bai-ve-chinh-chung-ta-ngan-nhat-ngu-van-10-kntt-75342n
Văn bản Về chính chúng ta đã cung cấp cho ta kiến thức về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Em có thể theo dõi thêm nhiều bài soạn văn mẫu lớp 10 chi tiết trên Tip.edu.vn như Soạn bài Con đường không chọn đầy đủ nhất, Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường theo chương trình Ngữ văn 10.

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (132 bình chọn)