Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài Trao duyên, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều

Kiệt tác Truyện Kiều là bức đại thành của nền văn học trung đại Việt Nam. Mỗi đoạn trích trong tác phẩm đều mang những giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Hãy cùng tìm hiểu thêm về kiệt tác này qua phần Soạn bài Trao duyên, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều trên Tip.edu.vn nhé!

Soạn bài Trao duyên

soan bai trao duyen ngu van lop 11 canh dieu

I. Soạn bài Trao duyên – Chuẩn bị:

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:

1. Nhận biết những điểm tương đồng và khác biệt của truyện thơ Nôm so với truyện thơ dân gian.

– Điểm tương đồng:

+ Đều thuộc thể loại văn học dân gian Việt Nam.

+ Đều có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình.

+ Cốt truyện đều có ba phần cơ bản khá giống nhau: Gặp gỡ – thử thách (tai biến) – Đoàn tụ.

+ Nhân vật của truyện thường được phân theo các tuyến nhân vật: thiện – ác, tốt – xấu và được miêu tả thông qua diện mạo, lời nói, hành động.

– Điểm khác biệt:

soan bai trao duyen ngu van lop 11 canh dieu 2

2. Bối cảnh của đoạn trích.

– Đoạn trích là câu chuyện diễn ra sau biến cố của gia đình họ Vương. Thúy Kiều vì thương cha nên đã quyết định bán mình. Nàng phải phá vỡ lời hẹn ước với chàng Kim, đành trao lại duyên cho em gái là Thúy Vân.

3. Nội dung chính của đoạn trích (Kể về ai? Về sự việc gì?…).

– Đoạn trích “Trao duyên” kể về sự kiện Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân, nhờ Thúy Vân thay mình kết duyên cùng với Kim Trọng.

4. Những nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích và tác dụng của chúng.

– Thể thơ lục bát giàu nhạc tính, cách ngắt nhịp linh hoạt, uyển chuyển, lột tả chân thực diễn biến tâm trạng của nhân vật.

– Kết hợp thành thục các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp,… cùng các thành ngữ để thành công xây dựng diễn biến tâm lí đầy mâu thuẫn của Kiều lúc trao duyên.

– Sử dụng từ ngữ chọn lọc, vừa gần gũi vừa uyên bác.

5. Đoạn trích đã làm sáng tỏ được điều gì về “Truyện Kiều” và Nguyễn Du?

– Thể hiện được số phận bi kịch của nhân vật chính.

– Diễn tả được những nét đẹp trong nội tâm, tính cách nhân vật.

– Chứng minh được tài năng của Nguyễn Du trong việc xây dựng và miêu tả nhân vật.

II. Soạn bài Trao duyên – Đọc hiểu:

* Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc:

1. Chú ý lời nói, hành động, lí lẽ của Thúy Kiều khi thuyết phục Thúy Vân.

– Lời nói: “Cậy em em có chịu lời”

– Hành động: bảo Thúy Vân “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.

– Lí lẽ:

+ Dẫn dắt: “Giữa đường đứt gánh tương tư/ Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”.

+ Kể sự tình: “Kể từ khi gặp chàng Kim/…/ Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.

+ Lời nhờ vả: “Ngày xuân em hãy còn dài/…/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”.

2. Thúy Kiều để lại những kỉ vật nào của tình yêu?

– Thúy Kiều đã để lại “chiếc vành”, “bức tờ mây”, “phím đàn” và “mảnh hương nguyền”.

3. Thúy Kiều nghĩ về điều gì nếu chẳng may nàng “thác oan”?

– Kể cả khi nghĩ đến viễn cảnh mình “nát thân bồ liễu”, trở thành “người thác oan”, Kiều vẫn một lòng thủy chung dành tình cảm, sự thủy chung cho chàng Kim. Tuy vậy, nàng lại ý thức về thân phận hẩm hiu của mình.

4. Thúy Kiều nói với ai? Về điều gì? Tâm trạng của Kiều như thế nào?

– Đoạn thơ này là lời Thúy Kiều nói với Kim Trọng về mối duyên ngắn ngủi giữa hai người, về số phận bạc bẽo của mình.

– Khi này, tâm trạng của Kiều đau đớn đến tột độ. Kiều tự trách bản thân đã phụ lòng chàng Kim, đồng thời tuyệt vọng, trách than số phận bạc bẽo.

soan bai trao duyen ngu van lop 11 canh dieu 3

Soạn bài Trao duyên – Ngữ văn 11 Cánh diều

* Soạn bài Trao duyên – Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 trang 47 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều – tập 1:

Đoạn trích “Trao duyên” có thể được chia làm 3 phần:

– Phần 1 (12 câu thơ đầu): Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân nhận mối duyên với chàng Kim thay mình.

– Phần 2 (14 câu thơ tiếp): Kiều trao lại những kỉ vật tình yêu và dặn dò Vân.

– Phần 3 (Còn lại): Kiều đau đớn độc thoại với chính mình.

Câu 2 trang 47 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều – tập 1:

Để thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng, Thúy Kiều đã sử dụng những yếu tố như:

– Lời nói: “Cậy em em có chịu lời”:

+ “Cậy”: Sự nhờ vả, trông đợi, gửi gắm đầy hi vọng, tha thiết.

+ “Chịu lời”: Sự nài nỉ.

– Hành động: “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”:

+ Thái độ khiêm nhường, kính cẩn, trang trọng dành cho người bề trên.

+ Ở đây, Kiều chịu ơn Vân nên muốn Vân ngồi để mình “lạy” và “thưa”.

– Lí lẽ:

+ Kể về đoạn tình cảm giữa mình và Kim Trọng: “Kể từ khi gặp chàng Kim/ Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề”.

+ Nói lên cơ sự khiến mối duyên lỡ làng, tan vỡ: “Sự đâu sóng gió bất kì/ Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.

+ Nói lên lời nhờ vả đối với Vân: “Ngày xuân em hãy còn dài/ Xót tình máu mủ thay lời nước non”.

+ Bày tỏ lòng biết ơn dành cho Vân: “Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”.

Câu 3 trang 47 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều – tập 1:

Sau khi nhờ cậy Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng, bi kịch của Thúy Kiều lại càng tăng bởi vì khi này, Kiều ý thức rất rõ về bản thân. Nàng biết tình cảm của mình dành cho Kim Trọng sâu sắc, thủy chung đến như nào, một lòng muốn hướng về chàng Kim. Thế nhưng thực tại đau đớn, tuyệt vọng đã đẩy nàng ra xa, buộc nàng phải lựa chọn gửi gắm mối duyên lỡ dở cho em gái.

Câu 4 trang 47 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều – tập 1:

Việc Thúy Kiều để lại những tín vật tình yêu đã cho thấy:

– Kiều quyết tâm để lại, gửi gắm mối duyên dang dở này cho Thúy Vân để bước sang trang khác của cuộc đời.

– “Vật này của chung”: Kiều vẫn mang trong mình sự tiếc nuối, không nỡ khi phải dứt bỏ đoạn tình cảm mặn nồng.

Câu 5 trang 47 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều – tập 1:

– Đoạn trích “Trao duyên” là lời của Kiều nói với Thúy Vân, với chàng Kim và nói với chính mình.

– Trong văn bản, lời thoại của Thúy Kiều được chuyển đổi vô cùng linh hoạt, khéo léo. Điều này đã phần nào thể hiện rõ nét tâm trạng, nội tâm nhân vật. Sau khi đưa ra những lí lẽ để thuyết phục Vân nhận mối duyên thay mình, Kiều rơi vào sự mâu thuẫn. Nàng phải dứt bỏ tình cảm sâu nặng, phải từ biệt chàng Kim. Thế nhưng trong lòng nàng vẫn đau đáu hướng về người tình. Để rồi ngay cả khi Vân còn ngồi đó, Kiều đau đớn tự độc thoại, mất luôn ý thức về thực tại mà rơi vào thế giới của riêng mình. Qua đây, ta cũng thấy được rõ hơn sự đau khổ, dày vò mà Kiều phải chịu đựng.

Câu 6 trang 47 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều – tập 1:

Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật được sử dụng trong đoạn trích “Trao duyên”:

– Biện pháp ẩn dụ: “đứt gánh tương tư”, “tơ thừa”,… Nói đến sự tan vỡ của tình yêu lứa đôi.

– Độc thoại nội tâm: “Trăm nghìn gửi lạy tình quân/…/ Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”. Sự đấu tranh, mâu thuẫn trong nội tâm Thúy Kiều khi phải dứt bỏ đoạn tình cảm với người thương.

– Sử dụng các thành ngữ: “phận sao phận bạc như vôi”, “Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”, “trâm gãy gương tan”, … Làm nổi bật, khắc sâu hơn nỗi đau, hoàn cảnh éo le, bi kịch mà Kiều phải chịu đựng.

Câu 7 trang 47 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều – tập 1:

Qua đoạn trích “Trao duyên”, em thấy được Thúy Kiều là người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp. Trước tiên, nàng thể hiện bản thân là một con người sống nghĩa tình. Kiều hiểu điều mình nhờ vải sẽ làm khó cho Vân. Thế nên nàng đã sử dụng những ngôn từ, cử chỉ vô cùng trang trọng để thể hiện lòng biết ơn đến cô em gái. Điều này chứng tỏ nàng cũng hết sức khéo léo, hiểu chuyện, biết trước sau. Đồng thời, em cũng cảm nhận được Thúy Kiều là con người thủy chung, một lòng hướng về người mình yêu. Khi trao duyên, trong lòng nàng nảy sinh nhiều sự mâu thuẫn. Tình cảm dành cho Kim Trọng chưa lúc nào nguôi ngoai khiến Kiều càng thêm tuyệt vọng. Bằng bút pháp miêu tả diễn biến tâm trạng tinh tế, khéo léo, Nguyễn Du đã khắc họa nên một nàng Kiều xinh đẹp, tài hoa, hội tụ nhiều phẩm chất ưu tú nhưng lại phải chịu số phận hẩm hiu, bi kịch

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

https://tip.edu.vn/soan-bai-trao-duyen-ngu-van-lop-11-canh-dieu-76768n
Chỉ cần qua đoạn trích “Trao duyên”, ta đã có thể thấy rất rõ số phận bi kịch cùng những phẩm chất vô cùng đáng quý của nàng Kiều. Hãy cùng tham khảo thêm các bài soạn khác trên Tip.edu.vn để hiểu hơn về kiệt tác “Truyện Kiều” nhé: Soạn bài Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều; Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều; Soạn bài Thề nguyền, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (65 bình chọn)