Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6 – KNTT

Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ vô cùng phong phú đa dạng. Ở bài soạn Thực hành tiếng Việt bài 4 trang 92 Ngữ văn 6, Kết nối tri thức, học kì I do Tamienphi.vn thực hiện dưới đây sẽ cung cấp thêm cho em kiến thức về hai hiện tượng thường gặp trong tiếng Việt đó là từ đồng âm và từ đa nghĩa.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6 – KNTT

soan bai thuc hanh tieng viet trang 92 ngan nhat ngu van lop 6 kntt

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6 – KNTT

 

Gợi ý trả lời các câu hỏi

Câu hỏi 1 trang 92 Sgk Ngữ văn 6 – tập 1
a. “Bóng ngả trăng chênh”: Vùng không được ánh sáng chiếu tới do bị một vật che khuất hoặc hình của vật ấy trên nền.
b. “Bóng đã lăn”: Quả cầu rỗng bằng cao su, da hoặc nhựa, dễ nảy, dùng làm đồ chơi thể thao.
c. “véc-ni thật bóng”: (Bề mặt) Nhẵn đến mức phản chiếu được ánh sáng gần như mặt gương.
=> Từ bóng trong các trường hợp trên đều là các từ đồng âm.

Câu hỏi 2 trang 92 Sgk Ngữ văn 6 – tập 1
a.
– Từ “đường” trong “Đường lên xứ Lạng” là danh từ mang nghĩa chỉ lối đi nhất định, được tạo ra để nối liền hai địa điểm, hai nơi.
– Từ “đường” trong “nguyên liệu để làm đường” là danh từ mang nghĩa chỉ chất kết tinh có vị ngọt, được chế từ mía hoặc củ cải đường.
=> Đây là những từ đồng âm. Vì: hai từ này có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn.
b.
– Từ “đồng” trong “ngó bên tê đồng” là danh từ mang ý nghĩa chỉ khoảng đất rộng và bằng phẳng để cày cấy, trồng trọt, v.v.
– Từ “đồng” trong “hai mươi nghìn đồng” là danh từ mang ý nghĩa chỉ đơn vị tiền tệ cơ bản của Việt Nam.
=> Đây là những từ đồng âm. Vì hai từ trên chỉ có phát âm giống nhau còn nghĩa khác nhau.

Ngu van lop 6 trang 92 tap 1

Soạn văn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6 – KNTT

Câu hỏi 3 trang 93 Sgk Ngữ văn 6 – tập 1
– Nghĩa của từ “trái” trong các ví dụ đều có liên quan với nhau. Vì các từ “trái” này đều định danh những sự vật có hình cầu.

Câu hỏi 4 trang 93 Sgk Ngữ văn 6 – tập 1
– Từ “cổ” đa nghĩa: “cái cổ cao”; “bình cao cổ”.
– Từ “cổ” đồng âm: “cái cổ cao”, “bình cao cổ”, “Phố cổ”.
Câu hỏi 5 trang 93 Sgk Ngữ văn 6 – tập 1
– Từ “nặng” trong câu ca dao mang nghĩa chỉ tình cảm sâu đậm, đong đầy, khó dứt.
– Ví dụ: từ “nặng” được dùng với nghĩa khác:
+ Bao tải này nặng quá!
=> “Nặng”: có trọng lượng lớn.
+ Tiếng Việt có 6 thanh điệu, gồm: thanh ngang, thanh huyền, thanh ngã, thanh sắc, thanh hỏi và thanh nặng.
=> “Nặng”: một thanh điệu của tiếng Việt.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

https://tip.edu.vn/soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-92-ngan-nhat-ngu-van-lop-6-kntt-72070n
Hi vọng qua bài soạn trên, em đã có thêm cho mình định hướng khi làm các bài tập. Mời em xem thêm một số bài văn mẫu lớp 6 khác như:
Soạn bài Chuyện cổ nước mình
Soạn bài Cây tre Việt Nam

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (80 bình chọn)