Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều

Các em đã biết cách giải thích nghĩa của các từ địa phương hay chưa? Nếu chưa, mời các em đến với bài soạn Thực hành tiếng Việt bài 1, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều do Tip.edu.vn cung cấp để tìm cho mình những gợi ý nhé!

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1, Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều

soan bai thuc hanh tieng viet bai 1 ngu van lop 7 canh dieu

Soạn văn 7 Cánh Diều tập 1, bài Thực hành tiếng Việt bài 1

1. Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” của Đoàn Giỏi). Các từ đó được sử dụng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì trong việc phản ánh con người, sự vật?

a. Tía thấy con ngủ say, tía không gọi.
b. Điều đó, má nuôi tôi quả quyết…
c. Chú em cầm hộ lọ muối chỗ vách kia đưa giùm qua chút!
d. Bả không thua anh em ta một bước nào đâu.

Trả lời:

– Giải nghĩa các từ địa phương:
a. tía: bố.
b. má: mẹ.
c. giùm: giúp.
d. bả: bà.
– Các từ địa phương này được sử dụng ở miền Nam Bộ.
– Tác dụng: Thể hiện sự thân thương, gần gũi trong giao tiếp và thể hiện được văn hóa đặc trưng của người Nam Bộ.

Thuc hanh tieng viet lop 7 sach canh dieu

Bài soạn văn mẫu lớp 7: Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1, Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều

2. Những từ nào trong các câu dưới đây là từ địa phương? Chúng được sử dụng ở vùng miền nào? Giải thích nghĩa của các từ địa phương đó và nêu tác dụng của việc sử dụng chúng trong đoạn trích “Dọc đường xứ Nghệ” của Sơn Tùng.
a. Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình dáng các hòn núi nớ hẳn là mắt tiên, cha nhể?
b. Đền ni thờ một ông quan đời nhà Lý đó, con ạ.
c. Việc đời đã dớ dận, mi lại “thông minh” dớ dận nốt.

Trả lời:
– Các từ địa phương là:
a. nớ, nhể:
+ nớ: ấy/ kia
+ nhể: nhỉ.
b. ni: này.
c. dớ dận, mi:
+ dớ dận: ngớ ngẩn
+ mi: mày.
– Các từ địa phương: “nớ, nhể, ni, dớ dận, mi” được sử dụng ở Trung Bộ.
– Tác dụng: Làm cho ngôn ngữ phù hợp với nội dung văn bản, thể hiện sự gần gũi, thân thiết trong giao tiếp, nổi bật đặc trưng văn hóa của con người Trung Bộ.

3. Học sinh viết và luyện phát âm.

4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc.

Đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” đã sử dụng nhiều từ ngữ địa phương tạo cho em ấn tượng sâu sắc. Các từ địa phương được sử dụng như “tía, má, giùm, anh Hai, nhà việc, bả, khám, qua,…” phù hợp với nội dung văn bản, mang đậm sắc thái Nam Bộ khắc họa những đặc trưng trong văn hóa và tính cách con người nơi đây. Phong cách sinh hoạt, sự gần gũi, thân thuộc được tái hiện qua những lời kể, lời nói chuyện hết sức giản dị, mộc mạc của các nhân vật.

Từ địa phương phản ánh cách nói của người dân ở một vùng miền nhất định. Trong văn học, từ địa phương tạo ra sự thân thuộc, gần gũi giữa các nhân vật. Để có thể giải nghĩa từ địa phương, các em học sinh cần hiểu được văn hóa ở mỗi vùng đất.

https://tip.edu.vn/soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-bai-1-ngu-van-lop-7-canh-dieu-70927n
Một số bài soạn cũng nằm trong chương trình học Ngữ văn mẫu lớp 7, sách Cánh Diều:
Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng), Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều, Thực hành đọc hiểu
Soạn bài Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (107 bình chọn)