Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận

Các em hãy cùng tham khảo Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận để hiểu được khái niệm thuyết trình, tranh luận, biết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, hợp lí khi tranh luận.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

luyen tap thuyet trinh tranh luan trang 91 sgk

Soạn bài Luyện tập thuyết trình, tranh luận trang 91 SGK

 

Luyện tập thuyết trình, tranh luận trang 91 SGK, Ngắn 1

Câu 1 (trang 91 sgk Tiếng Việt 5): Đọc lại bài Cái gì quý nhất sau đó nêu nhận xét:
a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề gì?
b) Ý kiến của mỗi bạn như thế nào? Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến đó ra sao?
c) Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì? Thầy đã lập luận như thế nào? Cách nói của thầy thể hiện thá độ tranh luận như thế nào?

Trả lời:
a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Cái gì quý nhất trên đời.
b) Ý kiến của mỗi bạn và lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến:

– Hùng: quý nhất là gạo
Lí lẽ: không ăn thì không sống được.

– Nam: thời gian quý nhất
Lí lẽ: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, tiền bạc.

– Quý: vàng bạc quý nhất
Lí lẽ: Có vàng là có tiền, có tiền là mua được lúa gạo, vàng bạc.

c) Ý kiến của thầy giáo
– Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận người lao động là quý nhất.
– Thầy lập luận: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.

– Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận: thầy giáo tôn trọng và công nhận ý kiến của người đối thoại.
+ Công nhận ý kiến của Hùng, Quý, Nam.
+ Nêu ra câu hỏi (ý kiến của thầy): “Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ?”, rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh.

Câu 2 (trang 91 sgk Tiếng Việt 5): Hãy đóng vai một trong ba bạn (Hùng, Quý, Nam) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục.

Trả lời:
Học sinh tự đóng vai.

Câu 3 (trang 91 sgk Tiếng Việt 5): Trao đổi về cách thuyết trình, tranh luận.

Trả lời:
a) Những câu trả lời đúng được sắp xếp theo trình tự: bắt đầu từ điều kiện quan trọng, căn bản nhất:
– Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.
– Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.
– Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng.
b. Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, hòa nhã và tôn trọng ý kiến của người đối thoại, biết lắng nghe và sẵn sàng tiếp thu ý đúng, tránh nóng nảy, vội vã hay bảo thủ, không chịu lắng nghe ý kiến của người khác.

———————–HẾT BÀI 1————————

Ngoài Luyện tập thuyết trình, tranh luận trang 91 SGK, để học tốt Tiếng Việt 3 hơn các em cần tìm hiểu thêm các bài viết khác như Soạn bài Luyện từ và câu: Đại từ cũng như Luyện tập thuyết trình, tranh luận trang 93, 94 SGK nằm trong phần soạn bài SGK Tiếng Viết lớp 5.

 

Luyện tập thuyết trình, tranh luận trang 91 SGK, Ngắn 2

Bài tập 1
a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Cái gì quý nhất trên đời?
b) Ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn

Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến
– Có ăn mới sống được.
– Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
– Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.

c) ý kiến, lí lẽ và thái độ tranh luận của thầy giáo
– Người lao động là quý nhât.
– Lúa gạo, vàng, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc, thì giờ cũng trôi qua vô vị.
– Thầy tôn trọng người đối thoại, lập luận có tình có lí:

  • Công nhận những thứ Hùng, Quý, Nam nêu ra đều đáng quý (lập luận có tình).
  • Nêu câu hỏi “Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ?” rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh (lập luận có lí).

Bài tập 2
Học sinh đóng vai, nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng.

Bài tập 3

a) Muốn thuyết trình, tranh luận về một vấn đề, cần có những điều kiện:
– Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận nếu không thì không thể tham gia thuyết trình tranh luận.
– Phải có ý kiên riêng về vấn đề thuyết trình, tranh luận. Không có ý kiến riêng nghĩa là chưa hiểu rõ ràng, sâu sắc vấn đề hoặc không dám bày tỏ ý kiến riêng, sẽ dễ nói dựa theo người đối thoại.
– Phải biêt cách nêu lí lẽ và dẫn chứng. Có ý kiến rồi còn phải biết trình bày lập luận để thuyết phục người đối thoại.
– Khi thuyêt trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, hòa nhã, tôn trọng người đối thoại, tránh nóng nảy, bảo thủ. Phải có ý kiến riêng, nếu không có sẽ dễ nói dựa, nói theo người khác.

———————–HẾT———————–

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Cái gì quý nhất, tập đọc nhằm chuẩn bị trước nội dung bài Tập đọc: Cái gì quý giá nhất SGK Tiếng Việt lớp 5.

https://tip.edu.vn/luyen-tap-thuyet-trinh-tranh-luan-trang-91-sgk-39665n

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post