Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài: Ôn luyện về dấu câu

Soạn bài: Ôn luyện về dấu câu

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm bài

Soạn bài: Thuyết minh về một thể loại văn học

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tổng kết dấu câu

Từ lớp 6 đến lớp 8, các em được học 10 loại dấu câu. Mỗi loại dấu câu có một công dụng riêng, cụ thể như sau:

Ví dụ: ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.

Ví dụ: – Có đồng nào, cụ nhặt nhanh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

(Nam Cao)

Ví dụ: Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.

(Nam Cao)

Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai con mắt long sòng sọc.

(Nam Cao)

Ví dụ: Văn học dân gian thể hiện tâm lý gắn bó sâu nặng với nơi chôn rau cắt rốn; tâm lý hướng về cội nguồn dân tộc; đề cao lối sống trách nhiệm với cộng đồng; đề cao lối sống trọng nghĩa, quý tài; tự hào về quê hương bản quán.

Ví dụ:

Tre xanh, Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh

(Nguyễn Duy)

Ví dụ: Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên và cười hỏi:

Ví dụ: Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”.

(Nguyễn Ái Quốc)

Ví dụ:

+ Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang!

– Bác trai khá rồi chứ?

(Ngô Tất Tố)

+ Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắng lại, khóc mắt tôi đã cay cay.

(Nguyên Hồng)

Ví dụ:

Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngâm dài ra thật ngọt, thật rõ quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.

(Nguyên Hồng)

2. Các lỗi thường gặp về dấu câu

Trong khi viết, ta thường mắc một số lỗi về dấu cau như sau:

Ví dụ: Tác phẩm “Tắt đèn” làm chúng ta vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao gia đình nông dân phải sống những ngày khốn cùng trong mùa sưu thuế.

Ví dụ: Qua tác phẩm này. Tác giả cho người đọc cảm nhận về một thành phố Huế đẹp, thơ mộng nhưng rất anh hùng.

Ví dụ: Giọng nói của bà tôi khắc sâu vào trí nhớ mọi người dễ dàng như những đoá hoa và cũng dịu dàng, rực rỡ đầy nhựa sống.

Ví dụ: Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này bắt đâu? Anh hãy có thể cho tôi một lời khuyên được không! Đừng bỏ mặc tôi lúc này.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Hãy chép đoạn văn dưới đây và điều dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn:

Cai lệ không để cho chị nói hết câu ( ) trợn ngược hai mắt ( ) hắn quát ().

( ) Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ( ) sưu của nhà nước mà dám mở mồn xin khuất ( ).

Chị Dậu vẫn thiết tha ( )

( ) Khốn nạn ( ) nhà cháu đã không có ( ) dẫu ông có chửa mắng cũng đến thế thôi ( ) Xin ông trông lại ( )

Cai lệ vẫn giọng hầm hè ( )

( ) Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ ( ) thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi ( ) chửi mắng thôi à ( )

Rồi hắn quay sang bảo anh người nhà lý trưởng ( )

( ) Không hơi đâu mà nói với nó ( ) trói cổ thằng chồng nó lại ( ) điệu ra đình kia ( )

(Ngô Tất Tố)

Gợi ý:

Mẫu: Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

–  Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu cho nhà nước mà dám mở mồn  xin khất!…

2. Viết một đoạn văn hội thoại ghi lại cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con, trong đó có sử dụng các dấu câu đã học.

Gợi ý:

Yêu cầu: Đúng chủ đề, sử dụng thích hợp các loại dấu câu.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (129 bình chọn)