Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, CTST

Tham khảo bài soạn Nói và Nghe: thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi ngắn nhất, trang 72, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo, học kì I dưới đây để có những ý tưởng, định hướng tốt nhất cho bài trình bày của mình, em nhé!

Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi, Ngữ văn lớp 7, CTST

soan bai noi va nghe thao luan nhom ve van de gay tranh cai ngan gon ngu van lop 7 ctst

Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7, CTST

 

Bước 1: Chuẩn bị

* Thành lập nhóm và phân công công việc:
– Một nhóm khoảng 4 – 6 thành viên.
– Trưởng nhóm: phân công nhiệm vụ, theo dõi tiến độ của các thành viên, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận.
– Thư ký phụ trách ghi chép các ý kiến của thành viên trong nhóm.
* Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận:
– Nhóm trưởng thông báo tới các thành viên về vấn đề cần bàn luận.
– Mỗi thành viên chuẩn bị tư liệu, đưa ra ý kiến (lí lẽ và bằng chứng) về vấn đề cần thảo luận.
* Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận:
– Đưa ra mục đích của buổi thảo luận.
– Dự kiến thời gian thảo luận của nhóm.
 

Bước 2: Thảo luận

* Trình bày ý kiến:
– Nhóm trưởng dẫn dắt để lần lượt các thành viên trình bày quan điểm, ý kiến.
– Thư ký ghi chép ngắn gọn và tổng hợp các ý kiến.
* Phản hồi ý kiến:
– Cả nhóm nhóm tập trung phản hồi các ý kiến quan trọng, được nhiều thành viên quan tâm.
– Các thành viên lần lượt phản hồi ý kiến dưới sự dẫn dắt của nhóm trưởng.
– Thư ký ghi lại ngắn gọn các ý kiến: đồng tình, phản bác hoặc đang được tranh luận.
* Thống nhất ý kiến:
– Thư ký tóm tắt ngắn gọn tất cả các ý kiến được đưa ra trong buổi thảo luận.
– Các thành viên cùng nhau đưa ra kết luận thống nhất về vấn đề.
– Trong quá trình cả nhóm thống nhất mà vẫn có những ý kiến khác thì sẽ bảo lưu ý kiến đó để tìm tòi hoặc tổ chức cuộc họp khác để đi đến kết quả chung.

Thực hành nói: Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Di chuyển bằng xe buýt (bus) – nên hay không?
 

I. Dàn ý: Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Di chuyển bằng xe buýt (bus) – nên hay không

1. Mở đầu: Giới thiệu vấn đề mà nhóm thảo luận: Di chuyển bằng xe buýt (bus) – nên hay không?
2. Nội dung chính: lần lượt trình bày ý kiến của nhóm:
– Nên tham gia di chuyển bằng xe buýt (bus):
+ Di chuyển bằng xe buýt giúp giảm tải áp lực giao thông, giảm thiểu khí thải độc hại trong môi trường.
+ Tiết kiệm chi phí đi lại.
+ Hạn chế được một số tác động bên ngoài như: thời tiết, va chạm trên đường.
– Các ý kiến khác:
+ Để tiết kiệm thời gian khi di chuyển bằng xe buýt, mỗi người cần lên rõ lịch trình, tra cứu thời gian xe buýt di chuyển hoặc tải sẵn các ứng dụng trên điện thoại thông minh.
+ Cần tỉnh táo, cẩn thận bảo quản đồ dùng của bản thân.
3. Kết thúc:
Khẳng định lại vấn đề cần thảo luận.
Ngu van lop 7 Chan troi sang tao bai 3

Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, CTST

 

II. Bài nói mẫu: Thảo luận nhóm về vấn đề: Di chuyển bằng xe buýt (bus) – nên hay không? – Ngữ văn

Xin chào cô và các bạn. Em tên là Minh Thái. Trong tiết Nói và nghe hôm nay, em xin thay mặt cho nhóm 5 trình bày suy nghĩ về vấn đề “Di chuyển bằng xe buýt (bus) – nên hay không?”.
Thưa cô cùng các bạn, ngày nay, chính phủ và nhà nước ta đã đưa ra rất nhiều đề án nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng khi tham gia giao thông. Đến với các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, chúng ta dễ dàng nhìn thấy các phương tiện giao thông trên mọi tuyến đường. Vậy theo các bạn, chúng ta có nên di chuyển bằng xe buýt hay không?
Đứng trước vấn đề này, các thành viên trong nhóm ba đều hoàn toàn đồng ý. Việc di chuyển bằng xe buýt sẽ giúp giảm tải áp lực giao thông, giảm thiểu khí thải độc hại trong môi trường. Không chỉ vậy, nếu đi xe buýt, chúng ta còn tiết kiệm được một khoản lớn về chi phí đi lại. Hiện nay, hầu hết các tuyến xe đều được trợ giá, vé lượt đi trong ngày chỉ khoảng 7000 – 8000 VNĐ, vé tháng dao động khoảng 100.000 – 200.000 VNĐ. Ngoài ra, khi đi xe buýt, chúng ta sẽ hạn chế được một số tác động bên ngoài như: thời tiết, va chạm trên đường,…
Theo khảo sát, nhóm mình thấy có khoảng 30% các bạn không thích hoặc không muốn đi xe buýt. Các bạn ấy cho rằng việc di chuyển bằng phương tiện công cộng tốn rất nhiều thời gian, hay bị móc túi, trộm đồ. Chính vì thế, sau khi thảo luận, nhóm 3 có đưa ra một vài đề xuất. Trước hết, mỗi người cần lên rõ lịch trình, tra cứu thời gian xe buýt di chuyển hoặc tải sẵn các ứng dụng trên điện thoại thông minh để tiện theo dõi. Trong quá trình di chuyển bằng xe buýt, các bạn nên tỉnh táo, cẩn thận bảo quản đồ dùng của bản thân.
Bài thuyết trình của nhóm 3 đến đây là kết thúc. Em xin cảm ơn cô, các bạn đã lắng nghe.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

https://tip.edu.vn/soan-bai-noi-va-nghe-thao-luan-nhom-ve-van-de-gay-tranh-cai-ngu-van-lop-7-ctst-72041n
Khi đứng trước vấn đề có nhiều ý kiến, em và các bạn nên xem xét một cách toàn diện. Tip.edu.vn luôn cập nhật các bài soạn ngắn gọn, chất lượng để đáp ứng việc học của em. Em có thể tham khảo thêm một số nội dung văn mẫu lớp 7 như:
Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
Soạn bài Ôn tập bài 3

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (93 bình chọn)