Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài Luật thơ (Tiếp theo)

Bài tập 1:

So sánh những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong luật thơ ngũ ngôn truyền ở bài Mặt trăng với đoạn thơ năm tiếng bài Sóng của Xuân Quỳnh:

*Giống nhau: 

– Số tiếng: năm tiếng.

– Vần: vần chân, vần liền, vần lưng, vẫn cách, …

– Phéo đối giữa các thanh B – T

*Khác nhau:

Mặt trăng

Sóng

-Gieo vần: độc vần, có tính chất bắt buộc (bên, đen, lên, hèn)

– Ngắt nhịp: chẵn, lẻ linh hoạt: 3/2, 2/3, 1/2/2

– Hài thanh: Tuân thủ niêm, luật, luân phiên luật B-T, niêm B-N, T-T ở tiếng 2,4

– Số câu: hạn định, theo thể loại: tứ tuyệt, bát cú,..

– Gieo vần: theo từng khổ thơ 4 dòng, linh hoạt, có cần cách (thế, trẻ), vần chân ( trẻ, bể, lớn, lên)

– Nhịp tự do: 2/3

– Hài thanh tương đối tự do

 – Số câu: không hạn định

Bài tập 2:

Sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ 7 tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống:

*Gieo vần:

– Vần chân cuối các dòng 1,2,4 giống thơ truyền thống: sông, lòng, trong

– Sử dụng vần lưng (lòng- không) để hỗ trợ => sáng tạo

*Ngắt nhịp: Linh hoạt hơn

– Câu 1 và 2 lại ngắt nhịp 2/5 cho phù hợp với tình cảm và cảm xúc của tác giả trong buổi đưa tiễn người bạn lên đường.

– Câu 3 và 4 theo cách ngắt nhịp 4/3 của thất ngôn truyền thống;

* Hài thanh: cả luật và niêm đều linh hoạt, không gò bó:

– dòng 1 và 4: B-B-B/ B-B-T

– dòng 2 và 3: T-T-B/ B-T-B 

Bài tập 3:

Mô hình âm luật bài thơ Mời trầu:

Quả  cau  nho  nhỏ / miếng  trầu  hôi

         B               T              B     Bv

Này  của  Xuân  Hương / mới  quệt  rồi

       T                  B                T   Bv

Có   phải  duyên  nhau / thì  thắm  lại

          T                  B         T        T

Đừng   xanh  như  lá / bạc  như  vôi

            B              T           B     Bv

Bài tập 4:

 Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới trong đoạn mở đầu Tràng giang (Huy Cận):

– Vần, nhịp, hài thanh đều giống thơ thất ngôn tứ tuyệt. 

+ Gieo vần: vần chân, gieo vần cách (song, dòng) và là vần bằng (B)

+ Ngắt nhịp: 4-3 (như cách ngắt nhịp trong thể thơ thất ngôn bát cú)

+ Hài thanh: theo đúng mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú:

tiếng 2: gợn, thuyền, về, một: T-B-B-T; tiếng 4: giang, mái, lại, khô:  B-T-T-B; tiếng 6: điệp, song, trăm, mấy: T-B-B-T

– Tuy nhiên, cái khác là ở chỗ không áp dụng phép đối một cách nghiêm ngặt như thơ Đường luật.

=>Các thể thơ hiện đại Việt Nam đều kế thừa những yếu tố của các thể thơ truyền thống nhưng không bị bó buộc nghiêm ngặt vào luật thơ.

Giaibaitap.me

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (84 bình chọn)