Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài: Hàn Mặc Tử và bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ miêu tả cảnh đẹp nên thơ và bình yên của thôn Vĩ Dạ – một thôn nhỏ bên bờ sông Hương thơ mộng. Nhưng ẩn ý thật sự của nhà thơ Hàn Mặc Tử là mượn cảnh để tỏ lòng.

I. Nội dung chính cần nắm khi soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ
1. Cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Hàn Mặc Tử
a. Cuộc đời
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí. Ông sinh ra trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa ở tỉnh Quảng Bình. Cha thì mất sớm nên ông sống với mẹ tại Quy Nhơn và hai năm trung học thì ông lại học ở Huế. Sau đó, ông làm việc ở Bình Định một thời gian rồi vào làm việc tại Sài Gòn.

Do mắc căn bệnh phong cùi quái ác, lúc đó chưa có thuốc chữa trị nên những năm cuối đời, ông trở về Quy Nhơn để chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa.

soạn bài đây thôn vĩ dạ của tác giả hàn mặc tửSoạn bài đây thôn vĩ dạ – tác giả Hàn Mặc Tử

b. Sự nghiệp
Tuy cuộc đời của Hàn Mặc Tử chịu nhiều bi thương và chỉ có khoảng 12 – 13 năm sáng tác, sự nghiệp thơ ca của ông không đồ sộ nhưng được đánh giá là một nhà thơ có sức sáng tác mãnh liệt và mang đậm dấu ấn của phong trào thơ mới. Do vậy mà Hàn Mặc Tử cũng đã để lại cho nền văn chương Việt Nam một lượng tác phẩm có giá trị

Những tác phẩm tiêu biểu của ông: Gái Quê, Thơ Điên, Duyên Kì Ngộ, Chơi Giữa Mùa Trăng…

c. Phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử
– Hàn Mặc Tử là một cây bút tạo nên nhiều ấn tượng và gây nhiều chú ý với các nhà phê bình văn học cả ở giai đoạn bấy giờ và sau này.

– Các tác phẩm của ông mang đậm chất trữ tính, lãng mạn đến siêu thực, huyền bí, nhưng lúc nó cũng toát lên tình yêu đời và yêu người tha thiết. Cũng có lẽ vì ông mắc bệnh khá sớm nên những sáng tác của ông đều nói lên nỗi khao khát thầm kín của chính ông- được sống, được yêu thương.

– Nếu là một người yêu thích thơ văn của Hàn Mặc Tử đều có thể thấy được hình ảnh “trăng” xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm của ông. Theo nhiều tài liệu cho biết thì cả cuộc đời của ông bị ánh trăng ám vào, gắn bó vô cùng mật thiết:

+ Hàn Mặc Tử sinh vào tháng 8 âm lịch cũng chính là thời điểm mà trăng đẹp nhất trong năm. Ông cũng lớn lên tại vùng biển Quy Nhơn – đây là vùng núi và biển ôm lấy nhau nên khi trăng lên mang một vẻ đẹp rất thơ mộng và đầy hoang sơ, không chỉ với riêng Hàn Mặc Tử mà với với thi nhân khác thì phong cảnh này là nguồn cảm hứng để viết lên những vần thơ lãng mạn.

+ Những ngày trăng tròn, ánh trăng tác động lên cơ thể và đầu óc của những bệnh nhân phong cùi, gây ra những đau đớn thể xác và tinh thần vô cùng kinh khủng. Để tạm quên và vượt qua nỗi đau đớn đó mà Hàn Mặc Tử đã lựa chọn cách làm thơ để bày tỏ những nỗi niềm trong lòng”Ai mua trăng tôi bán trăng cho”

2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lấy nguồn cảm hứng từ mối tình đơn phương của nhà thơ với bà Hoàng Thị Kim Cúc. Bà Kim Cúc và Hàn Mặc Tử quen nhau tại Quy Nhơn, sau đó ông chuyển vào Sài Gòn làm việc còn bà thì theo gia đình về lại quê gốc là thôn Vĩ Dạ – Huế. Hai người sau đó có thư từ qua lại, một lần bà Kim Cúc gửi cho ông một tấm bưu thiếp vẽ phong cảnh Huế. Chính tấm bưu thiếp và tấm chân tình trong lòng đã tạo cảm hứng cho Hàn Mặc Tử sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

b. Ý nghĩa nội dung tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ
Hình ảnh trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ thật ra không phải là cảnh mà tác giả chứng kiến nhưng chỉ là những cảnh vật xuất phát từ trí tưởng tượng của ông về thôn Vĩ từ những yêu thương và khát vọng trong lòng của ông, nên bài thơ thường xuất hiện những hình ảnh siêu thực mờ ảo như một giấc mơ.

Xem thêm hướng dẫn soạn văn – Ngữ văn 11:

Hướng Dẫn Soạn Chiếc Thuyền Ngoài Xa – Câu Chuyện Về Người Đàn Bà Làng Chài

Hướng Dẫn Soạn Bài Từ Ấy – Tố Hữu ngắn gọn nhất

Soạn Bài Tràng Giang – Huy Cận: Nỗi Buồn Trước Thiên Nhiên Rộng Lớn

II. Hướng dẫn soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ
Câu 1: Phân tích khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ: nét đẹp phong cảnh và tâm trạng của tác giả
– Tác giả mở đầu bài thơ bằng một câu hỏi tu từ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Câu thơ này mang ý nghĩa như một lời trách móc nhẹ nhàng và cũng là lời mời về thăm quê của người con gái tại thôn Vĩ Dạ. Cũng có thể ý thật của câu nói này là lời tự trách bản thân của tác giả vì chưa có dịp về thăm xứ Huế – nơi có người con gái mà ông vẫn luôn nhớ về.

Ở đây nhà thơ sử dụng từ “về chơi” chứ không phải là đến chơi, đến thăm, về thăm bởi vì từ lâu vùng đất này trong lòng ông đã trở nên thân thuộc, việc dùng từ ngữ như vậy thể hiện sự tự nhiên, gần gũi và chân tình.

– Câu tiếp theo: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Khi đọc câu thơ này lên ta có thể hình dung đây là một khung cảnh vào một buổi sáng sớm tinh khôi. Trong câu thơ này, từ “nắng” được lặp lại hai lần muốn nhấn mạnh đặc điểm của cái nắng miền Trung: là một vùng đất đón nắng từ rất sớm, cái nắng của đất miền Trung là một cái nắng chói chang, rực rỡ ngay từ lúc bình mình. Cái nắng sớm này lại hòa quyện với màu xanh mát của hàng cau tạo nên một khung cảnh tươi mát và trong trẻo, không chỉ làm bừng sáng cảnh vật mà còn làm bừng sáng cả tâm hồn người thi sĩ.

Nếu câu thơ này gợi hình ảnh tác giả đang nhìn cảnh vật thôn Vĩ từ xa thì câu tiếp theo “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” lại như đang dẫn dắt ông đi vào những khu vườn xanh mát của thôn Vĩ.

Trong câu thơ ai xuất hiện 2 từ “Vườn ai” mang ngụ ý về một người nào đó luôn trong tâm tưởng của tác giả. Câu thơ này đồng thơ miêu tả một khu vườn vô cùng xanh tươi, “mướt quá xanh như ngọc” là câu cảm thán khen ngợi của tác giả trước cảnh đẹp đó. Phép so sánh “xanh như ngọc” khiến người đọc thấy rằng khu vườn mà tác giả ghé thăm không chỉ đơn thuần là tươi xanh mà nó còn vô cùng trong trẻo, mướt mát.

=> Qua hai câu thơ trên, Hàn Mặc Tử đã gợi lên trong tâm trí cả ông và người đọc một khung cảnh thiên nhiên xanh mát và trong trẻo tại thôn Vĩ Dạ vào sáng sớm

phan-tich-bai-tho-day-thon-vi-da

Hướng dẫn soạn văn Đây thôn vĩ dạ

Câu thơ cuối trong khổ thơ đầu “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” đã làm xuất hiện hình bóng con người khiến cảnh vật các trở nên sinh động, đây có thể chính là chủ nhân của khu vườn mà tác giả đã miêu tả trong những câu thơ trên, là “ai” đó mà Hàn Mặc Tử đã nhắc đến trong câu Vườn ai

Mặt chữ điền là một khuôn mặt phúc hậu, ngay thẳng theo quan niệm của người xưa, cũng có thể là khuôn mặt người thương của tác giả. Hình ảnh “lá trúc che ngang” là một hình ảnh thể hiện sự e ấp, ngại ngùng, nhẹ nhàng mà kín đáo, đây cũng là một nét riêng của người con gái xứ Huế.

=> Khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ tạo nên một nét đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người – một khung cảnh vừa như thật mà cũng vừa như mơ.

Câu 2: Phân tích khổ hai bài Đây thôn Vĩ Dạ: ý nghĩa của hình ảnh gió, mây, sông, trăng
Nếu khổ thơ đầu là cảnh thôn Vĩ Dạ vào lúc bình mình, tươi vui, rực rỡ thì khổ thơ thứ hai làcảnh thôn Vĩ Dạ vào chiều tối khi mặt trời buông xuống trên dòng sông Hương thơ mộng. Toàn bộ khổ thơ này toát lên một cảm giác rất buồn và chia li.

” Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước đìu hiu, hoa bắp lay”

Từ xưa đến nay trong các tác phẩm văn chương, hình ảnh gió và mây luôn gắn liền với nhau, có gió thì mây mới bay. Nhưng trong ý thơ của Hàn Mặc Tử lại là sự chia lìa, mây và gió không còn gắn bó với nhau nữa. Gió với mây được nhân hóa lên như một con người, cũng là ám chỉ sự chia li của hai người có tình cảm với nhau.

Hướng dẫn soạn bài Đây thôn vĩ dạ

Dòng nước đìu hiu là một hình ảnh nhân hóa đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ, dòng nước đìu hiu đó cũng chính là tâm trạng của tác giá: cô đơn trống vắng khi “gió theo lối gió, mây đường mây”. Hình ảnh hoa bắp lay như là những xáo động trong lòng của tác giả, tô đậm thêm cái sự đìu hiu của cảnh vật.

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Hai câu thơ này gợi lên hình ảnh vừa hư vừa thực. Dòng sông không chỉ đơn thuần là dòng nước mà nó được phủ đầy ánh sáng của trăng, trở thành “sông trăng” làm cho không gian thềm huyền diệu và hư ảo. Có lẽ trước sự cô đơn trống vắng đó mà Hàn Mặc Tử mong muốn có một người để tâm sự bầu bạn nhưng không có ai hiểu, chỉ có ánh trắng mới thấu được nỗi lòng của ông. Nhưng ánh trăng vừa như đang ở trước mắt ông lại vừa như rất xa xôi khiến ông không chạm đến được nên mới có câu ” có chở trăng về kịp tối nay?” khiến cho ông đã cô đơn càng trở nên cô đơn hơn

=> Nhìn nhận theo một cách khách quan thì cảnh vật trong khổ thơ thứ 2 rất thơ mộng, nhưng đối với một người mang nặng tâm trạng thì cảnh vật cũng sẽ trở nên buồn bã như chính lòng người.

Câu 3: Phân tích khổ thơ 3 bài thơ đây thôn Vĩ Dạ: tâm sự của nhà thơ
Hai khổ thơ đầu, Hàn Mặc Tử mượn cảnh xứ Huế để nói lên tâm trạng thì ở khổ thơ cuối này, ông đã trực tiếp dùng lời thơ để bộc lộ tâm trạng của mình.

“Mơ khách đường xa khách đường xa”: tác giả một lần nữa dùng phép lặp, cụm từ “khách đường xa” được lặp lại hai lần để diễn tả sự xa cách, sự xót xa trong lòng ông. Có lẽ ông chỉ mãi là một vị khách xa xôi, chỉ có thể đứng từ xa nhìn “em” chứ không thể đến gần. Động từ “mơ” càng khiến cho cảnh vật thêm huyền ảo, không thực, điều này càng tô đậm thêm hình ảnh như trong mơ của câu

“Áo em trắng quá nhìn không ra”

Hình ảnh người con gái mặc áo trắng có thể là hình ảnh thật cũng có thể là hình ảnh xuất hiện trong mơ của tác giả. Bởi vì không thể tiếp cận, bởi vì mơ, bởi vì sự mờ ảo nên Hàn Mặc Tử chỉ thấy được hình bóng của người con gái ấy chứ không thể đến gần để nhìn rõ.

Hướng dẫn soạn văn Đây thôn vĩ dạ

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà”

Ta có thể hiểu câu này theo hai nghĩa:

Nghĩa thứ nhất là nghĩa tả thực: Huế là một vùng đất nhiều sương khói nên hình ảnh sương khói đó khiến cảnh vật trở nên mờ màng khiến cho ông “nhìn không ra” người con gái ấy, chỉ thấy một hình ảnh mơ hồ

Nghĩa thứ hai là nghĩa ẩn dụ: Hình ảnh sương khói ấy như là hình ảnh tự ông mơ, tự ông huyễn hoặc, cũng có thể ám chỉ khoảng cách cả về địa lý và khoảng cách trong tâm hồn – mặc cảm về cuộc đời, mặc cảm về tình người khiến ông không thể nhìn ra được tình cảm của người con gái xứ Huế.

” Ai biết tình ai có đậm đà?”

Đây là một câu hỏi tu từ không mong có lời giải, “ai” là một đại từ phiếm chỉ mở ra hai tầng ý nghĩa cho câu thơ này:

– Ý nghĩa thứ nhất: như là một chút hờn trách của tác giả, không biết tình cảm của ai đó có đậm đà hay lại như khói như sương vừa mờ ảo vừa chóng tan.

– Ý nghĩa thứ hai: liệu ai đó đang ở xứ Huế có thấy hiểu tình cả sâu nặng của người “khách đường xa” hay không? Nhưng người khách ấy vẫn rất yêu mến và quen thuộc với cảnh vật và con người xứ Huế

=> Dù cô đơn, dù bế tắc thì Hàn Mặc Tử vẫn rất tha thiết với cảnh vật và con người, nên ông nhìn cảnh vật thiên nhiên dù buồn nhưng vẫn có vẻ đẹp riêng. Nếu không phải là một người tha thiết với cuộc đời thì đã không viết lên được những vần thơ đẹp như vậy.

Câu 4: Soạn bài đây thôn vĩ dạ – Nghệ thuật
– Tứ thơ là ý chính bao quát toàn bộ bài thờ, tứ thơ đi từ hình ảnh chân thực đến những hình ảnh ngày càng mờ ảo, đây cũng là bút pháp tượng trưng trong thơ của Hàn Mặc Tử. Từ đó mở ra một khung cảnh hư hư thực thực để diễn tả nỗi niềm cảm xúc trong lòng ông.

– Bút pháp là sự kết hợp hài hòa giữ yếu tố tả thực, vừa mang tính tượng trưng, trữ tình để tăng thêm sự lãng mạn của cảnh vật và tô đậm sự trống vắng cô đơn trong lòng ông.

Đây thôn Vĩ Dạ là một tác phẩm rất nổi tiếng của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh đẹp của thôn Vĩ Dạ mà còn là tình cảm, là lời tâm sự của một con người tài hoa nhưng phải chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

5/5 - (127 bình chọn)