Chia sẻ những tip thiết thực

Soạn bài Điệp ngữ

Hoàn thành đáp án cho những câu hỏi đọc hiểu trong phần soạn bài Điệp ngữ sẽ giúp các em nắm vững khái niệm, vai trò cũng các dạng điệp ngữ thường gặp, qua đó biết cách sử dụng điệp ngữ để làm tăng giá trị biểu đạt cho bài văn.

Hướng dẫn giải:

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
Ví dụ:

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
(Xuân Quỳnh)

2. Điệp ngữ có nhiều dạng:
– Điệp ngữ cách quãng (như ví dụ trên đây)
– Điệp ngữ nối tiếp:

Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
(Phạm Tiến Duật)

– Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng):

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Đoàn Thị Điểm)

II. THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP

A. Hướng dẫn làm bài tập trong SGK
1. Yêu cầu của bài tập này là tìm đúng điệp ngữ và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì qua những điệp ngữ đó.
Ví dụ: Đoạn văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
a) Điệp ngữ:
– Một dân tộc đã tan góc (2 lần)
– Dân tộc đó phải được (2 lần)
b) Tác giả dùng điệp ngữ để nhấn mạnh:
– Ý chí gang thép giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
– Khẳng định dân tộc ta phải được tự do và độc lập.
Các em làm tiếp bài ca dao.
2. Yêu cầu của bài tập này là tìm điệp ngữ và chỉ ra dạng của điệp ngữ đó.
a) Tìm điệp ngữ: Xa nhau (2 lần), một giấc mơ (2 lần).
b) Xác định dạng:
– 2 cụm từ “xa nhau” có liền nhau không? (cách 3 chữ “có thể sẽ”) → đó là điệp ngữ cách quãng.
– 2 cụm từ “một giấc mơ” liền nhau (một ở cuối câu trước, một ở đầu câu sau) → đó là điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
3. Đoạn văn này không sử dụng phép điệp ngữ mà mắc lỗi lặp từ ngữ khiến câu văn rườm rà, không trong sáng. Em chữa bằng cách viết gọn lại, bỏ bớt các từ ngữ trùng lặp không cần thiết,
4. Bài này em tự làm. Sau đó trao đổi bài viết với bạn và cùng bạn nhận xét về cách dùng điệp ngữ trong các bài.
B. Bài tập bổ sung
1. Tìm điệp ngữ trong bài Cảnh khuya, cho biết đó là những dạng điệp ngữ gì và tác dụng của nó,
2. Tìm điệp ngữ trong bài Nguyên tiêu (chữ Hán). Đó là dạng điệp ngữ gì, tác dụng của nó ra sao? Trong lời dịch thơ, có còn giữ nguyên được điệp ngữ ấy không? Tác dụng của nó bị hạn chế như thế nào?

—————HẾT——————

Phò giá về kinh là bài học nổi bật trong Bài 5 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 7, học sinh cần Soạn bài Phò giá về kinh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.
 

 

https://tip.edu.vn/soan-bai-diep-ngu-38275n

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post