Chia sẻ những tip thiết thực

Sơ đồ tư duy bài khi con tu hú của Tố Hữu

Để làm tốt một bài văn biểu cảm hoặc 1 bài căn nghị luận các em cần phải tìm hiểu rõ luận điểm và luận cứ của tác phẩm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các em cách vẽ và lập sơ đồ tư duy bài thơ khi con tu hú của Tố Hữu chi tiết và đầy đủ nhất. Nội dung chi tiết các em xem ở bên dưới nhé.

Sơ đồ tư duy bài Khi con tu hú mẫu số 1

Sơ đồ tư duy bài Khi con tu hú mẫu số 2

Sơ đồ tư duy bài Khi con tu hú mẫu số 3

Sơ đồ tư duy cảm nhận bài Khi con tu hú

Giới thiệu tác giả và tác phẩm khi con tu hú

I. Đôi nét về tác giả 

1. Tiểu sử

– Tố Hữu (1906 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành

– Quê quán: Thừa Thiên Huế

2. Sự nghiệp sáng tác

– Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng khi còn đang học ở Huế

– Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 ông được giữ nhiều chức vụ trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, về mặt trận Văn hóa nghệ thuật.

– Ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996

– Phong cách sáng tác: Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ:

– Sang tác vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam

2. Bố cục

– Phần 1: 6 câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên vào hè

– Phần 2: 4 câu cuối: Tâm trạng người chiến sĩ trong tù

3. Giá trị nội dung

– Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy

4. Đặc sắc nghệ thuật

– Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển

– Giọng điệu linh hoạt

– Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường

Bài văn mẫu cảm nhận bài thơ Khi con tu hú

Tố Hữu là con chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám. Thơ Tố Hữu tràn đầy lí tưởng sống cao đẹp đồng thời thể hiện khát vọng sáng tạo không ngừng nghỉ trên con đường nghệ thuật. Bởi thế bài thơ “Khi con tu hú” được trích từ tập “Từ ấy” đã có sức cuốn hút độc giả yêu thơ và say thơ một cách sâu sắc.

Bài thơ bắt đầu bằng tiếng chim tu hú gọi bầy vang vào ngục thất, nơi có một tù nhân đang bị giam cầm.

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.”

Tiếng chim tu hú đã gợi lên trong tác giả nhiều điều về nỗi nhớ và hoài niệm. Tu hú thì gọi bầy; lúa chiêm thì đương chín, trái cây thì ngọt dần. Âm thanh và hương vị thể hiện một khung cảnh của làng quê thân yêu. Chữ “đương chín” và “ngọt dần” gợi tả sự trôi qua của thời gian một cách chậm chạp. Giọng thơ bồi hồi và da diết xuất phát từ không gian mênh mông. Tiếng chim còn gợi lên một không gian tràn ngập màu sắc hình ảnh, âm thanh:

“Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.”

Trong tâm trí tác giả mùa hè rất sinh động và đẹp, màu vàng của lúa đang chín của những quả ngọt, âm thanh rộn ràng của những tiếng ve ngân lên như chào đón mùa hè, tiếng sáo diều… Tất cả đều hiện lên thật đẹp, sinh động gợi lên bao nhiêu rạo rực cho người thanh niên. Nó là bầu trời xanh biếc cao lồng lộng và rộng tới vô tận để cho những cánh diều sáo thỏa sức nhào giữa tầng không… Tất cả sự sống như bừng dậy như bước vào độ chín, tất cả đều chan hòa ánh sáng, rực rỡ, rộng hơn, khoáng đạt hơn. Tác giả phải là một người yêu thiên nhiên, cảm nhận tinh tế mới có thể viết lên những vần thơ đầy sức gợi hình, gợi cảm như vậy. Có thể nói nhà thơ đang ở trong lao nhưng tâm hồn thì vẫn hướng về một không gian bao la nơi có bầu trời xanh, có nắng ấm, có tất cả những gì thuộc về cuộc sống tự do ở bên ngoài. Đằng sau mấy câu thơ là một tâm hồn thật trẻ trung, yêu đời nồng nàn, gắn bó máu thịt với sự sống, nên rất nhạy cảm để nắm bắt mọi biểu hiện phong phú của sự sống ấy trong tạo vật bao la.

Nếu sáu câu trên là cảnh thì bốn câu dưới là tình, là lời phát biểu trực tiếp những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình. Tiếng chim tu hú gọi trời đất vào hè, và mùa hè đã bừng dậy trong lòng người tù cách mạng, vốn đã rất đau khổ, bực bội vì “cảnh thân tù” đêm ngày hằng thèm khát tự do và thèm khát sự sống, thì giờ đây, anh càng cảm thấy không chịu nổi cái phòng giam ngột ngạt này:

“Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.”

Mùa hè đã đến và đang qua, bao âm thanh của hè đã dậy bên lòng, thôi thúc, giục tác giả đạp tan xà lim chật chội, xóa bỏ cảnh tù đày. Lòng uất hận dâng trào khiến tác giả muốn phá tan chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt. Câu thơ “Ngột làm sao chết uất thôi” với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc được nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống chết vì tự do của bản thân cũng như của cả dân tộc. Khép lại bài thơ là tiếng kêu của chim tu hú. Âm thanh ấy góp phần đặc tả tâm trạng người chiến sĩ cách mạng. Tiếng chim gọi bầy… tiếng chim báo mùa gặt, gợi nhớ hương vị và cảnh sắc đồng quê. Tiếng chim khắc khoải giục giã căm hờn, nung nấu tinh thần bất khuất đấu tranh.

Đọc bài thơ đầy tâm huyết của Tố Hữu, là cảm nhận một phần nào tinh thần gang thép của những chiến sĩ cách mạng. Nếu không có một tâm hồn hòa quyện với thiên nhiên làm sao có thế miêu tả một mùa hè như vậy. Bài thơ để lại cho người đọc hai tiếng kêu: tiếng kêu của con chim tu hú và tiếng thét uất hận có tính chất phản kháng tự do của người tù.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post