Chia sẻ những tip thiết thực

Quy định mới về thi thăng hạng giáo viên năm 2022

Tip mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết Quy định mới về thi thăng hạng giáo viên năm 2022.

Quy định mới về thi thăng hạng giáo viên năm 2022 với 6 nội dung chính cần giáo viên nắm rõ và hiểu đó là: không bắt buộc giáo viên phải thi thăng hạng; giáo viên phải đáp ứng điều kiện nào để được thi thăng hạng; trình tự tổ chức thi thăng hạng; điều kiện chọn người trúng tuyển; lương, phụ cấp sau khi thăng hạng như thế nào và biểu phí thi thăng hạng chức danh. Dưới đây Tip đã tổng hợp và nêu rõ từng mục, mời các bạn cùng theo dõi để nắm được nội dung chi tiết.

1. Không bắt buộc giáo viên phải thi thăng hạng

Khoản 1 Điều 31 Luật Viên chức năm 2010 nêu rõ:

Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;

b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó

Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều này, giáo viên được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

Do đó, nếu đơn vị sự nghiệp công lập chưa có nhu cầu, giáo viên chưa đủ điều kiện hoặc không có nhu cầu được thăng hạng và đang làm ở chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm của mình thì không nhất định phải thi thăng hạng.

2. Giáo viên phải đáp ứng điều kiện nào để được thi thăng hạng?

Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT quy định, giáo viên được đăng ký dự thi thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

5. Sau khi thi thăng hạng, lương, phụ cấp giáo viên tính thế nào?

Sau khi trúng tuyển kỳ thi thăng hạng, giáo viên được bổ nhiệm vào hạng chức danh cao hơn liền kề với chức danh trước đây giữ. Về việc xếp lương, phụ cấp sau khi thăng hạng, giáo viên được xếp theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV. Cụ thể:

- Chưa hưởng hoặc đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung: Xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất với hạng mới;

- Tổng hệ số lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ lớn hơn bậc cuối cùng trong hạng mới: Xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong hạng mới. Ngoài ra, còn được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu.

Do đó, tùy vào việc đã hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung chưa và hệ số lương hiện hưởng để xếp mức lương mới theo quy định.

6. Biểu phí thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Mức thu phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức được quy định tại Thông tư 92/2021/TT-BTC như sau:

STT

Nội dung thu

Đơn vị tính

Mức thu

1

Thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng I

- Dưới 50 thí sinh

Đồng/thí sinh/lần

1.400.000

- Từ 50 đến dưới 100 thí sinh

Đồng/thí sinh/lần

1.300.000

- Từ 100 thí sinh trở lên

Đồng/thí sinh/lần

1.200.000

2

Thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II, hạng III, hạng IV

- Dưới 100 thí sinh

Đồng/thí sinh/lần

700.000

- Từ 100 đến dưới 500 thí sinh

Đồng/thí sinh/lần

600.000

- Từ 500 thí sinh trở lên

Đồng/thí sinh/lần

500.000

3

Phúc khảo thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức

Đồng/bài thi

150.000

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post