Chia sẻ những tip thiết thực

Phân tích Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài – Ngữ Văn 12

Lời đề: Phân tích Vợ chồng A Phủ sẽ thấy được cuộc sống khổ cực của nhân dân trước Cách mạng. Đồng thời, tác phẩm còn tố cáo mạnh mẽ xã hội thối nát lúc bấy giờ, từ đó đề cao nhân phẩm và giá trị của con người. Phân tích Vợ chồng A Phủ, ta còn thấy được tấm lòng nhân đạo cùng nét tài hoa trong ngòi bút của Tô Hoài. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tip.edu.vn tìm hiểu, cảm nhận và phân tích Vợ chồng A Phủ nhé!

Là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học hiện đại, nhà văn Tô Hoài được bạn đọc yêu mến bởi ngòi bút tài hoa, sáng tạo cùng trái tim nhân đạo toát lên trong từng trang viết. Với lời kể dung dị, tinh tế và giàu chất thơ, đồng thời khai thác sâu sắc tâm lý nhân vật, nhà văn đã giúp người đọc bước vào mạch văn một cách tự nhiên mà chân thực. Vợ chồng A Phủ là một trong những tác phẩm điển hình cho phong cách sáng tác của Tô Hoài, cũng là những trang viết ghi lại tên tuổi cũng như dấu ấn văn xuôi của nhà văn. Cùng phân tích Vợ chồng A Phủ để thấy giá trị của tác phẩm cũng như tài năng của Tô Hoài.

Giới thiệu tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Trước khi tìm hiểu, cảm nhận và phân tích Vợ chồng A Phủ, chúng ta cần nắm được những nét chính của tác phẩm. Vợ chồng a Phủ là truyện ngắn được Tô Hoài sáng tác vào năm 1952, được in trong tập “Truyện Tây Bắc”. – Tác phẩm này bao gồm hai phần: Phần một kể về cuộc sống tủi nhục của cô gái trẻ tên Mị và chàng trai A Phủ ở Hồng Ngài, đều là nô lệ ở nhà thống lý Pá Tra.

Phần thứ 2 của tác phẩm nói về Mị và A Phủ khi ở Phiềng Sa, lúc này họ thành vợ chồng. Đồng thời cũng được cán bộ A Châu giác ngộ Cách mạng, từ đó A Phủ cũng trở thành tiểu đội trưởng du kích cùng vợ của mình bảo vệ dân làng của mình. Đoạn trích Vợ chồng A Phủ trong sách giáo khoa thuộc phần một của tác phẩm này.

Chỉ vì trả nợ mà Mị trở thành dâu trong nhà thống lý Pá Tra, để rồi phải sống một cuộc sống không giống người. Nơi đó, dù là con dâu nhưng Mị phải sống như một người trả nợ, cô không chỉ bị giam cầm về thể xác mà còn bị giam cầm cả về tâm hồn. Qua lời kể của nhà văn Tô Hoài, ta thấy Mị xuất hiện với cuộc sống tủi nhục ê chề đối lập hẳn với khung cảnh của cuộc sống giàu sang nơi nhà thống Lý. Phân tích Vợ chồng A Phủ, ta sẽ thấy hoàn cảnh đáng thương đầy tội nghiệp của Mị.

Nhà văn Tô Hoài đã gieo vào lòng người đọc biết bao xúc cảm chân thành đầy mãnh liệt khôn nguôi về thân phận con người, mà cụ thể là nhân vật Mị. Cuộc sống của Mị giúp người đọc hình dung ra số phận của những kiếp người trong xã hội cũ nơi miền cao Tây Bắc, những số phận tội nghiệp dưới ách thống trị của bọn chúa đất phong kiến. Có thể nói, phân tích Vợ chồng A Phủ chính là tiếng nói chân thật nhất về cuộc đời của những con người nghèo khổ…Phân tích Vợ chồng A Phủ chính là việc tìm hiểu về hai nhân vật chính là Mị và A Phủ.

phân tích vợ chồng a phủ và hình ảnh về mị và a phủ

Phân tích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài qua nhân vật Mị

Hình ảnh Mị hiện lên khi phân tích Vợ chồng A Phủ là trong hai hoàn cảnh, trước khi trở thành người con dâu gạt nợ và khi đã trở thành con dâu gạt nợ.

Mị trước khi trở thành con dâu gạt nợ

Vốn là người con gái trẻ trung, xinh đẹp và tài năng, đồng thời có nhân phẩm cao đẹp nhưng Mị lại có cuộc sống vô cùng khốn khổ. Mị là cô gái Mông hồn nhiên trong sáng giàu mơ mộng, có tài thổi sáo “thổi lá cũng hay như thổi sáo, có biết bao người mê…”. Không những thế, khi phân tích Vợ chồng A Phủ, ta còn thấy cô gái ấy là người hiếu thảo với cha già và yêu lao động.

Vì nhà nghèo mà phải làm vợ A Sử, đúng nghĩa là cô con dâu gạt nợ “thấp cổ bé họng”. Với sự nhiệt tình của tuổi trẻ, với sự hồn nhiên của mình mà cô đã khuyên cha “con biết cuốc nương, làm ngô, con sẽ cuốc tương, làm ngô trả nợ thay cha, cha đừng bán con cho nhà Thống Lý”. Mị chăm chỉ, cần cù, ý thức được giá trị của cuộc sống tự do nên sẵn sàng lao động để thay cha trả nợ.

Ấy vậy mà, nàng vẫn không thể cuộc sống dưới chế độ cho vay nặng lãi, một xã hội mà người đồng bào dân tộc bị bọn chúa đất áp bức ức hiếp đến tận cùng. Một trong những thủ đoạn thâm độc của chúng khi ép người dân đến con đường cùng chính là cho vay nặng lãi. Phân tích Vợ chồng A Phủ, ta thấy Mị thực sự khó thoát được số kiếp đau khổ.

Mị từ khi trở thành người con dâu gạt nợ

Nguyên nhân của cuộc sống tăm tối ấy chính là để trả nợ – một món nợ truyền kiếp từ thời mẹ cha. Rồi chính tục cướp vợ trình ma đã khiến cô gái mất đi tự do. Cả cường quyền và thần quyền đã bó buộc con người không có cuộc sống tự do.

Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” Nhà văn Tô Hoài đã mở đầu tác phẩm bằng những câu văn chân thực đến nghẹn ngào về số kiếp con người. Phân tích Vợ chồng A Phủ, ta thấy chính dáng vẻ ấy của Mị đã gợi lên hình ảnh của những con người có cuộc sống lầm lũi khổ cực.

Cuộc sống chẳng khác nào địa ngục đã từng khiến cho Mị nghĩ đến cái chết “Một hôm, Mỵ trốn về nhà, hai tròng mắt còn đỏ hoe. Trông thấy bố, Mị quỳ, úp mặt xuống đất, nức nở. Bố Mị cũng khóc, đoán biết lòng con gái”, để rồi bố Mị trả lời thật nghẹn “Không được, con ơi!”. Tìm đến cái chết đâu có dễ, cái xã hội ấy thật đẩy con người đến tận cùng của đau khổ. Sự giải thoát tiêu cực đầy bế tắc ấy với Mị cũng đâu có thể thực hiện được. Cuộc đời thật khéo đùa giỡn, Mị thương cha mà không thể chết. Cô chết thì nợ vẫn còn đó, cái chết không thể thay đổi được sự thật. Cuối cùng, Mị vứt nắm lá ngón xuống đất và chỉ biết khóc. Phân tích vợ chồng A Phủ, ta thấy đây chính là những giọt nước mắt của sự tuyệt vọng tận cùng. Chuỗi ngày tủi nhục đau khổ sẽ kéo dài từ đây…

Một cuộc sống vất vả, lầm lũi không khác gì con trâu con ngựa đối với Mị đã như không còn ý nghĩa. Dù là con dâu của chúa đất, của nhà nhiều đất nhiều thuốc phiện nhưng Mị lại phải lao động như con hầu người ở, không có giây phút nào cho bản thân. “Tước đay, bẻ bắp” những công việc tẻ nhạt cứ lặp đi lặp lại – một cuộc sống vô vị đầy u ám. Phân tích Vợ chồng A Phủ, ta thấy điều này được thể hiện phần nào qua căn phòng của Mị, một nơi không bao giờ có đủ ánh sáng, nhìn ra ô cửa sổ mà chỉ một màu mờ mờ trăng trắng không rõ.

Mị sống như người không hồn và trải qua biết bao những nỗi đau khó tả. Nỗi đau về thể xác khi sống như trâu ngựa không bằng nỗi đau về tinh thần, nỗi cắt cứa trái tim và đau đớn về tâm hồn. Đó chính là niềm đau của người con gái nhận thức và khao khát được tự do, nhưng lại phải sống lầm lũi, sống khi mất đi hạnh phúc và hy vọng.

Phân tích Vợ chồng A Phủ qua tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân

Mùa xuân của yêu thương đã đến, mùa của trăm hoa khoe sắc và cũng là mùa của trai gái hẹn hò, tiếng sáo gọi tình réo rắt lay động tâm hồn người:

Mày có con trai con gái

Mày đi nương

Ta không có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu”

Tiếng sáo ấy gợi lên biết bao nghĩ suy trong tâm trạng của Mị. Những kỉ niệm quá khứ cũng theo đó ùa về. “Mị còn trẻ, Mị vẫn muốn đi chơi”. Ở lâu mãi trong cái khổ nhưng còn người đâu mãi cứ tăm tối. Trong Mị bùng lên biết bao xúc cảm, một tia sáng nhỏ leo lắt khiến lòng Mị phơi phới trở lại. Phân tích Vợ chồng A Phủ, đến đây, ta thấy diễn biến tâm trạng của Mị có sự khởi sắc đáng kể.

Nhà văn đã vô cùng tinh tế khi đưa ra những chi tiết sinh động nhưng vẫn đậm chất chân thực. Tâm lý của Mị đã thay đổi thể hiện qua chi tiết “Mị đứng dậy sắn ít mỡ bỏ vào ống dầu cho sáng,…rồi lấy cái váy hoa…”.

Trong một phút giây nào đó, cái suy nghĩ thoát khỏi địa ngục trần gian đã lóe lên trong Mị. Một suy nghĩ mà giằng xé đầy sự phản kháng, tuy vậy trong lúc đó A Sử đã kịp trói Mị lại. Một người chồng vô nhân tính, một tên vô lại con nhà chúa đất với bản tính thâm độc đã trói Mị lại, thậm chí hắn còn cuốn tóc Mị thật dã man khiến Mị không thể cử động được. Lúc này, những khát khao lóe lên đã bị dập tắt, nước mắt Mị rơi xuống đau đớn biết bao. Phân tích Vợ chồng A Phủ, người đọc không khỏi xót xa cho thân phận của Mị, cho biết bao người dân trong xã hội cũ…

Có thể thấy, Mị là người con gái luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, một sự sống luôn cháy âm ỉ trong tâm hồn người con gái Tây Bắc và chỉ chờ cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.

Xem chi tiết >>> Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông

Khi A Phủ làm mất bò bị phạt trói đứng trong đêm

Trong tình huống ấy, ban đầu thì Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân ấy, Mị lại trở về với cái xác không hồn. Phân tích vợ chồng A Phủ, người đọc sẽ thấy rằng sự A Phủ xuất hiện như một bước ngoặt đối với Mị. Đó là một chàng trai dũng mãnh đầy khỏe khoắn, không hề sợ cường quyền, dám cả gan đánh A Sử khi hắn đã phá vỡ cuộc vui của đám trai làng tìm bạn.

Và chỉ vì đánh A Sử, mà số phận của A Phủ cũng bị rơi vào nhà thống lý Pá Tra.

Chỉ vì đánh A Sử bị thương mà chàng trai A Phủ đã bị đánh bầm dập. Tuy vậy, với bản chất cứng cỏi gan dạ anh vẫn không kêu lên một tiếng. Sự gặp gỡ giữa hai con người ấy đánh dấu bước chuyển đổi của cả hai người.

Mị cảm thấy đồng cảm khi thấy giọt nước mắt của A Phủ. Rồi Mị nhớ đến quá khứ của mình, rồi hiện tại ở nhà thống lý để mà thương cảm sâu sắc hơn. Phân tích vợ chồng A Phủ, ta thấy tâm lý lúc đó của cô gái lại cảm thấy biết thương mình và thương cho kiếp người bị đầy đọa “Có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau… phải chết”.

Bắt gặp ánh mắt của A Phủ, rồi Mị lại nhìn ánh lửa và nghĩ đến cuộc sống của mình, rồi một ánh sáng trong tâm trí lóe lên.

Sự bất bình trước tội ác của nhà thống lý, thương cảm cho chính mình và số phận con người đang bị trói kia, Mị đã quyết định cắt dây cứu A Phủ. Đây chính là kết quả của sự dồn nén, sự đầy đọa áp bức về tinh thần, sự đau đớn về thể xác, bây giờ đã đến lúc phải chấm dứt. Hành động Mị cắt dây trói cho A Phủ cũng thể hiện cô gái trẻ đã cắt sợi dây vô hình trói chặt Mị vào cuộc sống tủi nhục. Hành động ấy nhanh nhẹn và dứt khoát, được Mị thực hiện cũng như việc kết thúc cuộc sống kìm kẹp bó buộc nhà thống Lý. Để rồi hai con người ấy đã trốn đi, lên Phiềng Sa để bắt đầu cuộc sống mới. Đây cũng chính là việc mở ra hạnh phúc và tìm đến với ánh sáng cách mạng.

Phân tích vợ chồng A Phủ qua nhân vật Mị, ta thấy đây là cô gái Tây Bắc không chỉ xinh đẹp, trẻ trung, tài năng, mà khi sống trong tủi nhục lặng lẽ đã quyết định nhanh chóng để đạp đổ cường quyền và thần quyền của bè lũ tay sai thống trị miền núi. Phải thực sự giàu lòng đồng cảm cùng với tinh thần nhân đạo sâu sắc, nhà văn Tô Hoài mới có thể tạo nên những trang viết như vậy.

phân tích vợ chồng a phủ qua số phận của mị

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Số phận của A Phủ qua ngòi bút của nhà văn Tô Hoài được thể hiện là chàng trai mồ côi cha mẹ, không có người thân, lớn lên đi làm thuê, sau đó chỉ vì đánh bị thương A Sử mà trở thành người ở để gạt nợ nhà thống lý Pá Tra.

Trong quá trình thành người ở gạt nợ, A Phủ đã chịu biết bao đau đớn về thể xác khi phải làm những công việc nặng và nguy hiểm “đốt rừng, cày nương, săn bò tót, …”. Nhà thống lý coi A Phủ như con ở, như kẻ hầu người hạ. Chàng trai ấy còn không có giá trị bằng một con bò, làm mất bò để bị trói đứng đến chết.

Phân tích vợ chồng A Phủ, ta thấy nhân vật này tính cách mạnh mẽ ngang bướng ở A Phủ. Lớn lên thì A Phủ trở thành chàng trai tháo vát, cần cù và biết làm mọi việc. Không những thế, phân tích vợ chồng A Phủ ta còn thấy rằng đây là một chàng trai chính trực, biết bất bình trước bất công (khi A Sử lộng quyền) và khao khát tự do khi nén đau để vùng chạy khi được Mị cắt dây trói. Chàng trai ấy mang trong mình lối sống phóng khoáng và mạnh mẽ, biết vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt. Dù bị đối xử bạc bẽo, bị lợi dụng triệt để, sức khỏe bị rẻ rúng thì nhưng con người ấy vẫn luôn khao khát hạnh phúc và tự do.

Xem chi tiết >>> Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài 

Nhận xét về nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của Tô Hoài

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên

  • Khung cảnh miền núi Tây Bắc hiện lên với những phong tục và nét sinh hoạt rất riêng.
  • Cảnh ngày xuân ở đây với nhiều nét chấm phá, màu sắc cùng đường nét tạo hình.
  • Không những thế, phân tích vợ chồng A Phủ cũng cho ta thấy được nghệ thuật tả cảnh của nhà văn còn thể hiện qua cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

  • Tô Hoài đã miêu tả thông qua hành động của Mị và A Phủ dù là rất ít nhưng gây được ấn tượng.
  • Điều này còn thể hiện qua dòng suy nghĩ trong tâm tư nhiều khi chập chờn của Mị.
  • Nhà văn đã diễn tả tâm lý của các nhân vật một cách chân thực và sinh động.

Có thể thấy, khi phân tích vợ chồng A Phủ, ta thấy nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ dung dị, chân thực, linh hoạt và giàu cảm xúc, đậm chất dân tộc. Đây cũng là tác phẩm là kết tinh của giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Mị là hiện thân điển hình cho những số phận đau khổ của đồng bào vùng núi Tây Bắc dưới ách thống trị của thực dân và chúa đất miền núi. Nhân vật Mị trong tác phẩm cũng là ví dụ cụ thể cho bài ca về khát vọng tự do và hạnh phúc. Qua đó cũng thể hiện tài năng của Tô Hoài cũng như tấm lòng trân trọng và yêu quý mà nhà văn đã dành cho nhân vật của mình.

Hy vọng bài viết Phân tích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu. Chúc bạn luôn học tốt!

>>> Xem thêm: So sánh nhân vật Mị và người vợ nhặt để cảm nhận số phận người phụ nữ xưa

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post