Chia sẻ những tip thiết thực

Phân tích tính hung bạo của con Sông Đà ở thượng nguồn trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính hung bạo của con Sông Đà ở thượng nguồn trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Những bài văn mẫu hay lớp 12

  • I. Dàn ý Phân tích vẻ đẹp hung bạo của con Sông Đà ở thượng nguồn
    • Dàn ý Phân tích tính hung bạo của con Sông Đà ở thượng nguồn – Bài mẫu 1
    • Dàn ý Phân tích tính hung bạo của con Sông Đà ở thượng nguồn trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Bài mẫu 2
  • II. Văn mẫu Phân tích vẻ đẹp hung bạo của con Sông Đà ở thượng nguồn 
    • Phân tích vẻ đẹp hung bạo của con Sông Đà ở thượng nguồn – Bài mẫu 1
    • Phân tích tính hung bạo của con Sông Đà ở thượng nguồn trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Bài mẫu 2
    • Phân tích tính hung bạo của con Sông Đà ở thượng nguồn trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Bài mẫu 3
    • Phân tích tính hung bạo của con Sông Đà ở thượng nguồn trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Bài mẫu 4
  • III. Khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường
    • 1. Tiểu sử tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường
    • 2. Phong cách sáng tác của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường
  • IV. Tác phẩm Người lái đò sông Đà
    • 1. Hoàn cảnh ra đời
    • 2. Bố cục (3 phần)
    • 3. Giá trị nội dung
    • 4. Giá trị nghệ thuật
    • 5. Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Tip.edu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Phân tích tính hung bạo của con Sông Đà ở thượng nguồn trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân để bạn đọc cùng tham khảo. Bài phân gồm có 3 mẫu bài phân tích, cho thấy được con sông Đà ở thượng nguồn mạnh bạo, dữ dội lắm với những vách thành hiểm trở… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài phân tích dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

I. Dàn ý Phân tích vẻ đẹp hung bạo của con Sông Đà ở thượng nguồn

Dàn ý Phân tích tính hung bạo của con Sông Đà ở thượng nguồn – Bài mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Người lái đò sông Đà và vẻ đẹp của con sông Đà ở thượng nguồn.

2. Thân bài

a. Cảnh vách đá hai bên sông dựng đứng như vách thành và ở quãng sông hẹp

Có vách đá chẹt dòng sông Đà như một cái yết hầu.

Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bên bờ này sang bên kia.

Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.

Sông Đà còn hung bạo ở những thác nước. Nhiều thác nước như bày sẵn thế trận, sẵn sàng chặn đánh, tiêu diệt người lái đò, lái mảng, đặc biệt đối với những ai xuôi dòng, ở những nơi này, Sông Đà được mô tả như có cả một bầy thủy quái vừa hung hăng, bạo ngược, vừa nham hiểm, xảo quyệt. Lúc thì thác nước khiêu khích, chế nhạo, khi thì hò la, gầm thét, như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lứa, đang phá luống rừng lứa, rừng lứa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Thác nước càng được nhân thêm sức mạnh, sức công phá, tăng thêm mối nguy hiểm đối với nhà đò vì sự góp mặt của hàng ngàn tảng đá to, nhỏ. Mỗi hòn đá được khắc họa như một quái vật từ ngàn năm vẫn kiên trì mai phục nơi đây để bày thạch trận trong lòng sông. Mỗi lần thấy một con thuyền nào nhô vào đường ngoặt sóng là chúng lập tức nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Tác giả để dựng dậy và thổi sự sống vào cho những hòn đá vô tri giác, khiến người đọc hình dung chúng cũng táo tợn, hung bạo như một lũ giặc điên cuồng.

Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp man dại, sức mạnh huyền bí của Sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đây chính là tiềm năng to lớn của Đà giang được con người chinh phục. Đây là “vàng trắng” quý báu của đất nước chúng ta. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nói tới hình ảnh của những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của Sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

III. Khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

1. Tiểu sử tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xa Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Ông học tại Huế hết bậc Trung học, tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Sài Gòn năm 1960 và trường Đại học Huế năm 1964.

Ông từng là Tổng thư kí Hội văn học nghệ thuật Trị Thừa – Thiên, Chủ tịch Hội Văn học Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.

Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Các tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoa trái quanh tôi, Ngọn núi ảo ảnh…

2. Phong cách sáng tác của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

Ông là nhà văn chuyên viết về thể loại bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,… tất cả được diễn đạt trong lối hành văn súc tích, mê đắm và tài hoa.

Ngoài thể loại bút kí, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn sáng tác thơ. Thơ của ông cũng được rất nhiều yêu thích nhờ có nhiều nét đặc sắc trong sáng tác. Các tập thơ của ông đều mang vẻ đẹp của nỗi buồn hoài niệm cùng những suy ngẫm về lẽ sống, cái chết,… có ảnh hưởng rất sâu sắc đến tâm hồn người đọc.

IV. Tác phẩm Người lái đò sông Đà

1. Hoàn cảnh ra đời

– Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó.

– Người lái đò sông Đà là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960)

2. Bố cục (3 phần)

Phần 1 (từ đầu đến “cái gậy đánh phèn”): Vẻ hung dữ của con sông Đà.

Phần 2 (tiếp đó đến “dòng nước sông Đà”): Cuộc sống của con người trên sông Đà và hình ảnh người lái đò sông Đà.

Phần 3 (còn lại): vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà.

3. Giá trị nội dung

Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì quan của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.

4. Giá trị nghệ thuật

Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm.

Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị.

Bút pháp: kết hợp hài hào giữa hiện thực và lãng mạn.

Ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa.

Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo: liên tưởng, tưởng tượng thú vị; so sánh nhân hóa quái dị, mới lạ…

5. Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Nhắc đến thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ ta không thể không nhắc tác phẩm “Người lái đó sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân. Nổi bật lên trong đó là hai hình ảnh: sông Đà – đại diện của thiên nhiên Tây Bắc và ông lái đò – đại diện cho con người. Con sông Đà được tác giả tập trung miêu tả hiện lên với vẻ hung bạo và trữ tình. Trước hết, sông Đà với vẻ hung bạo, hùng vĩ được tái hiện từ các hình ảnh: cảnh đá bờ sông “dựng vách thành”, khúc sông hẹp bị đá chẹt như một cái “yết hầu”, quãng đường Hát Lóong, quãng mường Tà Vát với những cái hút nước chết người, những thác nước đang gào thét trong âm thanh gầm rú ghê sợ… nhưng bên cạnh đó con sông Đà cũng mang một vẻ đẹp trữ tình, dịu dàng, đằm thắm với dòng uốn lượn như mái tóc dài của người thiếu nữ kiều diễm. Nhà văn Nguyễn Tuân phát hiện ra màu sắc tươi đẹp, đa dạng của dòng sông và cảnh vật ven bờ. Dù thiên nhiên có hung bạo như quỷ dữ thì vẫn phải khuất phục trước lòng dũng cảm, trí tuệ và sự can trường của ông lão. Chiến thắng ấy là chiến thắng ý chí quyết tâm vượt qua thử thách gian khó trong cuộc sống. Chiến thắng của tài trí, sự hiểu biết và kinh nghiệm của những người nhiều năm gắn bó với nghề sông nước. Tác phẩm đã ca ngợi vẻ đẹp của người lao động bình dị nhưng góp phần làm nên những chiến thắng của con người trong cuộc chiến đấu với thiên nhiên.

——————————-

Trên đây tip.edu.vn hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính hung bạo của con Sông Đà ở thượng nguồn trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 12 được tip.edu.vn sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 12.

Bài tiếp theo: Phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của con Sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

  • Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô
  • Nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nay

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post