Chia sẻ những tip thiết thực

Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo trong tác phẩm của Nam Cao

Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao để thấy câu chuyện chân thực về bi kịch sinh ra là người mà không được làm người. Tác phẩm này đã để lại nhiều ý nghĩa sâu sắc bởi rất nhiều bi kịch. Đặc biệt là quá trình thức tỉnh hồi sinh cũng như quá trình bị tha hóa của Chí Phèo là những bi kịch thể hiện sâu sắc nhất ý nghĩa nhân văn cùng giá trị nhân đạo của tác phẩm. Bài viết sau đây của Tip.edu.vn sẽ giúp bạn phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo. 

Mở bài: Trước Nam Cao, một số nhà văn khác như Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng,… cũng đã viết về đề tài tha hóa của con người. Nhưng nếu những nhà văn kể trên chỉ tập trung vào sự tha hóa bề ngoài thì Nam Cao lại khác. Ông đã dùng ngòi bút và tài năng của mình để xoáy sâu vào đời sống bên trong, thế giới nội tâm sâu thẳm nhất của con người để phản ánh phương diện tha hóa của họ. Nhờ thế các nhân vật của Nam Cao được thể hiện dưới nhiều góc độ, nhiều cung bậc đa dạng khác nhau. Trong đó, Chí Phèo được coi là điểm sáng, đồng thời cũng là nhân vật điển hình nhất cho lớp nhân vật tha hóa của nhà văn Nam Cao nói riêng, của văn học Việt Nam hiện đại nói chung.

Một số nét cơ bản về Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo 

Khi phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo, để cảm nhận rõ nét và sâu sắc nhất, người đọc cần nắm được những nét chính về tác giả và tác phẩm. 

Giới thiệu những nét chính về nhà văn Nam Cao 

Nam Cao sinh năm 1917 và mất năm 1951, tên khai sinh của ông là Trần Hữu Tri. Nam Cao sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân. Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có lẻ lạnh lùng vụng về, ít nói nhưng đời sống nội tâm lại rất phong phú, luôn luôn sôi sục, có khi căng thẳng.

Nhà văn Nam Cao là một cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông được coi là một hiện tượng văn học đặc biệt như nhà văn Lê Đình Kỵ đã từng nhận xét: “Trong văn xuôi trước Cách mạng, chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo, gân guốc, soi mói như của Nam Cao”. Những trang viết của Nam Cao không chỉ là những cách tân độc đáo về mặt nghệ thuật mà đó còn là những nỗi đau về sự tha hóa của con người trong xã hội đương thời.

Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Chí Phèo 

Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in xuất bản lần đầu nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày, tác giả đặt tên là Chí Phèo. Nam Cao sáng tác từ năm 1936, nhưng đến tác phẩm Chí Phèo, nhà văn mới khẳng định được tài năng của mình. 

Chí Phèo được xem là một trong những kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại – một truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, đồng thời cũng chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn. Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo cũng như quá trình thức tỉnh của Chí sẽ thấy ngòi bút chân thực đến từng chi tiết cũng như giá trị nhân văn của tác phẩm này. 

Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo qua nguyên nhân

Chí Phèo vốn là một kẻ “hiền lành như đất” , được một người đi bắt lươn nhặt về từ cái lò gạch cũ bị bỏ hoang.  Xuất thân của hắn vốn là đứa trẻ mồ côi nhưng bi kịch của hắn không chỉ dừng lại ở đó, không chỉ bị cha mẹ bỏ rơi mà hắn còn bị chính xã hội mà mình đang sống ruồng bỏ. Chính cái xã hội đen tối, tàn nhẫn đó đã đẩy hắn vào con đường tha hóa, đẩy hắn vào cái bi kịch mà khi hắn muốn quay đầu cũng không được. Hắn càng cố gắng vùng vẫy thì càng bị lún sâu hơn. Để rồi đã dẫn đến một cái chết đầy bi kịch, ai oán.

Nhắc đến nguyên nhân tha hóa của Chí Phèo thì chắc chắn không thể bỏ qua được nhân vật Bá Kiến, một tay chánh tổng khét tiếng của làng Vũ Đại. Khi phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo, ta không thể không nhắc đến dấu mốc quan trọng nhất, đánh dấu cho sự tha hóa của Chí Phèo là khi hắn đến làm canh điền cho Bá Kiến. Khi mà vì cơn ghen của lão mà Chí bị đẩy vào con đường tù tội. 

Tại đây, những thủ đoạn bẩn thỉu, những góc khuất đen tối nhất của xã hội đã dần ăn mòn con người hắn, biến hắn trở thành một kẻ “trông gớm chết”. Hắn biến đổi, cả về ngoại hình lẫn nhân cách.

Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo qua phương diện cụ thể

“Nhân chi sơ tính bản thiện” – mỗi con người khi mới sinh ra đều là những con người thiện lương. Nhưng dưới sự tác động của những yếu tố khác nhau con người sẽ dần thay đổi theo những chiều hướng khác nhau. 

Các nhân vật của Nam Cao cũng vậy, họ xuất phát hầu hết đều là những người dân lương thiện, thật thà, chất phác nhưng họ lại bị xã hội xô đẩy khiến họ đánh mất chính mình, đánh mất luôn cả thứ gọi là “tính người”. Và cứ thế, họ dần trượt dài trên con đường tha hóa như một quy luật không thể nào thay đổi được, Chí Phèo cũng không phải là ngoại lệ.

Sự tha hóa về ngoại hình của Chí Phèo

Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo đầu tiên cần đề cập đến sự tha hóa về ngoại hình của Chí. Những năm tù đày đã khiến Chí Phèo trở thành một kẻ tha hóa, kẻ lưu manh của làng Vũ Đại. 7 -8 năm là khoảng thời gian dài đủ để một con người thay đổi cả về hình hài lẫn nhân tính.  Hắn giờ đã “thay da đổi tính”, biến dạng, xấu xí và tha hóa đến mức không ai nhận ra hắn.

Một chàng canh điền hiền lành, lương thiện là thế bỗng chốc trở thành một kẻ thảm hại, biến chất. Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu hắn thì trọc lốc, cái răng lại cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen cùng với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, nào phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!. 

Đâu còn khuôn mặt lương thiện nữa, khuôn mặt Chí giờ đã trở thành khuôn mặt của một con quỷ dữ, một khuôn mặt “cơng cơng”, “nó không còn phải là mặt người; nó là mặt của con vật lạ, nó vằn dọc vằn ngang, không thứ tự, biết bao nhiêu là sẹo”.

phân tích quá trình tha hóa của chí phèo trong tác phẩm của nam cao
Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo trong tác phẩm của Nam Cao

Sự tha hóa về nhân tính của Chí Phèo

Ngoại hình của Chí Phèo trông đáng sợ là thế, gớm ghiếc là thế nhưng cũng không đáng sợ bằng sự tha hóa trong nhân tính của hắn. Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo sẽ thấy chính cái xã hội rối ren, phức tạp lúc bấy giờ đã cướp đi cả hình hài và nhân cách của hắn. Khiến hắn từ một kẻ “thấy nhục hơn là thấy thích” khi bị bà ba bắt bóp tay chân trở thành một kẻ chỉ biết uống rượu và chửi bới.

Dường như hắn sống chỉ để say, hắn triền miên trong những cơn say. Say rồi hắn chửi,  hắn chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi “đứa chết cha nào không chửi nhau với hắn”, rồi hắn chửi cả “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này!”. Hắn chửi như vậy, nhưng nào có ai thèm đáp lại lời hắn, vì đã chẳng còn ai coi hắn là một con người nữa.

Bây giờ Chí không khác gì con quỷ, mà ai lại đi chửi nhau với quỷ làm gì. Không ai quan tâm đến hắn “Thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu!”. Còn hắn, càng say hắn càng chửi. Dường như hắn đang chửi chính sự bất lực, sự bế tắc của chính bản thân mình, hắn chửi vì sự bất công đối với mình, hắn chửi như muốn ai đó để tâm đến hắn, công nhận sự tồn tại của hắn. Nhưng kết quả chỉ là sự tuyệt vọng.

Một kẻ chỉ biết say bây giờ lại vì đồng tiền trở thành một kẻ chuyên rạch mặt ăn vạ. Hắn“…lăn lộn dưới đất, rồi vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt. Máu ra loe loét…. Dường như nỗi đau thể xác đã chẳng còn là gì so với hắn vì hắn như đã chết từ lâu rồi.

Phần “con” trong người Chí trỗi dậy, cái mãnh lực đen tối tiềm tàng trong hắn cứ thể nhen nhóm dần lên. Thật không may cho hắn, vì đúng vào giai đoạn bế tắc của cuộc đời này hắn đã gặp Bá Kiến, một kẻ đầy mưu mô, thủ đoạn và xảo trá. Và cứ thế, “lửa to gặp gió lớn” hắn đã trở thành nô lệ của đồng tiền, trở thành tay sai cho Bá Kiến. 

Hắn đã trở thành chính con người mà trước kia hắn căm ghét nhất, “ hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện”. Nhưng hắn nào có nhận thức được việc hắn làm, vì lúc nào hắn cũng say, hắn đâu có tỉnh bao giờ. Vì vậy, con quỷ dữ đó vẫn thường tự đắc lắm “anh hùng làng này đếch có ai bằng ta”.

Chí đáng trách, nhưng cũng đáng thương. Bởi vì hắn vốn không hề muốn như vậy, nhưng xã hội chèn ép, đẩy hắn đến bước đường “tha hóa”. Hắn cũng đau khổ lắm, nên hắn mới say, hắn mới chửi. Hắn chửi người mà như chửi chính mình. Mà cái xã hội này, cái làng Vũ Đại này cũng đâu phải có mình Chí bị đẩy đến bước đường này. 

Trước Chí còn có binh Chức, một kẻ “hiền như cục đất”, “mới quát một tiếng thì đã đái cả ra quần”. Ấy vậy mà sau một thời gian hắn cũng trở thành một kẻ giết người, ai nghe cũng phải lạnh gáy. Những tưởng Chí rồi cũng giống như binh Chức trở thành tay sai cho bá Kiến và rồi cũng sẽ chết trong một lần đòi nợ, ăn vạ nào đó. Nhưng với cái nhìn nhân đạo, Nam Cao đã nhìn thấu suốt tận đáy thẳm sâu trong con người dù đã bị tha hóa biến chất của Chí Phèo để khám phá ra phần đẹp đẽ nhất, tinh túy, mang bản chất con người nhất của hắn.

Cuộc gặp gỡ Thị Nỡ và những đổi thay ở Chí Phèo 

Chính sự xuất hiện của Thị, một người đàn bà hớ hênh, xấu xí, ngẩn ngơ đã đánh thức bản chất lương thiện vốn có trước đây của Chí. Thị tuy xấu xí nhưng đối với Chí, sự xuất hiện của Thị như là ánh mặt trời giữa mùa đông. Chính người đàn bà ấy, một người đàn bà cũng ở dưới đáy xã hội, cũng bị khinh miệt như Chí lại là người đốt lên ngọn lửa lương tri còn sót lại trong người hắn. Thị đã chạm đến trái tim hắn.

Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo để thấy một con người bị tha hóa đến mức chỉ biết say, biết chửi, biết ăn vạ, đập phá ấy lại biết tỉnh, biết sợ rượu. Hắn bắt đầu có những cảm xúc của con người, hắn thấy nôn nao, hắn nghe thấy “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!”. Chim lúc nào cũng hót, nhưng trước đây hắn đâu có tỉnh, không tỉnh thì sao biết cảm nhận. Nhưng bây giờ, hắn đã biết vui, biết sợ cô độc.

Trước giờ hắn chỉ biết cướp phá, biết ăn vạ. Vì vậy khi nhận được bát cháo hành của Thị cho, hắn đã khóc. Một con quỷ thì sao biết khóc, chỉ có con người mới biết khóc. Âm thanh buổi sáng, mùi vị của bát cháo hành và cả sự quan tâm, chăm sóc của Thị đã lay động tâm hồn hắn. Hắn muốn làm người, nhưng xã hội đầy rẫy sự khắc nghiệt này lại một lần nữa dập tắt đi niềm hy vọng của hắn.

Xem chi tiết >>> Phân tích Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở – Ngữ Văn 11

Chí Phèo chết khi đang trên bước đường hoàn lương

Thế nhưng cuối cùng, tình yêu thương ấy lại không trọn vẹn. Tình yêu thương, hơi ấm tình người mà Chí vừa có được lại bị vỡ tan đi bởi định kiến nơi bà cô Thị Nở. Thị cự tuyệt hắn. Một lần nữa, cuộc đời Chí Phèo lại lâm vào bế tắc. Hắn lại chìm trong sự quẩn quanh, bế tắc, ngột ngạt, lại chìm sâu trong vũng bùn “sống mòn” không lối thoát. 

Hắn muốn làm người, hắn muốn được yêu, hắn muốn được hạnh phúc, nhưng hắn càng vùng vẫy thì lại không thể thoát ra được. Hắn tuyệt vọng đến mức phải hét lên Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai ở trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa”.

Tội nghiệp thay cho một kẻ muốn quay đầu mà không thể. Vì vậy hắn phải chết, muốn làm người thì chỉ còn cách chết, còn nếu sống hắn chỉ vẫn sẽ mãi là một con quỷ. Khi phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo sẽ thấy Chí là một kẻ đáng thương, thậm chí đến lúc hắn chết rồi hắn vẫn như muốn nói một điều gì đó, phải chăng hắn muốn xin một cơ hội, một cơ hội để làm người. 

Nhưng tất cả mọi điều đến với hắn thật nhẫn tâm. “Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra tiếng”. Thậm chí đến khi hắn chết, chỉ có Thị là còn nhớ đến hắn, nhớ đến sự lương thiện của hắn, còn lại ai cũng mừng thầm. có người còn nói “Thằng nào chứ hai thằng ấy mà chết thì không ai tiếc!”.

Thật buồn làm sao khi mà một con người đang hiền lành lại thế lại bị một xã hội bẩn thỉu, nhẫn tâm chà đạp, đẩy đến “bước đường cùng”, cứ thế trượt dài trên con đường “tha hóa”, để rồi chạm đến tận cùng của sự tuyệt vọng đó là cái “chết”. Nhưng xã hội này đâu phải chỉ có mình Chí Phèo, mà ngoài đó còn có hàng trăm người giống như Chí.

Thông qua việc khắc họa quá trình tha hóa từ một người lương thiện đến một con quỷ dữ, một kẻ đáng khinh bỉ của Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã đặt ra một bi kịch lớn của cả một xã hội. Đó chính là bi kịch của người nông dân trước cách mạng: bi kịch con người sinh ra là người mà không được làm người

Nam Cao đã tố cáo tội ác của chế độ thực dân nửa phong kiến đã đàn áp,  bóc lột nhân dân lao động, cướp đi tất cả mọi thứ của họ kể cả quyền được “làm người lương thiện”.  Sự thức tỉnh của Chí Phèo chính là sự trân trọng của Nam Cao đối với con người, đó là niềm tin về sự lương thiện của con người luôn mãi mãi tồn tại.

phân tích quá trình tha hóa của chí phèo và hình ảnh minh họa
Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo qua cuộc gặp gỡ với Thị Nở

Đánh giá tác phẩm khi phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo 

Nam Cao đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo bằng nghệ thuật khắc họa nhân vật, tính cách thật độc đáo, mỗi nhân vật đều mang một tính cách riêng và đều được bộc lộ rõ nét, tạo ấn tượng mạnh với người đọc. Không chỉ vậy, lối kể chuyện của Nam Cao còn gây bất ngờ khi thì hiện tại, quá khứ, rồi tương lai. Giọng văn ông tỉnh táo sắc lạnh, chua chát nhưng có lúc đằm thắm, yêu thương kết hợp với ngôn ngữ sống động tinh tế vô cùng gần gũi, bình dị với lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo đã cho thấy sự thành công của tác giả trong việc xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Bằng quan niệm văn chương tiến bộ, sắc sảo, nhà văn Nam Cao đã nhận ra hành trình bị bần cùng hóa, lưu manh hóa mang tính quy luật của số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. 

Đồng thời, thông qua cuộc đời của Chí, chúng ta còn thấy được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm. Đó là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo, bất  nhân đã cướp đi cuộc sống chân chính của con người. Qua đó, chúng ta thấy được sự cảm thông, thương xót của nhà văn Nam Cao đối với người số phận người nông dân trong hành trình bị bần cùng hóa và lưu manh hóa.

Kết bài: Ngày nay người ta thường dùng từ “Chí Phèo” để gọi những tay nát rượu, chuyên ăn vạ, đập phá. Nhưng không thể phủ nhận rằng bản chất lương thiện vẫn luôn tồn tại trong con người Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Ông đã thành công trong việc miêu tả quá trình tha hóa của Chí Phèo một cách chân thực, sinh động và đầy cảm xúc. Nhà văn không đơn thuần chỉ là kể lại mà ông muốn thông qua đó đả kích xã hội đương thời, cũng như cất lời kêu cứu, đưa ra những tiếng nói thức tỉnh con người đừng vì đồng tiền, đừng vì địa vị mà đánh mất chính mình cũng như cướp đi quyền “làm người” của người khác…

Dàn ý phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo 

Khái quát dàn ý phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo sẽ giúp bạn nắm được nội dung chính trong bài viết cũng như giá trị của tác phẩm. 

Mở bài phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo

  • Tóm tắt những nét chính về nhà văn Nam Cao cùng tác phẩm Chí Phèo.
  • Tác giả đã tập trung khắc họa và phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo.

Thân bài phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo 

  • Nguyên nhân đẩy Chí Phèo vào bi kịch tha hóa ấy. 
  • Sự tha hóa về ngoại hình của Chí Phèo.
  • Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo về nhân tính.
  • Những đổi thay trong con người Chí Phèo khi gặp được Thị Nở. 
  • Hình ảnh Chí Phèo trên đường hoàn lương nhưng lại bị từ chối. 

Kết bài phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo

  • Tóm tắt những nét chính về nghệ thuật đã góp phần phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo, nhưng dẫu thế thì nhân tính vẫn còn.
  • Trình bày suy nghĩ của bản thân khi tìm hiểu và phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo. 

Như vậy khi phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo, ta thấy đây là bước miêu tả chân thực về số phận người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ một người nông dân hiền lành đầy chất phác, Chí Phèo đã biến thành một con quỷ của làng Vũ Đại. 

Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo cũng thấy đây là tiếng chuông tiếp tục cảnh tỉnh con người về một xã hội đầy bất công và tàn nhẫn. Tác giả đã để ngòi bút chan chứa tình yêu thương và nhận đạo của mình nhằm khai thác và khám phá chất lương thiện trong con người anh. Dù Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời, nhưng chắc chắn người ta đã cảm thông, đã tin về phần nhân tính vẫn còn trong con người anh.

Bài viết trên đây của Tip.edu.vn đã giúp bạn có được những ý văn hay trong quá trình tìm hiểu chủ đề phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo. Chúc bạn luôn học tốt. 

Xem thêm:

  • Phân tích nhân vật Chí Phèo của Nam Cao – Ngữ Văn 11
  • Phân tích hình ảnh bát cháo hành Thị Nở trong Chí Phèo của Nam Cao

Tu khoa lien quan:

  • phân tích sự trở về của chí phèo
  • sơ đồ quá trình tha hóa của chí phèo
  • quá trình tha hóa của chí phèo lớp 11
  • tóm tắt quá trình tha hoá của chí phèo
  • sự tha hóa lưu manh hóa của chí phèo
  • quá trình tha hóa của chí phèo ngắn gọn
  • quá trình tha hóa của chí phèo ngắn gọn
  • cách xuất hiện của chí phèo có gì đặc biệt
  • nghị luận về quá trình tha hóa của chí phèo

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post