Chia sẻ những tip thiết thực

Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa – Ngữ Văn 12

Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, người đọc cảm nhận được những trăn trở và lo lắng của nhà văn về nhân cách và đời sống con người. Qua đó, nhà văn cũng bộc lộ lòng thương cảm và trắc ẩn cũng như sự trân trọng những vẻ đẹp trong tâm hồn người dân lao động. Cùng Tip.edu.vn tìm hiểu và phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa qua bài viết dưới đây!

Mở bài: Sau những năm tháng chiến tranh, con người bước vào cuộc sống hòa bình với sự nhìn nhận về cuộc sống và bản thân. Văn học đi liền với thời đại nên trước những đổi thay của cuộc sống, văn học cũng bắt đầu thay đổi. Sau năm 1975, cảm hứng thế sự bắt đầu dần trở thành dòng chủ lưu của văn học thay thế cho cảm hứng sử thi lãng mạn. Nhắc đến văn học thời đổi mới không thể không nhắc đến Nguyễn Minh Châu – người mở đường cho một giai đoạn văn học. Cảm hứng thế sự đầy tính suy tưởng ấy được thể hiện qua nhân vật Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm

Trước khi cảm nhận và phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, người đọc cần nắm được những nét chính về nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng như tác phẩm này.

Đôi nét về nhà văn Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930 và mất năm 1989, quê quán thuộc tỉnh Nghệ An. Ông là nhà văn quân đội, sáng tác rất nhiều tác phẩm trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.  

Trong kháng chiến chống Mỹ, các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu tập trung viết và ngợi ca về cuộc sống hào hùng của các thế hệ con người Việt Nam dũng cảm, kiên trung, chấp nhận mọi hi sinh vì sự nghiệp chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Nguyễn Minh Châu luôn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học cùng với sự đổi thay của đất nước. Nguyễn Minh Châu được biết đến là một trong những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự.

Nguyễn Minh Châu đã đã sớm ý thức được yêu cầu phải đổi mới tư duy văn học. ngòi bút của ông dành sự quan tâm đặc biệt cho những vấn đề thế sự. từ cảm hứng sử thi lãng mạn ông đã chuyển sang cảm hứng triết luận về giá trị nhân bản của đời thường. Tâm điểm của ông là những khám phá về những vẻ đẹp đời thường khuất lấp của con người.

Dù trong thời kì nào, Nguyễn Minh Châu đều sáng tác theo phương châm “Đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn mỗi con người”. Vì thế, nhà văn luôn có cái nhìn thấu hiểu cùng với những trĩu nặng tình thương và nỗi lo âu đối với con người. Ông có lối văn giản dị mà sâu sắc, thấm thía, nhiều dư vị và trải nghiệm.

Với tư duy nhạy bén cùng tâm huyết dành cho văn học, Nguyễn Minh Châu xứng đáng trở thành “người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới.”

Giới thiệu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, ta thấy ngay từ nhan đề đã gợi mở bao điều. Chiếc thuyền ngoài vừa là chủ thể của tác phẩm vừa xuất hiện trong kết cấu đầu cuối tương ứng. Chiếc thuyền ngoài xa đẹp đẽ lấp lánh bao nhiêu nhưng khi đến gần thì nó lại trở nên tàn bộ, phi nhân tính bấy nhiêu.

Từ đó cho ta bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống. Cần phải đặt cuộc sống trong cái nhìn đa chiều để có thể phát hiện bên trong những sự vật hiện tượng ấy biết bao cảm hứng triết học, tài học nhân sinh. Hiểu rộng hơn chiếc thuyền ấy còn tượng trưng cho văn học. văn học dường như đang trôi xa với cuộc đời mà đáng lẽ nó phải neo đậu vào đó.

Chính vì vậy người nghệ sĩ có nhiệm vụ chèo lái con thuyền nghệ thuật về đúng bến bờ của đời sống. Điều ấy được thể hiện rõ nét qua nhân vật Phùng. Phùng là nhân vật tư tưởng tập trung thể hiện toàn bộ mọi quan niệm, triết lí nhân sinh mà tác giả muốn truyền tải. Phùng đã được tận mắt phục kích một sự thật nghiệt ngã trong cuộc sống của gia đình ngư dân. Từ đó thay đổi nhận thức và suy nghĩ của Phùng về nghệ thuật và cuộc sống.

phân tích nhân vật phùng và hình ảnh minh họa

Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa

Hành trình nhận thức khi phát hiện về con thuyền ngoài xa

Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, người đọc nhận ra nhân vật này là người say mê cái đẹp công việc và có ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp của mình. Sau mấy ngày không tìm thấy góc ảnh đẹp ưng ý. Cuối cùng anh đã chụp được khoảnh khắc trời cho nơi vùng biển hoang sơ, đó là một tác phẩm “tuyệt bích” – tác phẩm của một tâm huyết lao động nghệ thuật nghiêm túc, công phu. Vào khoảnh khắc đó, Phùng đã hoàn toàn dành cả trái tim tình yêu cho nghệ thuật mà không chút vụ lợi, vị kỷ nào.

Sau nhiều lần chờ đợi, bỏ qua những khung cảnh khác, cuối cùng người nghệ sĩ đã chụp được một bức ảnh nghệ thuật tuyệt vời với hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa. Con thuyền ấy trong buổi bình minh hiện ra rất đẹp, ấn tượng như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. Theo Phùng cảm nhận thì “toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”.

Bức tranh hiện ra với sự hài hòa giữa màu sắc“bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”, cùng đường nét: “Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe”, “tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới hình thù y hệt một cánh dơi”. Còn con người trong khung cảnh ấy thì “ngồi im phăng phắc như tương trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”.

Khi phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, ta thấy từ khung cảnh thơ mộng ấy Nguyễn Minh Châu còn tô đậm niềm hạnh phúc vô bờ bến, những ngất ngây pha chút kinh ngạc trước sự khám phá bất ngờ này của Phùng. Đứng trước cái tuyệt thiện và tuyệt mĩ, tâm hồn Phùng như được gột rửa thanh tẩy trước cái đẹp của thiên nhiên, gieo vào lòng anh những cảm xúc thanh thoát.

Từ đó anh phát hiện ra quy luật của cái đẹp. Cái đẹp không ở đâu xa mà đó chính là sự đơn giản, bản thân cái đẹp chính là đạo đức. Chân lý tưởng chừng đơn giản ấy nhưng không phải bất kì ai cũng có thể cảm nhận được, đúc kết được. Đây dường như là diễm phúc duy nhất của người nghệ sĩ trong phút giây khám phá. Tấm ảnh về chiếc thuyền ngoài xa có thể nói là thành tựu cả đời đáng ao ước của bất kỳ người nghệ sĩ nào, sẽ không bao giờ có thể bắt gặp lại.

Nó thành khoảnh khắc quý giá một đi không trở lại, một khoảnh khắc của niềm đam mê sáng tạo. Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ là niềm hạnh phúc khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Như đã nói, dường như trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa bao phủ bởi lớp sương mờ, anh đã bắt gặp được cái tận thiện, tận mỹ cảm thấy lòng mình trở nên tinh khôi trong trẻo bởi cái đẹp lãng mạn hài hòa ở đời.

Trước khung cảnh ấy, khi phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, ta cảm nhận được nhân vật với sự tràn đầy xúc động, sung sướng vô cùng khi bắt gặp được cảnh “đắc trời cho”. Anh thấy choáng ngợp trước “cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn” và đứng trước cảnh ấy, anh trở nên “bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Với người nghệ sĩ, khung cảnh ấy chứa đựng “chân lí của sự hoàn thiện” và dấy lên trong Phùng những cảm xúc thẩm mỹ và rồi đưa ra lời tổng kết “Bản thân cái đẹp chính là đạo đức”, khiến tâm hồn anh như được gột rửa thanh lọc và rồi trở nên trong trẻo tinh khôi khi bắt gặp được hình ảnh của cái tận thiện tận mỹ.

Phùng chính là một người nghệ sĩ chân chính, dành hết tình yêu sự đam mê cho nghệ thuật. Anh đã tìm kiếm vẻ trong cuộc sống bằng một cái nhìn tinh tường và những cảm xúc trong trẻo của người nghệ sĩ. Và Phùng đã thu giữ và dâng tặng cái đẹp ấy cho cuộc đời.

Phát hiện về cảnh bạo hành của gia đình ngư dân

Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, người đọc nhận ra nếu ở phát hiện một, đem đến những phút giây lắng đọng của tâm hồn thì ở phát hiện hai lại là những đối lập bất ngờ và đầy trớ trêu như một trò đùa quái ác của tạo hóa. Trong khung cảnh tuyệt vời ấy có ai ngờ lại ẩn chứa bao điều xấu xa tàn bạo phi nhân tính -những lời nói cay độc của người đàn ông, những đòn roi mà người đàn bà phải chịu đựng – “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, rồi đến sự xuất hiện của thằng Phác cùng cái động thái rút con dao đâm vào người đàn ông bất ngờ của nó.

Khi phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, ta thấy một cảnh tượng phi thẩm mỹ hiện ra. Người đàn ông to lớn, ngoại hình với nhiều nét độc dữ “Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ…mặt đỏ gay” và lời nói đanh ác khi “nói chõ lên như quát: Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”.

Còn người đàn bà với những đường nét thô kệch, xấu xí, mệt mỏi Và một cảnh tượng phi nhân tính tiếp tục hiện ra như những thước phim đầy bất ngờ. Người chồng đánh vợ thô bạo“dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két” vừa nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “mày chết đi cho ông nhờ!”.

Còn đứa con thương mẹ chạy ra cứu bằng cách đánh trả lại cha. Nó “dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng” của người đàn ông, nhưng lão đã “dang thẳng cánh tay cho thằng bé hai cái tát”. Người mẹ cam chịu, nhẫn nhịn khi bị chồng đánh, giờ đây lại ứng xử lạ lùng: miệng mếu máo gọi con rồi “ôm chầm lấy nó, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy”, rồi lại “buông đứa trẻ ra thật nhanh, đuổi theo người đàn ông”.

Cảnh tượng này khiến người nghệ sĩ cảm thấy choáng váng, bất ngờ đến thẫn thờ: “Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa đã giúp người đọc nhận ra bản chất của một người lính không cho phép anh khoanh tay làm ngơ trước sự việc đang xảy ra “Thế rồi chẳng biết tự bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. Nhưng đồng thời anh cũng cay đắng nhận ra những điều ngang trái, xấu xa, bi kịch trong gia đình ngư dân kia chính là thứ nước rửa ảnh quái đản làm những thước phim huyền diệu mà anh dày công chụp được bỗng hiện ra những hình ảnh thật khủng khiếp, ghê sợ.

Mọi việc diễn ra quá nhanh khiến cho người nghệ sĩ không thể thích ứng được và cũng không thể tin rằng những con người trên chiếc thuyền ngoài xa ấy lại không mang vẻ đẹp của cái tuyệt thiện tuyệt mĩ mà anh cảm thấy. Như đã nói, đây chính là một thứ nước rửa ảnh kì quái mà cuộc sống đã dành riêng cho Phùng trong giây phút này. Để anh nhận ra không phải đằng sau cái đẹp cũng là chân lý và là cái thiện. Mặt khác hành động xông ra cứu người đàn bà của Phùng đã cho thấy bên cạnh một người nghệ sĩ giàu tâm huyết với nghề, anh còn là người có tấm lòng nhân đạo sâu sắc.

Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, ta thấy được những trăn trở của tác giả. Chúng ta giận dữ không phải vì cái xấu cái ác mà còn vì con người làm ngơ trước cái xấu cái ác. Cái đẹp ngoại cảnh có khi che khuất cái xấu xí của đời sống. Ban đầu Phùng ngây ngất trước vẻ đẹp bề ngoài của con thuyền đẹp như mơ, về sau anh nhận ra vẻ đẹp ngoại cảnh đã che lấp cuộc sống nhức nhối bên trong chiếc thuyền.

Từ tình huống ấy trong quá trình phân tích nhân vật Phùng, nó gợi cho ta liên tưởng đến mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống. Nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc đời, là chính cuộc đời và phải vì cuộc đời. Người nghệ sĩ phải biết gắn nghệ thuật với cuộc đời, phải biết chiến đấu vì hạnh phúc của con người vì lẽ phải của cuộc sống.

Những phát hiện của Phùng qua cuộc trò chuyện tại tòa án

Khi phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, ta thấy nhân vật hiểu thêm về cuộc sống xung quanh cũng như hiểu thêm về chính bản thân mình. Và đặc biệt là câu chuyện nơi tòa án, Phùng đã vỡ lẽ ra thêm nhiều điều. Người đàn bà kể về cuộc đời đau khổ của bản thân- trót lầm lỡ khi tuổi trẻ, rồi gặp phải người chồng vũ phu “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu”.

Phùng muốn giúp đỡ người đàn bà, anh cảm thấy khó hiểu khi người đàn bà từ chối việc ly hôn. Nhưng khi nghe bà lý giải nguyên nhân vì sao không chấp nhận đề nghị ly hôn, Phùng đã thay đổi suy nghĩ. Bà nói: “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…” và bà cũng xác nhận với Đẩu và Phùng một thực tế đau lòng “trên thuyền phải có một người đàn ông…dù hắn man rợ, tàn bạo”.

Tìm hiểu sâu về gia đình người đàn bà hàng chài, Phùng lại thấy cuộc sống khốn khó ấy đã che lấp phần nào vẻ đẹp của con người – người đàn ông, Phác, đặc biệt là người đàn bà hàng chài. Từ sự phức tạp ấy, Phùng nhận ra rằng để hiểu được sự thật đời sống không thể nhìn đơn giản mà phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn.

Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, ta thấy đằng sau cái vô lý là cái có lý – việc người đàn bà bị hành hạ là vô lý, nhưng việc người đàn bà ấy không muốn bỏ chồng lại có cái lý riêng – bà cần chỗ dựa để nuôi con cái khôn lớn. Đằng sau cái tưởng chừng đơn giản lại chất chứa nhiều điều phức tạp. Ban đầu Đẩu tưởng ly hôn là cách giải quyết tốt nhất nhưng sau đó anh nhận ra nó chỉ là bề nổi không giải quyết được vấn đề sâu xa.

Từ đó Phùng hiểu thêm một điều: Muốn giải quyết những vấn đề phức tạp của đời sống không chỉ dựa vào thiện chí, pháp luật hoặc lý thuyết sách vở mà phải thấu hiểu cuộc sống và cần có giải pháp thiết thực. Bức ảnh trắng đen cuối tác phẩm là một hình ảnh biểu trưng giàu sức gợi.

Mỗi lần nhìn kĩ vào tấm ảnh, người nghệ sĩ ấy vẫn thấy hiện lên “cái màu hồng hồng của ánh sương mai” – đó là chất thơ là màu hồng lãng mạn của cuộc sống, đồng thời cũng là biểu tượng của nghệ thuật. Và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà đang bước ra khỏi tấm ảnh” – đó là hiện thân của những lam lũ khốn khó của sự thật cuộc sống.

Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, ta thấy chi tiết này gợi mở nhiều suy tư. Nghệ thuật chân chính không thể thoát li tách rời khỏi cuộc sống, nghệ thuật chính là vì cuộc đời và phải vì cuộc đời. Do đó, nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải trung thực dũng cảm nhìn thẳng và chiêm nghiệm vào những tầng sâu của cuộc đời để từ đó rút ngắn khoảng cách giữa văn nghệ và cuộc sống.

Đánh giá tác phẩm khi phân tích nhân vật Phùng

Khi phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, người đọc cảm nhận được đây là một nhân vật tư tưởng trung tâm của câu chuyện. Xét vào trò trong cốt truyện, Phùng chính là nhân vật tư tưởng – mang bóng dáng của nhà văn, thể hiện sự suy tư của nhà văn về việc đổi mới tư duy nghệ thuật, về thiên chức của người nghệ sĩ và cuộc đấu tranh với chính bản thân để hoàn thiện nhân cách để tác phẩm của mình không trở thành một chiếc thuyền ngoài xa.

Quá trình phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, ta nhận thấy rõ việc xây dựng tình huống truyện độc đáo với hai phát hiện đặc biệt của Phùng kết hợp với những tình tiết độc đáo nhưng chân thật “rất đời”, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện thành công những trăn trở của ông về cuộc đời.

Hành trình nhận thức của nhân vật Phùng đi từ ngộ nhận đến thức tỉnh cũng chính là hành trình nhận thức của mỗi người. Đôi khi hiện tượng tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều phức tạp, những hiện tượng giống nhau nhưng bản chất lại khác nhau. Con người vẫn tồn tại những vẻ đẹp có khi bộc lộ rõ, có khi lại khuất lấp trong cuộc sống thường nhật. ĐIều quan trọng là ta phải nhìn nhận mọi sự việc trong cái nhìn đa chiều để có thể nhìn nhận chân thật nhất, đúng đắn nhất bản chất vấn đề. Tấm lòng của Phùng với đối nghệ thuật, cuộc sống cũng giống như tấm lòng của Nguyễn Minh Châu với cuộc đời.

Kết bài: Như vậy, Phùng là nhân vật không thể thiếu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Bởi đây vừa là nhân vật tạo tình huống, lại vừa là nhân vật gắn kết các sự kiện trong tác phẩm nhằm thể hiện thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa còn giúp ta cảm nhận được chất tự sự đầy triết lý trong phong cách của Nguyễn Minh Châu.

Dàn ý phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa

Mở bài khi phân tích nhân vật Phùng

  • Cảm hứng thế sự trong dòng văn học hiện đại.
  • Giới thiệu về Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

Thân bài phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa

  • Sự phát hiện của Phùng về hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa.
  • Nhận thức của Phùng về cảnh bạo hành của gia đình.
  • Cuộc trò chuyện tại tòa án và những phát hiện của Phùng.

Kết bài phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa

  • Ý nghĩa và vai trò của nhân vật Phùng với tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
  • Khẳng định phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu.
  • Đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa

Xem thêm >>> Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Xem thêm >>> Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa – So sánh chi tiết dòng nước mắt

Như vậy qua lăng kính của nhân vật Phùng, những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống đã được đưa ra một cách rõ ràng và chân thực. Khi phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, ta thấy sâu xa trong đó ẩn chứa bi kịch vẫn ngày đêm diễn ra trong cuộc sống đời thường của những người lao động nghèo. Hy vọng qua bài viết phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa đã giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Chúc bạn luôn học tốt!

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post