Chia sẻ những tip thiết thực

Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Hình ảnh nồi cháo cám là một chi tiết đặc sắc, thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo mà Kim Lân muốn gửi gắm qua tác phẩm Vợ nhặt. Cùng tham khảo các bài văn mẫu phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân được Tip.edu.vn sưu tầm và đăng tải để làm rõ hơn tấm lòng và tài năng nghệ thuật của nhà văn.

Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt

  • Khái quát chung về truyện ngắn Vợ nhặt
  • 1. Dàn ý chi tiết phân tích hình ảnh nồi cháo cám
  • 2. Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân mẫu 1
  • 3. Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân mẫu 2
  • 4. Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân mẫu 3
  • 5. Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân mẫu 4
  • 6. Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân mẫu 5
  • 7. Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân mẫu 6
  • 8. Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân mẫu 7
  • 9. Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân mẫu 8
  • 10. Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân mẫu 9

Tip.edu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết dưới đây của Tip.edu.vn tổng hợp 9 mẫu bài phân tích về hình ảnh nồi cháo cám trong truyện. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

  • Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống ở các nhân vật trong truyện ngắn Vợ nhặt
  • Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Phân tích hình ảnh Nồi cháo cám trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân

Hình ảnh “nồi cháo cám” trong Vợ nhặt vừa có giá trị hiện thực sâu sắc, tái hiện lại cuộc sống con người nghèo khổ đến tận cùng của nạn đói năm 1945. Lại vừa mang giá trị nhân đạo khi nồi cháo cám ấy nói đến hình ảnh người mẹ với một sự đáng trân trọng và đầy yêu thương.

6. Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân mẫu 5

Kim Lân là một nhà văn tài năng và đặc biệt ông bén duyên với những tác phẩm mang tính chất rất giản dị đặc biệt là các tác phẩm về những số phận khó khăn. Tác phẩm “Vợ nhặt” là một trong số những tác phẩm tiêu biểu mà trong đó tác giả đưa ra cho ta những cách nhìn rất chân thực về người nông dân trong cảnh đói nghèo, tù túng. Tác phẩm đã thể hiện rất rõ hai giá trị, giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực rất sâu sắc.

Với tư cách là một nhà văn của nông thôn, Kim Lân là người rất hiểu người nông dân, lại là người trong cuộc của cái nạn đói khủng khiếp này, Vợ nhặt được tái hiện là một bức tranh cô đúc mà đầy đủ, khái quát mà cụ thể, khắc sâu thành ấn tượng rõ nét.

Qua tác phẩm ta có thể thấy bức tranh toàn cảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945 với cảnh người đói “bồng bế, dắt díu nhau xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ”, “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”, và sau đó là “người chết như ngả rạ”, “thây nằm còng queo bên đường”, “không khí vẩn lên mùi gây của xác người”, rồi “mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt” và “tiếng hờ khóc tỉ tê trong đêm khuya”…như thế cái đói đó đã tràn đến xóm ngụ cư, ùa vào gia đình anh Tràng, bủa vây và đe dọa số phận từng con người, không trừ một ai.

Tác phẩm cũng vẽ ra “Bức tranh về số phận những con người trên bờ vực thẳm của nạn đói: “những khuôn mặt hốc hác u tối trong “cuộc sống đói khát”, “không nhà nào có ánh đèn, lửa”, đến cả trẻ con cũng ngồi ủ rũ dưới những xó đường không buồn nhúc nhích. Trong gia đình Tràng thì bà cụ Tứ già lão không làm được gì, anh con trai đẩy xe bò thuê để kiếm sống qua ngày, người con dâu “áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi, hai con mắt trũng hoáy, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên”… Số phận của họ có khác gì “cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại” và bữa cơm ngày đói với nồi cháo cám “đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”…

Vợ nhặt của Kim Lân còn là niềm khát khao tới cháy bỏng với tổ ấm gia đình trọn ven. Niềm khát khao tổ ấm gia đình được thể hiện chân thực và có chiều sâu qua tâm trạng nhân vật Tràng :từ trên bờ vực thẳm của cái chết, họ đã dám khát khao đến tổ ấm gia đình, đến một cuộc sông đích thực và cao đẹp của con người. Cho nên, tuy “chợn” khi nghĩ “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”, nhưng Tràng vẫn “Chậc, kệ!” và dẫn vợ về nhà. Trong tác phẩm Vợ nhặt “Anh vừa xấu hổ lại vừa tự hào khi đưa vợ đi qua xóm ngụ cư, bởi vì có “một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy” dâng lên “ôm ấp, mơn man khắp da thịt..,”; và nhất là, trong buổi sáng đầu tiên khi có vợ, Tràng thấy cuộc đời mình bỗng nhiên thay đổi hẳn: “Hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”, “một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”, “bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”. Đây là đoạn văn đầy cảm hứng nhân đạo với các nhân vật của ông. Chính vì yêu thương chính vì khát khao có một mái ấm gia đình nên con người ta biết quí trọng những thứ xung quanh hơn.

Ở “Vợ Nhặt” giá trị hiện thực tuy chưa rõ nét nhưng đã hiện ra ở cuối truyện trong ý nghĩ của Tràng: “cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm”. Đoàn người đi phá kho thóc Nhật và lá cờ của Việt Minh. Đây là hiện thực nhưng cũng là ước mơ của những người giống như Tràng.

Không những truyện thể hiện giá trị hiện thực mà còn là giá trị nhân đạo sâu sắc. ở đây chúng ta có thể nhận ra tình thương yêu giai cấp, sự cưu mang lẫn nhau của những người nghèo khổ được thể hiện rất cao đẹp và cảm động qua tấm lòng bà cụ Tứ đối với con trai và con dâu. Vượt lên tình thương con – nhất là đối với người đàn bà lạ bỗng nhiên thành con dâu mới – đó là tình thương yêu giai cấp của những người nghèo khổ. Bà cụ tứ đã gọi thị là “con”, tôn trọng thị, nói chuyện thân mật với thị ngay đêm đầu gặp mặt. Và sáng hôm sau, bà cụ tứ cố tạo ra niềm vui cho con trai và con dâu vui. Trong tác phẩm” Chi tiết nồi cháo cám thật cảm động trong bữa cơm ngày đói đón dâu mới. Không chỉ là tấm lòng người mẹ thương con mà trong tình thương ấy còn có cả đức vị tha cao cả.

Truyện kết thúc với một cái kết đầy gợi mở đã tạo cho người đọc những cảm hứng trong tìm tòi và chiêm nghiệm. Dưới ngòi bút tài hoa của tác giả Kim Lân chúng ta có cơ hội đắm chìm trong không gian ấy, và nhận ra những vẻ đẹp của hai giá trị lớn: giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả.

7. Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân mẫu 6

Vợ nhặt được xem là truyện ngắn thành công, mang danh tiếng đến cho nhà văn Kim Lân. Truyện tái hiện cuộc sống cùng cực dần đi vào ngõ cụt nhưng không bao giờ bế tắc của người dân sống trong nạn đói 1945. Nhà văn đã khắc họa nên hình ảnh “nồi cháo cám” chống đói của bà cụ Tứ, Tràng và cô vợ nhặt. Chính hình ảnh đắt giá này đã thổi bùng lên nội dung tác phẩm, khiến người đọc hình dung được nạn đói hoành hành. Đồng thời, lột tả hết được tình thương, vị tha của người mẹ đối với những đứa con của mình.

Hình ảnh “nồi cháo cám” không xuất hiện trong một bữa ăn giữa đời thường mà xuất hiện trong chính ngày lễ trọng đại – ngày ra mắt con dâu. Đặc biệt hơn, với tình thương con mãnh liệt, bà cụ Tứ đã rằng “kể ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo quá, cũng chả ai chấp nhặt gì lúc này”. Hình ảnh bùng lên giữa nạn đói năm 1945 khiến người ta không tránh khỏi sự nghẹn ngào. Vậy nhưng, có ăn đã là may, ai cũng nén sự xót thương trong lòng cố ăn để chống chọi với nạn đói.

“Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành”. Điều đáng ngạc nhiên hơn rằng bà cụ Tứ không nói về những chuyện buồn xưa cũ, thay vào đó bà kể những câu chuyện vui, những ngày còn lo ấm. Điều này giúp người đọc phần nào thấy được tâm lý của bà cụ, dù đói nhưng biết cách an ủi con. Đồng thời, những câu nói quanh bữa ăn như một khát khao về tương lai tươi sáng của con người.

“Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy vừa nói: Chè khoán đấy, ngon đáo để. Cám đấy mày ạ, xóm mình còn có khối người không có cám mà ăn ấy chứ”. Câu nói vừa dứt, sống mũi người đọc ắt hẳn sẽ cay cáy nhưng tại hoàn cảnh này, ba nhân vật trong câu chuyện không một câu chê trách nào. Bởi nồi cháo không chỉ chống đói, mà còn thể hiện sự yêu thương.

“Nồi cháo cám” không chỉ mang ý nghĩa hiện thực khi tái hiện những hình ảnh nghèo khổ đến cùng cực tưởng như không còn lối thoát. Bên cạnh đó, còn mang giá trị nhân văn sâu sắc khi thể hiện được tình thương yêu của người mẹ. Hình ảnh nồi cháo bốc khói trong buổi lễ ra mắt con dâu còn mang đến giá trị nghệ thuật to lớn, kiến câu chuyện thêm phần thú vị.

8. Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân mẫu 7

Nhà văn Kim Lân là một tác giả có phong cách giản dị, mộc mạc, khiến cho người đọc cảm động ám ảnh bởi trong mỗi tác phẩm ông đều gửi gắm nhiều tình cảm chất chứa. Hình ảnh nồi cháo cám trong tác phẩm Vợ nhặt là liều thuốc có sức rung động sâu xa, thể hiện sức sống mãnh liệt vượt qua bao thời gian.

Truyện ngắn Vợ nhặt lấy bối cảnh nạn đói năm 1945 khi mà cả nước ta rơi cảnh lầm than, cơ cực, người chết như ngả rạ, trong bối cảnh lịch sử đó nhiều người dân đã thiệt mạng, những người sống thì sống cuộc đời cơ cực lay lắt. Hình ảnh nồi cháo cám khiến cho người đọc cảm thấy ám ảnh, về cuộc sống lay lắt, khổ cực của người nông dân dưới chế độ áp bức bóc lột một cổ nhiều tròng.

Trong bối cảnh nạn đói hoành hành, Tràng một người con trai nghèo khó sống cảnh mẹ góa con côi, nhà nghèo, thân hình bên ngoài thô kệch, quai hàm bạnh ra, hai con mắt ti hí hấp háy, miệng lúc nào cũng tủm tỉm cười một mình. Nếu bình thường thì một người con trai như anh cu Tràng sẽ không bao giờ lấy được vợ, nhưng trong hoàn cảnh cả nước đói kém người chết đầy đường thì anh cu Tràng lại dễ dàng nhặt được vợ như nhặt một thứ gì đó rơi ngoài đường mang về nhà.

Hoàn cảnh khốn khó cũng đã xô đẩy một người con lấy chồng mà không có sự chứng kiến của hai bên họ hàng, không có nổi mâm cơm cúng ông bà tổ tiên…Mọi thứ đều quá đơn giản. Hai con người nghèo khó gắn kết lại với nhau, họ nương tựa vào nhau để tìm một hy vọng mới. Bà cụ Tứ mẹ anh cu Tràng được tác giả Kim Lân phác họa lên là một người phụ nữ hiền lành, nhân hậu bà sẵn sàng chấp nhận người con gái xa lạ làm con dâu mình “Có gặp thời buổi này thì người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có vợ” đó là những suy nghĩ chân thực cảm động của một người phụ nữ thương con.

Sau đêm tân hôn, buổi sáng thức dậy anh cu Tràng thấy nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ, vợ anh ngồi đó là thật mà cứ ngỡ như là mơ. Bà cụ Tứ đon đả bưng bữa ăn sáng ra “Chè khoán đấy”. Nồi cháo cám hiện ra khiến cho mọi người đều cảm thấy đau xót nhưng tất cả đều điềm nhiên chấp nhận cái đói nghèo, mỗi người đều ăn uống vui vẻ như thể ngon lắm. Một bữa ăn toàn những sơn hào hải vị.

Trong bữa ăn những con người đó mơ về một tương lai tốt đẹp hơn về chuyện làm vườn rồi mua đôi gà về nuôi, chuyện làng Sùng người ta không cần phải thu thuế, rồi người dân lao động phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo. Hình ảnh nồi cháo cám là thực tế phũ phàng mà đôi trẻ phải đối diện sau khi cưới nhau chưa được bao lâu. Nhưng bằng tấm lòng người mẹ thương con bà cụ Tứ đã gợi ra những hy vọng mới cho con trai và con dâu của mình, để họ có thêm động lực hướng tới tương lai, niềm tin vào những chặng đường sắp tới.

Người mẹ nghèo khổ xót xa khi phải giấu các con nấu một nồi cháo cám tới gần bữa ăn mới đem ra, bà còn nói tránh đi “Chè khoán đây, ngon đáo để” làm sao có thể ngon với một loại thức ăn đắng ngắt. Trong bữa cơm bà vui vẻ kể nhiều chuyện vui để cho các con vui vẻ theo. Một người mẹ nhất mực thương con, quặn thắt lòng khi con trai cưới vợ trong hoàn cảnh khốn khó này.

Hình ảnh nồi cháo cám mà Kim Lân đã miêu tả có sức sống vô cùng mãnh liệt ám ảnh người đọc, gợi lên những âm hưởng tha thiết thể hiện sự khát khao hạnh phúc của những con người trong bối cảnh lịch sử. Hình ảnh này thể hiện sự tài tình của Kim Lân trong ngòi bút của mình, thể hiện sự sâu sắc của tác giả, khi phác họa chi tiết, tình huống truyện.

9. Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân mẫu 8

“Chi tiết là hạt bụi vàng của tác phẩm”, không một tác phẩm nào xuất sắc, nếu không thể tạo được những chi tiết giàu ý nghĩa nhân văn. Trong Chí Phèo ta còn nhớ những chi tiết tiếng chửi, bát cháo hành… còn với tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân, tác giả đã xây dựng thành công một chi tiết vô cùng đắt giá và nổi bật, đó chính là “nồi chè khoán” của gia đình anh Cu Tràng.

Vợ Nhặt của Kim Lân lấy bối cảnh nước ta trong nạn đói năm 1945, thời gian đó người ta sống trong hoàn cảnh “ngụ cư” và phải chịu rất nhiều tấn khổ cực. Bi kịch của kiếp người là những cái chết ngả rạ, chết vì đói, mà cũng có thể là chết vì…no. Vì vậy, Kim Lân đã đặc biệt xây dựng thành công một hình ảnh “nồi chè khoán” vô cùng đặc biệt. Liệu đó có phải nồi chè khoán thật hay không? Tại sao trong một gia đình có mối nghèo truyền kiếp và hai miệng ăn còn không đủ no, lại có được một thức ăn đặc sản như thế trong những ngày đói cùng cực như vậy?

Hình ảnh nồi chè khoán của bà cụ Tứ hiện lên trong hoàn cảnh vô cùng ý nghĩa. Đó là nồi chè bà đã cất công làm ra để thiết đãi cô con dâu mới – Thị vừa mới về làm dâu với anh Cu Tràng, con trai bà cụ Tứ. Bà cụ Tứ bưng bát cháo ra với tâm trạng vui phơi phới, và cố kiềm đi nỗi tủi cực của một hoàn cảnh nghèo khó, mà vui vẻ nói: “chúng mày đợi nhá. Tao có cái này hay lắm cơ” rồi bà bưng ra một cái nồi bốc khói lên nghi ngút, và lại vui vẻ nói tiếp: “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ” nhưng thực ra đây đâu có phải chè khoán? Bà cố tình vui vẻ thế thôi, vui vẻ trước mặt cô con dâu mới, vui vẻ để truyền niềm vui, lạc quan hi vọng vào các con.

Thể hiện tâm trạng của một người mẹ nghèo trong nạn đói Ất Dậu 1945. Hơn thế, đó còn là sự biểu hiện một tâm trạng vui mừng của bà cụ Tứ trong ngày hạnh phúc của con trai mình. “Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để” lời nói trong vui mà có buồn, nỗi xót xa như ứ đọng nhưng buộc phải vui để mà sống. Vì vậy ta càng cảm nhận hơn một trái tim ấm áp, tấm lòng nhân hậu và vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng.

Là một chi tiết đắt giá trong truyện, hình ảnh “nồi cháo khoán” còn có ý nghĩa rất cao về nghệ thuật. Là một trong những chi tiết có tính thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa rõ nét tính cách, và tâm lí hành động của người mẹ nghèo nhưng rất thương con. Tuy là một chi tiết nhỏ, nhưng lại mang sức gợi rất cao. Đó là sự tin tưởng, một khát vọng sống vươn lên hoàn cảnh, và còn là sức mạnh của tình thương, một trái tim đẹp của con người dành cho nhau.

Kim Lân đã vô cùng tài hoa khi xây dựng được một chi tiết có nhiều giá trị nghệ thuật và nội dung đến như vậy. Thông qua đó còn gửi gắm một tấm lòng nhân đạo của ông dành cho con người, luôn tôn vinh và ngợi ca họ dù trong hoàn cảnh khó khăn và khốn cùng của kiếp người. Và nhờ chi tiết độc đáo “nồi cháo khoán” đã cho ta thấy một tầm vóc lớn của một nhà văn giàu lòng nhân đạo. Chi tiết đã nâng tầm của câu truyện lên và khiến cho ta, về sau khi đọc lại, vẫn sẽ luôn nhớ mãi một chi tiết “nồi cháo khoán” giản dị như một hời ấm nhen lên giữa những ngày đau thương của dân tộc.

10. Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân mẫu 9

Đôi khi trong những tác phẩm lớn, người đọc sẽ không thể nào nhớ hết các tình tiết trong chuyện mà họ chỉ nhớ đến một chi tiết đắt giá đã là đủ rồi. Trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, hình ảnh nồi cháo cám để để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

“Vợ nhặt” là một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống khổ cực, thê thảm của người nông dân trong nạn đói lịch sử 1945. Điển hình cho những người dân trong thời kỳ này là gia đình anh Tràng. Trong hoàn cảnh nghèo đói đến vậy, việc anh lấy vợ đã gây lên sự ngạc nhiên cho nhiều người. Bởi giữa cảnh đói nghèo không lo được cho mình mà anh còn “rước cái của nợ ấy về”. Chính vì thế trong bữa cơm đón nàng dâu mới, hình ảnh nồi cháo cám khiến cho người ta không khỏi xót xa và thương cảm cho những số phận cùng khổ ấy. Qua chi tiết này, nhà văn muốn thể hiện tình yêu thương với con người và mơ ước về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.

Trong khung cảnh nghèo đói của xã hội lúc bấy giờ, cả nhà lại ngồi với nhau bên nồi cháo cám. Bà cụ Tứ sợ con dâu buồn nên đã phân trần: “kể ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy nhưng nhà mình nghèo quá, cũng chả ai chấp nhặt gì lúc này”. Tình cảnh khốn khó ấy khiến cho người đọc không khỏi nghẹn ngào với bữa cơm đón nàng dâu thực sự thê thảm: “giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành”. Cả bà cụ Tứ, anh cu Tràng, vợ anh và cả người đọc đều hiểu bữa cơm như vậy không hề ngon một chút nào. Tuy nhiên cả ba người đều “ăn rất ngon lành” là vì nấy đều muốn thể hiện sự vui vẻ trong hoàn cảnh này.

Nhưng có lẽ đây cũng là niềm vui thực sự khi 3 con người ấy luôn muốn vượt lên trên cái nghèo đói hiện diện trước mắt để trân trọng niềm hạnh phúc đời thường. Bà cụ Tứ là một người mẹ đầy nhân hậu và bao dung, khi trong cảnh nghèo đói vẫn vui vẻ chấp nhận cô con dâu mới. Có lẽ vì điều này nên trong bữa cơm sáng, bà cụ đã nói toàn chuyện vui, chuyện tương lai để động viên các con: “Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà…. ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…”. Những câu chuyện mà bà cụ nói đều là những điều tốt đẹp để hy vọng có một tương lai sẽ rộng mở hơn. Đây cũng là mong ước của tất cả mọi người trong thời kỳ khó khăn ấy.

Trong không khí vui vẻ của bữa cơm gia đình, bà cụ “lật đật chạy xuống bếp, lễ bễ bưng ra một cái nồi bốc lên nghi ngút. […] vừa khuấy vừa nói: Chè đây! Chè khoán đây!”. Nhưng thực chất đó lại là một nồi cháo cám. Hình ảnh này được xem là một chi tiết đắt giá, nó vừa gợi lên cái nghèo đói cùng cực, vừa cho thấy tình người cao đẹp trong đó. Trong hoàn cảnh là nạn đói năm 1945, nhiều người không có nổi cám mà ăn, thì nồi cháo cám lại được xem là một món ăn cứu đói, là món ăn xa xỉ đối với nhiều người khác. Chính vì thế, mặc dù có chút thất vọng nhưng cả ba người không một ai chê trách. Cả 3 đều rất vui vẻ tiếp nhận nồi cháo cám. Mẹ Tràng thì đon đả khen “ngon đáo để”. Tràng dù cảm thấy nghẹn bứ nơi cổ họng nhưng vẫn cố gắng ăn để mẹ vui lòng. Còn người vợ thì “điềm nhiên và vào miệng”. Chi tiết này cũng cho thấy vợ Tràng đã chấp nhận hoàn cảnh, không còn trở nên đỏng đảnh như trước và thị đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới. Có được những điều này có lẽ là do cả ba người cùng tin vào một tương lai sẽ tốt đẹp hơn sẽ đến với họ.

Có thể nói rằng, hình ảnh nồi cháo cám đã để lại những ấn tượng đậm nét trong lòng người đọc. Chi tiết này vừa có giá trị hiện thực lại vừa có giá trị nhân văn, nhân văn sâu sắc. Qua hình ảnh nồi cháo cám, người đọc hiểu hơn về tình cảnh nghèo đói, khốn khó của đồng bào ta trong nạn đói 1945. Tuy nhiên trong hoàn cảnh chết chóc nghèo đó, người ta vẫn thấy được tình người, tình yêu thương và lòng ham sống vô bờ bến. Tưởng chừng trong bờ vực của cái chết lay lắt ấy, người ta chỉ nghĩ đến những đau khổ, bất hạnh, nhưng không, ở hoàn cảnh ấy người đọc vẫn bắt gặp tình thương của một người mẹ dành cho con, tình cảm của người vợ đối với chồng và trách nhiệm của một người chồng đối với gia đình của mình. Tất cả đều cùng hướng đến một tương lai hạnh phúc và no đủ hơn.

Qua bút pháp tả thực cùng mới việc sử dụng những từ ngữ, hình ảnh dân dã và tượng trưng đã góp phần thể hiện sự thành công của tác phẩm. Những tài hoa trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn Kim Lân cũng giúp người đọc hiểu và thông cảm cho những con người ở thời kỳ đó. Đồng thời, ta cũng thấy được tình cảm chân thành và tác giả đã dành cho những nhân vật của mình.

Trên đây Tip.edu.vn vừa giới thiệu tới bạn đọc bài Phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, mong rằng qua đây bạn đọc có thể học tập tốt hơn nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12…

Ngoài bài viết trên, mời các bạn tham khảo thêm bài Phân tích tác phẩm vợ nhặt để học tốt môn Ngữ văn lớp 12.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12, Ôn thi khối C để có thêm tài liệu học tập nhé

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post