Chia sẻ những tip thiết thực

Phân biệt truyền và chuyền khi viết chính tả

Phân biệt truyền và chuyền

  • Phân biệt từ “truyền”
  • Phân biệt từ “chuyền”
  • Cách dùng truyền và chuyền

Phân biệt truyền và chuyền khi viết chính tả giúp các em học sinh phân biệt được 2 từ này cũng như cách dùng. Mời các bạn cùng tham khảo các ví dụ sau đây để có thể Phân biệt truyền và chuyền.

Phân biệt từ “truyền”

Về định nghĩa của từ “truyền” thì đây là một động từ dùng để chỉ trạng thái đang chuyển động mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được. Hoặc bạn có thể hiệu đây là chuyển động mang tính chất không rõ ràng, mơ hồ không có hình ảnh để bạn nhìn rõ nó. Một ví dụ để bạn hiểu về từ “truyền” đó là truyền nghề, truyền máu…

Phân biệt từ “chuyền”

Còn phía từ “chuyền” thì đây cũng là một động từ nhưng hành động rõ ràng và bạn có thể xác định được. Ví dụ về từ “chuyền” đó là chuyền bóng, chuyền tay,…Ngoài ra, từ “chuyền” ngoài là động từ thì một số từ nó còn là một danh từ như bóng chuyền, dây chuyền,..

+ Nét nghĩa thứ hai: chuyền là động từ chỉ sự di chuyển quãng ngắn như chim chuyền cành, chuyền bóng, chuyền tay nhau…

– Truyền là động từ cũng chỉ sự di chuyển nhưng không ngắt quãng, liên tục và hơi trừu tượng như truyền nghề, truyền ngôi … (chuyển cái mình đang nắm giữ cho người khác, thường là thế hệ sau) ; tuyền nhiệt, truyền điện (hiện tượng vật lí) ; tuyền nước, truyền máu, truyền bệnh … (đưa vào cơ thể người); truyền tin, truyền đạo… (lan rộng) hay dùng ra lệnh như vua truyền gọi (từ cũ). Nhìn chung thì đây là động từ chỉ sự di chuyển liền mạch, trừu tượng khó phân biệt được bằng mắt thường ngoại trừ nhóm từ cũ.

Về đối tượng kết hợp, “chuyền” thường kết hợp với những đối tượng rời, hình dạng cố định, cụ thể, có thể thấy được; ví dụ: chuyền bóng, chuyền nhau tờ báo, chú khỉ chuyền từ cành này sang cành khác,… Còn “truyền” thường kết hợp với những đối tượng nguyên khối, hình dạng không cố định hoặc trừu tượng, không thể nhìn thấy; ví dụ: truyền máu, truyền dịch, truyền bệnh, truyền điện, truyền nhiệt, truyền thanh, truyền hình, truyền tin, truyền nghề…

Về khả năng kết hợp, vì “truyền” là từ Hán Việt nên chủ yếu kết hợp với các yếu tố Hán Việt khác (để tạo nên những tổ hợp Hán Việt có tính chất khái quát, trừu tượng); ví như: gia truyền, truyền thống, truyền kiếp, truyền kỳ, lưu truyền, thất truyền, chân truyền, truyền bá, truyền đạt, truyền thụ, truyền giáo, truyền đạo, di truyền, truyền cảm, truyền thông, truyền nhiễm, truyền thần… Trong khi đó, “chuyền” là từ Việt (gốc Hán biến thể) nên chủ yếu kết hợp với các từ thuần Việt để tạo nên những tổ hợp mang tính chất cụ thể, sinh động; chẳng hạn: bóng chuyền, băng chuyền, đường chuyền, chim chuyền cành, chuyền tay nhau…

Tóm lại, cùng một gốc và cùng mang nghĩa “từ chỗ này chuyển đến chỗ kia” nhưng “truyền” là từ Hán Việt, có khả năng kết hợp rộng và số lượng kết hợp lớn với những đối tượng trừu tượng hoặc không có hình dạng cụ thể. Ngược lại, “chuyền” là từ gốc Hán bị biến thể thành tiếng Việt, khả năng kết hợp hạn chế, số lượng kết hợp cũng không nhiều, chủ yếu đi với một số đối tượng cụ thể.

Hiểu được quy tắc chính tả từ truyền và chuyền, như trên chúng ta hoàn toàn có thể vận dụng nó vào thực tế để tránh phạm phải lỗi sai chính tả trong Tiếng việt. Truyền hay chuyền còn tùy vào đừng trường hợp cụ thể để có được cách sử dụng đúng.

Nói về chủ đề sai chính tả và những lỗi chính tả phổ biến mà các bạn rất hay gặp trong cách sử dụng tiếng việt, các bạn tham khảo thêm Dãn hay Giãn, Co dãn hay Co giãn, Thư dãn hay Thư giãn hay Giày hay giầy, dang tay hay giang tay, dì hay gì đúng chính tả? hay Rẻ rách hay giẻ rách, ra nhập hay gia nhập. Mong rằng sẽ thật bổ ích cho các bạn.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post