Chia sẻ những tip thiết thực

Phân biệt “nên” và “lên” khi viết chính tả

Trong chính tả, hai từ “nên” và “lên” rất khó phân biệt. Nó lại càng khó hơn khi phải giúp học sinh tiểu học phân biệt để viết đúng chính tả. Sau đây là các ví dụ và hướng dẫn cụ thể cho các bạn tham khảo nhận biết cách dùng 2 nên và lên.

Lên hay nên

  • 1. Về từ “nên” thường dùng trong 3 trường hợp
  • 2. Về từ “lên” bản thân là động từ thường dùng trong 2 trường hợp sau
  • 3. “Dựng nên” và “dựng lên” khác nhau như nào
  • 4. Ví dụ dùng nên và lên

Trong thực tế, người ta sử dụng chữ “nên” và “lên” với cách chồng chéo nhau, đôi khi không phân biệt được, mà có lẽ phải tùy theo quan niệm và ý của người sử dụng, là theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng (nghĩa loại suy). Rất nhiều cụm từ khó phân biệt tạo nên hay tạo lên, nên người hay lên người, trở nên hay trở lên. Tuy nhiên có thể giúp học sinh phân biệt một cách đơn giản như sau, các bạn theo dõi các ví dụ và cách dùng sau đây:

3. “Dựng nên” và “dựng lên” khác nhau như nào

Trong tiếng Việt, có những từ (chủ yếu là các từ láy) bạn có thể viết thế nào cũng được, hoán đổi giữa “s” và “x”… nhưng rất nhiều từ nếu sử dụng sai thì chẳng những bạn sẽ bị người đọc cho rằng bạn “ngọng” mà còn làm sai lệch ngữ nghĩa của nó.

Và đây là sự khác nhau giữa “dựng nên” và “dựng lên” (giải thích mộc mạc để giúp các bạn dễ hiểu):

– Dựng lên: thường chỉ dùng khi nói về một hành động – hoạt động nào đó đối với một sự vật rất cụ thể mà mắt có thể nhìn ngay tức thì và tay sờ chân đạp – ví dụ như xây dựng lên một ngôi nhà, túp lều… hoặc dựng dậy một ai đó đang nằm, dựng lên một bờ rào đổ, cây cột đổ… Nói tóm lại: áp dụng với cái cụ thể.

– Dựng nên: chỉ sử dụng khi nói về một sự vật hiện tượng hoặc vấn đề, lĩnh vực mang tính trừu tượng hoặc một quá trình, sự nghiệp nào đó mà bạn không thể nhìn thấy ngay được, không thể tay sờ, không diễn ra trước mắt – ví dụ dựng nên lịch sử, dựng nên tác phẩm văn học … Nói tóm lại là sử dụng khi nói về cái mơ hồ trừu tượng.

4. Ví dụ dùng nên và lên

Bạn có thể tham khảo một số ví dụ dưới đây về cách sử dụng từ lên hay nên để thuần thục hơn:

– Làm nên lịch sử / Làm nên tên tuổi | – Làm lên những bông hoa đẹp

– Gây nên thảm họa/ Gây nên hậu quả

– Đè lên người/ Đặt lên trên/ Đặt lên hàng đầu

– Dạy con nên người

– Đi lên núi/ Trèo lên cây/ Bay lên trời

– Viết lên giấy/ Viết lên bảng/ Viết lên trời xanh | Viết nên lịch sử/ Viết nên bài học đáng nhớ

– Vì vậy cho nên / A học giỏi nên A được giấy khen

Hiểu được cách phân biệt từ “lên” và “nên” như trên chúng ta hoàn toàn có thể vận dụng nó vào thực tế để tránh phạm phải lỗi sai chính tả trong Tiếng việt. “Nên” hay “lên” còn tùy vào đừng trường hợp cụ thể để có được cách sử dụng đúng.

Nói về chủ đề sai chính tả và những lỗi chính tả phổ biến mà các bạn rất hay gặp trong cách sử dụng tiếng việt, các bạn tham khảo thêm Dãn hay Giãn, Co dãn hay Co giãn, Thư dãn hay Thư giãn hay Giày hay giầy, dang tay hay giang tay, dì hay gì đúng chính tả? hay Rẻ rách hay giẻ rách, ra nhập hay gia nhập. Mong rằng sẽ thật bổ ích cho các bạn.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post