Chia sẻ những tip thiết thực

Nhiệt phân AgNO3

AgNO3 → Ag + NO2 + O2: Nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 thu được sản phẩm

  • 1. Phương trình nhiệt phân hoàn toàn AgNO3
    • 2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2
  • 2. Điều kiện phản ứng nhiệt phân AgNO3
  • 3. Phản ứng nhiệt phân các muối nitrat của kim loại
    • Nhiệt phân muối nitrat của kim loại đứng trước Mg (Li, K, Ba, Ca, Na)
    • Nhiệt phân muối nitrat của kim loại trung bình (từ Mg đến Cu)
    • Nhiệt phân muối nitrat của kim loại sau Cu
    • Một số phản ứng đặc biệt
  • 4. Bài tập vận dụng liên quan 

Nhiệt phân AgNO3 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết phương trình nhiệt phân AgNO3 cũng như nắm được cách viết phương trình phản ứng ứng nhiệt phân các muỗi nitrat của kim loại. Từ đó có vận dụng giải các dạng bài tập liên quan đến nhiệt phân muối nitrat. Mời các bạn tham khảo.

1. Phương trình nhiệt phân hoàn toàn AgNO3

2AgNO3 overset{t^{o} }{rightarrow} 2Ag + 2NO2 + O2

2. Điều kiện phản ứng nhiệt phân AgNO3

Nhiệt độ

3. Phản ứng nhiệt phân các muối nitrat của kim loại

Muối nitrat rất kém bền nhiệt, vì vậy khi nung nóng thì muối nitrat sẽ bị nhiệt phân tạo thành các sản phẩm khác. Sản phẩm tạo thành như thế nào phụ thuộc vào kim loại tạo muối nitrat.

Nhiệt phân muối nitrat của kim loại đứng trước Mg (Li, K, Ba, Ca, Na)

Muối nitrat → Muối nitrit và O2

2M(NO3)n → 2M(NO2)n + nO2

Ví dụ: 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2

Nhiệt phân muối nitrat của kim loại trung bình (từ Mg đến Cu)

Muối nitrat → Oxit kim loại + NO2 + O2

2M(NO3)n → M2On + 2nNO2 + n/2O2

Ví dụ: 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

Nhiệt phân muối nitrat của kim loại sau Cu

Muối nitrat → kim loại + NO2 + O2

M(NO3)n → M + nNO2 + n/2O2

Ví dụ: 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2

Một số phản ứng đặc biệt

2Fe(NO3)3 → Fe2O3 + 6NO2 + 3/2O2

NH4NO3 → N2O + 2H2O

NH4NO2 → N2 + 2H2O

4. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 thu được sản phẩm là

A. Ag, NO2, O2

B. Ag2O, NO2, O2

C. AgNO2, O2

D. Ag, Ag2O, NO2

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 2. Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi

A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Mg(NO3)2

B. Cu(NO3)2, NaNO3, Pb(NO3)2

C. Hg(NO3)2, AgNO3, Ca(NO3)2

D. Zn(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 3. Nhiệt phân Fe(NO3)2 trong bình kín, không chứa không khí thu được

A. FeO, NO2, O2

B. Fe(NO2)2, O2

C. Fe2O3, NO2, O2

D. Fe, NO2, O2

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 4. Nung nóng 33,1 gam Pb(NO3)2 thu được 27,7 gam chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng phân hủy.

A. 50%

B. 30%

D. 70%

C. 60%

Xem đáp án

Đáp án A

Phương trình phản ứng

Pb(NO3)2 → PbO + 2NO2 + 1/2 O2

x                                2x         1/2x mol

mNO2 + mO2 = 46.2x + 32.0,5x = 33,1 – 27,7 ⇒ x = 0,05 mol

a) Khối lượng của Pb(NO3)2 phản ứng là: mPb(NO3)2 = 0,05.331 = 16,55 gam

Hiệu suất phản ứng thủy phân là: H = 16,55/33,1.100% = 50%

Câu 5. Khi nhiệt phân hoàn toàn muối nitrat của kim loại hóa trị 1 thu được 16,2 gam kim loại và 5,04 lít khí (đktc). Xác định công thức và tính khối lượng muối ban đầu.

A. 24,10

B. 12,05

C. 48,20

D. 32,10

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi kim loại cần tìm là M ⇒ muối nitrat là: MNO3

MNO3 → M + NO2 + 1/2 O2

x → x → x → x/2

x + x/2 = 1,5x = 5,04 /22,4 = 0,225 ⇒ x = 0,15

M = 16,2 /0,15 = 108 ⇒ M là Ag

mchất rắn = 33,65 – (0,4.46 + 0,1.32) = 12,05 gam

Câu 6. Muối nào sau đây không bị nhiệt phân hủy?

A. CaCO3.

B. Na2CO3.

C. KNO3.

D. KCIO3.

Xem đáp án

Đáp án B

Muối Na2CO3 không bị nhiệt phân hủy.

Các muối còn lại bị nhiệt phân hủy:

CaCO3 → CaO + CO2

2KNO3 → 2KNO2 + O2

2KClO3 → 2KCl + 3O2

Câu 7. Khi nhiệt phân hỗn hợp chất rắn sau: (NH4)2CO3, KHCO3, Mg(HCO3)2, FeCO3 đến khối lượng không đổi trong môi trường không có không khí thì sản phẩm rắn gồm các chất:

A. FeO, MgO, K2CO3

B. FeO, MgCO3, K2CO3

C. Fe2O3, MgO, K2O

D. Fe2O3, MgO, K2CO3

Xem đáp án

Đáp án A

Nhiệt phân đến khối lượng không đổi:

(NH4)2CO3 → 2NH3 + CO2 + H2O

2KHCO3 → K2CO3 + H2O + CO2

Mg(HCO3)2 → MgO + CO2 + H2O

FeCO3 → FeO + CO2

Như vậy chất rắn sau phản ứng gồm: FeO, MgO, K2CO3

Câu 8. Cho các câu nhận xét sau, câu nhận xét không đúng là:

A. Than cốc được dùng trong quá trình luyện kim

B. Than muội làm chất độn cao su, sản xuất mực in và si đánh giầy

C. Than gỗ và than xương có cấu tạo xốp nên có khả năng hấp phụ mạnh, được dùng làm mặt nạ phòng chống độc và công nghiệp hoá chất

D. CO2 là chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.

Xem đáp án

Đáp án D

Câu không đúng là: CO2 là chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.

Không dùng CO2 để dập tắt các đám cháy kim loại Mg, Al vì

CO2 + 2Mg overset{t^{o} }{rightarrow}C + 2MgO

…………………………………..

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Nhiệt phân AgNO3 tới bạn đọc. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Hóa học, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, Tip.edu.vn đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post