Chia sẻ những tip thiết thực

Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm

“Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”. Cùng tham khảo các bài văn mẫu nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm sau đây để hiểu hơn về tác hại, hậu quả của thói vô trách nhiệm trong xã hội hiện nay.

Nghị luận về thói vô trách nhiệm

  • I. Dàn ý Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm
    • Dàn ý Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài mẫu 1
    • Dàn ý Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài mẫu 2
    • Dàn ý Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài mẫu 3
  • II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm
    • Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm mẫu 1
    • Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm mẫu 2
    • Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm mẫu 3
    • Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài mẫu 4
    • Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài mẫu 5
    • Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài mẫu 6
    • Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài mẫu 7
    • Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài mẫu 8
    • Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài mẫu 9
    • Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài mẫu 10
    • Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài mẫu 11
    • Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài mẫu 12

Tip.edu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết dưới đây của Tip.edu.vn gồm có dàn ý bài nghị luận và tổng hợp 10 mẫu bài nghị luận về thói vô trách nhiệm. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm

Dàn ý Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Thói vô trách nhiệm.

2. Thân bài

a. Giải thích

Vô trách nhiệm: là việc mỗi con người trốn tránh trước lỗi lầm, những hành động chưa đúng của mình, không có ý thức, trách nhiệm trước công việc của bản thân. Vô trách nhiệm là một tính xấu mà mỗi chúng ta cần phải bài trừ.

b. Phân tích

Người vô trách nhiệm thường không quan tâm, mặc kệ những công việc mà bản thân mình được giao, không hoàn thành đúng hạn công việc hoặc chất lượng công việc không được tốt; không dám nhìn nhận thực tế vào những lỗi lầm của mình. Họ cũng là người không biết giữ lời hứa, từ đó vô tình khiến cho lời nói của mình trở nên mất giá trị, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân.

Những con người ấy lành lặn về thể xác nhưng lại có trái tim tật nguyền”.

Bởi thế cho nên, thói vô trách nhiệm chính là một biểu hiện của lối sống phi đạo đức. Lối sống ấy làm băng hoại đạo đức con người, gây tổn hại hạnh phúc gia đình, gây tổn thất cho cộng đồng và kìm hãm sự phát triển của xã hội. Đúng là như một thứ axit vô hình, thói vô trách nhiệm của cá nhân có thể ăn mòn cả xã hội. Đây là lối sống đáng lên án, phê phán.

Mỗi chúng ta cần phải nhận thức sâu sắc rằng: Tinh thần trách nhiệm là thước đo phẩm giá con người. Từ đó mà không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, bên cạnh đó cũng cần ý thức rõ tác hại của thói vô trách nhiệm trong cuộc sống. Đó cũng là thái độ sống có trách nhiệm của mọi người trong xã hội văn minh.

Hãy nhớ rằng, thói vô trách nhiệm ở đâu cũng là một điều đáng sợ. “Như một thứ a-xít vô hình, thói vô trách nhiệm của cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”. Đừng để thứ a xít đó ăn mòn chúng ta, biến chúng ta thành “đời thừa”, “sống mòn” trong cuộc đời này bởi: Con người ta sinh ra trên đời không phải để là hạt cát vô danh tan biến vào cõi hư vô. Người ta sinh ra là để in dấu trên mặt đất và in dấu trong trái tim mỗi người” (Xu – khôm – lin – xki).

Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài mẫu 7

Tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm là hai mặt đối lập thuộc phạm trù đạo đức, thể hiện lối sống, cách sống của mỗi người trong mối quan hệ cộng đồng.

Trách nhiệm là phần việc được giao cho phải gánh chịu, phải bảo đảm làm tròn; là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình trước sự việc, công việc.

Tinh thần trách nhiệm là ý thức, tính tự giác và sự nỗ lực nhầm làm tròn, làm tốt phận sự của mình trong mọi công việc được giao. Trong lời nói hành vi cụ thể. Tinh thần trách nhiệm biểu hiện tư cách, đạo đức của mỗi người trong các mối quan hệ gia đình, tập thể và xã hội. Các khái niệm như: có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt trách nhiệm, vô trách nhiệm là sự đánh giá khen hoặc chẽ đối với con người nào đó trong công việc. Một học sinh đến phiên trực nhật đã lo đi sớm, quét sạch lớp, kê lại bàn ghế ngay ngắn, giặt giẻ, lau bảng thật sạch,… là một học trò tốt, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành công việc trực nhật đã được giao trong lớp học.

Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Con người vô đạo đức, nhân cách méo mó thì từ lời nói đến cử chỉ, việc làm đều vô trách nhiệm, không hề quan tâm tới lợi ích của mọi người. Họ sống dửng dưng trước đồng loại, sống bàng quan “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, dửng dưng cho rằng: “Trời lụt thì lụt cả làng”, v.v… Cái thói vô trách nhiệm rất đáng sợ, nó tha hóa con người, nó là nguyên nhân sâu xa của mọi hiện tượng tiêu cực, phi đạo lí trong xã hội. Thói vô trách nhiệm bị xã hội phê phán, lên án; kẻ vô trách nhiệm bị cộng đồng chê trách và coi khinh. Vứt rác bừa bãi, đại, tiểu tiện, khạc nhổ bất cứ đâu, chặt phá cây xanh, làm ỗ nhiễm môi trường,… đều là những hành động vô trách nhiệm phải lên án, phải xử phạt. Hiện tượng hứa với dân rồi không thực thi là thói vô trách nhiệm, dẫn đến mất lòng dân đã từng bị báo chí lên tiếng, dư luận phê phán! Tác hại của thói vô trách nhiệm rất ghê gớm! Đúng như ý kiến cho rằng: “Như một thứ A-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.

Bố mẹ thương yêu, chăm sóc, dạy bảo con cái nên con ngoan, trò giỏi. Con cái phải chăm học, chăm làm, hiếu thảo, lễ phép… Anh em phải biết kính nhường, thương yêu chăm sóc lẫn nhau. Có được như thế thì mới có hạnh phúc. Xây dựng gia đình văn hóa mới là trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em, của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nêu cao nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, ông bà thường nhắc nhở con cháu: “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Khẩu hiệu: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” là bài học sâu sắc nêu cao đạo lí và tinh thần trách nhiệm công dân. Tố Hữu có câu thơ rất hay ca ngợi tình người, ca ngợi tinh thần trách nhiệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho là hiến dâng, là phục vụ.

Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, thanh niên Việt Nam đã nêu cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào “‘ba sẵn sàng, ba đảm đang”, dám chấp nhận mọi khó khăn, thử thách “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ngày nay, hàng vạn, hàng triệu thanh niên đã tích cực tham gia các “chương trình hành động”, “phong trào hiến máu nhân đạo”, … Tất cả đều thể hiện ý thức và trách nhiệm cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Tổ quốc và nhân dân. Giữa những cao trào ấy, kẻ vô trách nhiệm, thói vô trách nhiệm không còn đất để tồn tại! Rèn luyện đạo đức, tư cách phải thường xuyên tu dưỡng ý thức và trách nhiệm trong lời nói và hành động. Đó là điều tuổi trẻ chúng ta cần nhớ và ghi lòng.

Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài mẫu 8

Hiện nay, khi mà cuộc sống con người ngày một phát triển và đủ đầy hơn, con người lại càng sống ỷ lại, sống ích kỉ với những người xung quanh nhiều hơn. Thói vô trách nhiệm dần dần ăn sâu vào nếp sống của một bộ phận không nhỏ trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ, đem lại những hậu quả vô cùng khôn lường.

Vô trách nhiệm chính là cách con người sống thờ ơ, ỷ lại vào người khác. Họ mặc nhiên cho rằng mọi việc xung quanh họ sẽ có những người khác giải quyết mà không cần đến mình. Thiếu trách nhiệm ở đây không chỉ là với xã hội xung quanh mà còn thiếu trách nhiệm với chính bản thân họ. Nói cách khác, đây là thái độ sống trái ngược với lối sống trách nhiệm, sống hết mình với bản thân cũng như xã hội. Luôn sẵn sàng trong những công việc khi ai đó cần tới sự giúp đỡ.

Một thực trạng đáng buồn rằng hiện nay thói vô trách nhiệm đang lan nhanh như một bệnh dịch khó kiểm soát, đặc biệt là trong giới trẻ. Nó có rất nhiều biểu hiện khác nhau như: họ chỉ nghĩ tới những lợi ích nhỏ mọn của cá nhân mà không quan tâm tới lợi ích chung. Sống ỷ lại, luôn nhờ cậy những người xung quanh. Bàng quang với cuộc sống, không quan tâm tới những vấn đề xã hội không liên quan tới lợi ích bản thân. Thậm chí, dù việc đó có liên quan tới họ thì họ cũng sẽ trông chờ vào sự giúp đỡ của một người khác. Không chịu nhận lỗi sai hay trách nhiệm về bản thân khi có chuyện gì xảy ra…

Có người đã từng nói đại ý rằng: Thói vô trách nhiệm giống như một loại axit đang dần ăn mòn cuộc sống của con người. Thật vậy, thói vô trách nhiệm của con người không chỉ ảnh hưởng tới họ mà còn có những ảnh hưởng tiêu cực tới toàn xã hội. Với bản thân những người sống vô trách nhiệm, họ sẽ bị chính thói vô trách nhiệm của mình làm cho vô cảm. Họ cứ mãi bàng quang với cuộc sống như vậy thì đến một ngày nào đó họ sẽ tự tách chính mình ra khỏi sự gắn kết của cộng đồng, trở thành những kẻ sống ngoài xã hội, lạc hậu và cô đơn. Những con người sống vô trách nhiệm vô hình chung sẽ tạo thành một thói xấu ảnh hưởng đến những người xung quanh. Và hãy thử tưởng tượng xem một xã hội với toàn những con người vô trách nhiệm, sống ý lại và thiếu ý thức tập thể thì xã hội ấy có thể phát triển được hay không? Rồi con người sống với nhau như những cỗ máy, không cảm xúc, không giúp đỡ. Cả xã hội tan ra như những mảnh ghép rời rạc không liên kết. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với truyền thống đạo lý “tương thân tương ái”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” của dân tộc ta từ ngàn xưa.

Vậy, nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh vô cảm này do đâu? Một trong những nguyên nhân có thể kể đến chính là sự phát triển tới chóng mặt của xã hội khiến con người bị cuốn vào những vòng xoáy của tiền tài, danh vọng, ăn chơi, hưởng thụ không thể dứt ra. Nó vô tình biến con người mất đi mối quan tâm tới những thứ khác. Bên cạnh đó, gia đình cũng nuông chiều con cái một cách thái quá khiến chúng có thói quen sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Ngoài ra, những tác nhân xấu bên ngoài như mạng xã hội cũng có tác động không nhỏ tới việc hình thành lối sống vô trách nhiệm.

Từ chính những hậu quả cũng như nguyên nhân trên, chúng ta phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng này. Phương pháp hiệu quả nhất xuất phát từ bản thân mỗi con người. Chúng ta phải có nhận thức được lối sống đúng đắn, chan hòa với mọi người cũng như trách nhiệm với bản thân và xã hội. Bố mẹ và nhà trường cần định hướng con cái lối sống lành mạnh, cởi mở và có ý thức trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ. Mỗi người hãy là một tấm gương người tốt, việc tốt để chính bản thân mình cũng như những người xung quanh học hỏi và phấn đấu…

Cuộc sống càng phát triển thì con người càng phải đối mặt nhiều hơn với những khó khăn, thử thách. Nhưng đừng để những khó khăn ấy làm thay đổi con người bạn mà hãy sống bản lĩnh, sống trách nhiệm và yêu thương chính bản thân mình và những người xung quanh. Có như vậy, bệnh vô trách nhiệm sẽ chẳng thể lây lan đi đâu được nữa.

Có thể bạn quan tâm: Nghị luận xã hội về căn bệnh vô cảm – Bên cạnh thói vô trách nhiệm thì căn bệnh vô cảm chính là biểu hiện cao nhất của lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm.

Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài mẫu 9

Có một câu nói thế này “Như một loại axit, thói vô trách nhiệm có thể ăn mòn cả xã hội”. Câu nói là hồi chuông cảnh báo về một loại lối sống lệch lạc thời hiện đại – thói vô trách nhiệm.

Rất đơn giản để hiểu được thói vô trách nhiệm là gì. Vô trách nhiệm là trạng thái con người không muốn đảm đương bất cứ việc gì với bất cứ ai, thậm chí là chính mình. Một vài biểu hiện đơn giản sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn. Khi ai đó vô trách nhiệm với gia đình là khi họ không dành tình thương, sự chăm sóc cho mỗi thành viên. Ai đó vô trách nhiệm với bản thân là khi họ tự hủy hoại sức khỏe của mình, lãng phí thời gian vào những thứ vô bổ, không phấn đấu vì tương lai. Ở phạm vi xã hội, mỗi người không chịu cống hiến cho đất nước cũng là đang trở thành kẻ vô trách nhiệm. Vô trách nhiệm còn có thể là không thừa nhận lỗi lầm của mình, không dám đứng ra sửa chữa và thay đổi bản thân. Vô trách nhiệm được biểu hiện trong vô vàn hành vi khác nhau.

Nam Cao có nói “Cẩu thả trong bất kì nghề gì là bất lương”. Câu nói cũng nhằm hướng tới bài học về thói vô trách nhiệm. Khi bạn không có trách nhiệm, bạn sẽ là một kẻ “bất lương”. Bởi, thử nghĩ mà xem, nếu một bác sĩ vô trách nhiệm sẽ làm chết bệnh nhân, một giáo viên vô trách nhiệm sẽ làm hỏng cả một thế hệ, một ông vua vô trách nhiệm khiến quốc gia suy vong… Những điều đó là hệ quả trông thấy của thói vô trách nhiệm. Thói vô trách nhiệm bề ngoài chỉ thuộc về hậu quả của một cá nhân phải gánh nhưng thực chất nó có ảnh hưởng với toàn xã hội. Thói vô trách nhiệm sẽ dẫn tới một loạt các thói xấu khác như giả dối, lừa gạt, thờ ơ… và cao nhất là vô cảm. Một xã hội thiếu tình thương giữa người với người tất sẽ tiêu vong.

Nhắc đến nguyên nhân của thói vô trách nhiệm, ta nên bắt đầu từ sự xuống cấp chung trong lòng xã hội hiện đại. Xã hội phát triển, hội nhập mạnh mẽ, nhiều luồng văn hóa tư tưởng đan xen… khiến xã hội nảy sinh nhiều vấn đề nan giải. Ngược lại, con đường giáo dục chưa thực sự hiệu quả và dường như văn hóa sống bị bỏ ngỏ. Do đó, đạo đức xuống cấp, con người dần đánh mất đi bản chất tốt đẹp của mình, dễ dàng bị thói xấu “mua chuộc”. Như vậy, điểm dừng cuối cùng của chúng ta là ở bản thân mỗi con người. Mỗi chúng ta quá dễ dàng để bản thân bị tha hóa đạo đức, không nỗ lực để thực hiện vai trò của bản thân, tự cho mình quyền được vô tâm với kẻ khác.

Giải pháp luôn được đưa ra bắt đầu từ nguyên nhân. Điều này đồng nghĩa, gia đình – nhà trường – xã hội cần quan tâm và có phương pháp giáo dục hiệu quả hơn nữa để thế hệ con em không lệch lạc trên con đường phát triển nhân cách. Song song với sự phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật, chính phủ nên quan tâm đến cả vấn đề nhân văn và đạo đức, hạn chế tình trạng đạo đức xuống cấp. Nhà trường là nơi giáo dục, cần nêu cao trở lại tinh thần “Tiên học lễ, hậu học văn”. Mỗi gia đình là nền tảng của xã hội, đứa trẻ mà họ tạo nên gần như sẽ là bản sao của cha mẹ. Như vậy, chính cha mẹ phải là gương mẫu cho con cái của họ. Bản thân mỗi người cần tự rèn luyện, nâng cao ý chí, bồi dưỡng nhân cách để vững vàng hơn trước cuộc đời, không bị tha hóa, biến chất.

Trái với sống vô trách nhiệm là sống hữu ích. Khi bạn sống có ích, bạn đang đồng thời đấu tranh với thói vô trách nhiệm. Mỗi chúng ta hãy bắt đầu có trách nhiệm với chính bản thân, sau đó là gia đình và xã hội. Sống có trách nhiệm không khó nếu chúng ta bắt đầu từ những điều đơn giản nhất.

Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài mẫu 10

Cuộc sống thay đổi không ngừng, xã hội ngày càng phát triển, ai cũng hối hả cùng với guồng quay của cuộc sống. Khi đó, con người dần trở nên vô cảm, vô trách nhiệm với mọi thứ xung quanh, bởi họ còn bận lo cho cuộc sống, cũng như những việc cá nhân của mình. Khi một xã hội đầy rẫy những con người vô cảm, sống mà không có trách nhiệm với cuộc sống, với những gì mình đã làm, xã hội đó chắc chắn sẽ không thể tốt đẹp, giàu tình yêu thương và hạnh phúc.

Tất nhiên trong cuộc sống của chúng ta sẽ luôn tồn tại những người sống có tinh thần trách nhiệm. Những người như vậy sẽ luôn cố gắng làm tốt những việc mà họ nghĩ họ cần phải làm. Đối với gia đình, họ luôn có tình cảm gắn bó, quan tâm chăm sóc những người thân như ông bà cha mẹ của họ. Còn ngoài xã hội, với bạn bè, đồng nghiệp, họ cũng luôn có thái độ cư xử đúng mực. Không chỉ vậy, họ luôn có thái độ sống tích cực, bảo vệ của công, giúp đỡ người xung quanh khi thấy họ gặp khó khăn hoạn nạn. Trái ngược với những người sống có trách nhiệm như vậy là những người vô trách nhiệm.

Những người như nào là vô trách nhiệm? Họ luôn sống buông thả, không chỉ với xã hội mà với chính bản thân mình. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, họ đã không có ý thức học tập chăm chỉ mà chỉ mải chơi, đua theo những thú vui khác mà đánh mất đi quãng thời gian đáng ra phải dành cho việc học tập. Đối với bản thân còn như vậy, thì với những người khác họ sẽ ra sao? Chúng ta chắc chắn ai cũng từng nghe đến những cá nhân bị lên án về hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ, con cái…Ngay chính những người thân máu mủ ruột già họ còn như vậy, nói chi là đối với xã hội. Họ càng vô cảm, mặc kệ không cần biết người khác sống ra sao, cần gì, có gặp khó khăn ở đâu không. Họ chỉ nghĩ đến bản thân, thậm chí chối bỏ những việc làm sai lầm mà mình đã gây ra. Những con người như vậy rất đáng lên án và chắc chắn sẽ bị mọi người khinh ghét.

Người vô trách nhiệm không chỉ là người vô tâm với mọi người xung quanh. Họ còn là những người thường xuyên gây ra những việc làm sai trái nhưng lại chối bỏ trách nhiệm, không nhận lỗi về mình. Không ít trường hợp giới trẻ hiện nay, vì lối sống buông thả, bừa bãi dẫn đến mang thai ngoài ý muốn nhưng lại chối bỏ trách nhiệm của mình. Việt Nam đang là đất nước có tỉ lệ phá thai rất cao trên thế giới, đó chính là hậu quả từ lối sống vô trách nhiệm của giới trẻ. Việc làm này đang rất đáng được lên án trong thời gian gần đây, bởi đó chính là một tội ác khi chối bỏ những sinh linh còn chưa kịp ra đời. Gia đình, nhà trường cần phải giáo dục con em về sức khỏe giới tính, cũng như lối sống trách nhiệm với những việc mình đã làm, để không gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Qua đây có thể thấy rằng, mỗi một cá thể trong cộng đồng đều phải rèn luyện, học hỏi lối sống có trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ. Khi ta sống có trách nhiệm, cuộc sống xung quanh ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn, ta sẽ có được nhiều người yêu quý, cùng những điều hạnh phúc nhỏ nhoi mà những người thân, bạn bè mang lại không gì có thể sánh được.

Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài mẫu 11

Xã hội ngày càng phát triển khiến con người bị cuốn vào guồng quay của công việc, của lợi ích cá nhân mà nảy sinh thói vô cam, thiếu trách nhiệm. Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội. Đáng ngại hơn, thói xấu này đang ngày một có xu hướng lan rộng ra trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ.

Thói vô trách nhiệm là cách sống thờ ơ, bàng quan với những điều đang diễn ra xung quanh cuộc sống. Sống thiếu trách nhiệm với chính những việc làm của mình cũng như của người khác. Họ chỉ quan tâm đến những cái lợi ích vị kỉ trước mắt mà bỏ mặc những lợi ích chung, lợi ích cộng đồng lớn lao hơn.

Biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong cuộc sống hiện nay đang có xu hướng gia tăng. Đó là sự vô trách nhiệm với ông bà, cha mẹ cùng những người thân trong gia đình. Đó cũng có thể là thói vô trách nhiệm với những người xung quanh hay rộng hơn là vô trách nhiệm với cả cộng đồng xã hội. Thậm chí, đó còn là thái độ vô trách nhiệm với chính bản thân mình.

Trong cuộc sống, con người luôn gắn liền với những trách nhiệm khác nhau. Ví dụ như trong gia đình, cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Lớn lên rồi, con cái phải có trách nhiệm với gia đình, phụng dưỡng bố mẹ khi về già. Rộng hơn, bên ngoài xã hội, mỗi con người phải có những trách nhiệm khác như trách nhiệm bảo vệ môi trường chung, trách nhiệm với nếp sống cộng đồng chung….

Tuy nhiên, những biểu hiện của tinh thần trách nhiệm lại đang dần mất đi và để lại những ảnh hưởng vô cùng xấu. Nó ảnh hưởng tới chính bản thân mỗi con người, khiến cho chúng ta ngày một ích kỉ hơn, sống lạc lõng và cô độc trong một cộng đồng gắn kết. Và thử hỏi, một xã hội với những con người vô trách nhiệm thì sẽ như thế nào? Xã hội ấy sẽ ngày một u ám, rời rạc và thiếu đi tình yêu thương, gắn kết vốn có. Và một xã hội như vậy sẽ không bao giờ phát triển tiến lên được. Nó đúng như một thứ axit ăn mòn xã hội, hình thành lên một nếp sống tiêu cực, đáng lên án.

Một thực tế đáng buồn là những biểu hiện của thói vô trách nhiệm lại ngày một tăng lên. Đâu đó chúng ta lại bắt gặp những thông tin tiêu cực trên các phương tiện truyền thông đại chúng như con cái đuổi đánh cha mẹ già ra ngoài đường. Hay những cặp bố mẹ trẻ bỏ mặc những đứa trẻ tại cửa chùa, thậm chí là bãi rác… Trên đường phố, chúng ta sẽ bắt gặp những bạn trẻ, hoặc những nạn nhân bị hành hung nhưng lại có những người thản nhiên phớt lờ, thậm chí là đứng lại hò reo, quay clip. Đặc biệt, thói vô trách nhiệm này xuất hiện nhiều ở giới trẻ. Các bạn không có trách nhiệm trong học tập hay trong cuộc sống xã hội. Một ví dụ điển hình là việc các cặp đôi yêu nhau nhưng không có trách nhiệm với những hành động của mình. Việc sống thử với nhau rồi mang bầu, sau đó giải quyết bằng cách phá bỏ cái thai. Đây chính là hành động vô trách nhiệm, sai lầm lớn khiến nhiều người phải hối hận.

Nguyên nhân của thói vô trách nhiệm một phần do sự giáo dục chưa đúng đắn của nhiều bậc phụ huynh. Họ quá chiều chuộng con cái khiến chúng nảy sinh thói tự phụ và ỷ lại. Bên cạnh đó, xã hội ngày một phát triển với guồng quay chóng mặt, con người dần bị máy móc hoá, vô cảm hoá trước mọi thứ.

Để giải quyết thói vô trách nhiệm này, bản thân mỗi người phải biết cách kiểm soát chính mình, sống trách nhiệm với chính những hành động của mình. Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn. Có những cá nhân như vậy, xã hội mới ngày một tốt đẹp và gắn kết hơn. Về lâu dài, nó sẽ tạo thành một nếp sống văn minh, một xã hội văn minh.

Vô trách nhiệm chính là thứ axit mạnh và nhanh nhất biến một con người hay rộng hơn là cả xã hội trở nên tiêu cực, biến chất. Hãy biết cách sống yêu thương, sống có trách nhiệm để thứ axit đó không thể bào mòn tất cả.

Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Bài mẫu 12

Mỗi con người chúng ta được sinh ra và tồn tại trên thế giới này đều là một điều may mắn, mặc dù cuộc đời của mỗi người là hoàn toàn khác nhau song chúng ta có chung một trách nhiệm đó chính là trách nhiệm với cuộc đời của mình. Cuộc sống là của mình, mình phải có trách nhiệm chứ không thể phó thác cho ai khác, ngược lại, sống mà vô trách nhiệm với cuộc đời của chính mình thì thật không đáng sống, bởi thói vô trách nhiệm không chỉ gây hậu quả đối với cá nhân mà còn cả những người xung quanh và toàn thể xã hội.

“Vô trách nhiệm” chính là không có trách nhiệm, thói vô trách nhiệm của con người ở mức độ cá nhân là vô trách nhiệm với bản thân, cao hơn là vô trách nhiệm với những người thân, bạn bè và mọi người xung quanh, cuối cùng là sự vô trách nhiệm với xã hội mà chính mình đang tồn tại trong đó. Người vô trách nhiệm sẽ không chịu trách nhiệm về bất cứ một vấn đề gì trong cuộc sống cũng như công việc và sinh hoạt, họ luôn đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, né tránh và luôn ỷ lại, hoặc nếu có tiếp nhận họ cũng chỉ giải quyết theo cảm tính, làm qua loa cho có chứ thực sự không để tâm đến trách nhiệm của mình. Biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong cuộc sống rất dễ nhận biết, thói hư tật xấu này như những cây cỏ dại, mọc lan rất nhanh và có thể tồn tại ở bất cứ nơi đâu, bất cứ con người và hoàn cảnh nào nếu như nơi đó có điều kiện cho chúng sinh sôi, nảy nở.

Một con người vô trách nhiệm sẽ không quan tâm tới chính bản thân mình về tất cả mọi mặt trong đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc. Họ không quan tâm đến sức khỏe của chính mình, có ốm đau hay biểu hiện nguy hại gì cũng mặc kệ, không thăm khám hay kiểm tra tình hình sức khỏe cơ thể. Họ không có ý thức chăm sóc cho bản thân, vun vén cho công việc, ngược lại làm việc gì cũng cẩu thả, qua loa, thái độ miễn cưỡng cho xong chuyện, với bất cứ vấn đề gì xảy ra cũng buông thả, luôn có suy nghĩ “tới đâu hay tới đó”. Đối với mọi người xung quanh, người vô trách nhiệm có thể vô tâm với chính người thân trong gia đình của mình, cha mẹ là người sinh ta ra nhưng đến khi ốm đau những người con lại đùn đẩy trách nhiệm trông nom cho nhau, không ai chịu chăm nom cha mẹ, ai cũng bày biện lý do để thoái thác trách nhiệm của mình.

Trách nhiệm của bạn bè với nhau là luôn giúp đỡ, động viên nhau cùng vươn lên nhưng với người vô trách nhiệm, họ lại thờ ơ trước khó khăn của bạn bè, không quan tâm hay nghĩ rằng mình phải có trách nhiệm động viên, an ủi trước nỗi đau thương của bạn. Với những vấn đề của cộng đồng, xã hội, người vô trách nhiệm dường như không quan tâm, không chú ý tới, tách biệt mình ra khỏi những hoạt động chung. Hoặc nếu có tham gia vào những công việc chung khi xảy ra sự cố, sai sót sẽ chối đẩy, không nhận lỗi sai, cố tình đẩy trách nhiệm cho người khác. Quả thực một người có thói vô trách nhiệm kéo theo sự xấu xa, suy đồi về mọi mặt. Không chỉ làm cho chính họ mất đi những giá trị đạo đức làm người, tha hóa chính nhân cách của mình mà ngược lại còn ảnh hưởng lớn đến mọi người xung quanh. Phải chung sống và làm việc cùng người vô trách nhiệm đồng nghĩa với việc họ phải chịu trách nhiệm và gánh hậu quả thay cho người đó, từ đó mà người vô trách nhiệm dần mất đi những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, bị mọi người chê trách, xa lánh. Vô trách nhiệm trong bất cứ nghề gì cũng khiến cho năng suất và chất lượng làm việc kém hiệu quả, kìm hãm sự phát triển chung của xã hội.

Thói vô trách nhiệm là thói xấu mà tất cả mọi người phải diệt trừ và tránh xa, chính cá nhân mỗi người phải có nhận thức rõ ràng về biểu hiện cũng như tác hại của thói vô trách nhiệm, đồng thời phải không ngừng đặt trách nhiệm của mình với cuộc sống lên hàng đầu. Với tất cả mọi vấn đề liên quan đến bản thân mình, ta đều phải đề cao trách nhiệm của mình trong đó, sống có trách nhiệm chính là sống có ý nghĩa.

———————————

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

  • Nghị luận xã hội: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố
  • Nghị luận xã hội: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp

Trên đây tip.edu.vn đã giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm. Để có kết quả cao hơn trong học tập, tip.edu.vn xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà tip.edu.vn tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12, Ôn thi khối C để có thêm tài liệu học tập nhé

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post