Chia sẻ những tip thiết thực

Nghị luận xã hội: Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ

Nghị luận xã hội: Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ tổng hợp những bài văn mẫu lớp 11 hay, giúp các bạn học sinh có nhiều ý tưởng khi viết văn, tránh lạc đề. Hi vọng bài nghị luận về trách nhiệm của con cái trong gia đình này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các bạn học tốt môn Văn, ôn thi THPT Quốc gia môn Văn hiệu quả.

Nghị luận về Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ

  • Dàn ý Nghị luận xã hội về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ
  • Văn mẫu Nghị luận xã hội về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ
  • Nghị luận xã hội về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ – Bài mẫu 2
  • Nghị luận xã hội về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ – Bài mẫu 3
  • Nghị luận xã hội về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ – Bài mẫu 4
  • Nghị luận xã hội về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ – Bài mẫu 5
  • Nghị luận xã hội về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ – Bài mẫu 6
  • Nghị luận xã hội về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ – Bài mẫu 7
  • Nghị luận xã hội về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ – Bài mẫu 8
  • Nghị luận xã hội về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ – Bài mẫu 9
  • Nghị luận xã hội về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ – Bài mẫu 10
  • Nghị luận xã hội về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ – Bài mẫu 11
  • Nghị luận xã hội về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ – Bài mẫu 12

Tip.edu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội: Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn tập môn Ngữ văn nhé. Bài viết tổng hợp 12 mẫu bài nghị luận nêu rõ được trách nhiệm của những người con đối với cha mẹ mình. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Dàn ý Nghị luận xã hội về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ

1. Mở bài

Dẫn ra một vài câu ca dao tục ngữ rồi đi vào vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài

a. Định nghĩa

Đó là ý thức của con người về những việc, những hành động mình cần phải làm và được người khác kỳ vọng, mà trong bài viết này chính là trách nhiệm với cha mẹ, bao gồm sự yêu thương, chăm sóc và lòng biết ơn.

b. Vì sao ta phải có trách nhiệm đối với cha mẹ?

Cha mẹ là người đã sinh ra ta, cho ta sinh mạng, mẹ đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, nhan sắc, chịu bao cực khổ để nuôi nấng ta thành người. Cha đã hy sinh cả cuộc đời, làm lụng vất vả để cho ta một cuộc sống đầy đủ vật chất. Tuy chịu nhiều vất vả nhưng cha mẹ chưa bao giờ ca thán lấy nửa lời.

“Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng biển
Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”.

Công ơn của cha mẹ là rất lớn lao mà cho dù có đi hết cả cuộc đời, những người con vẫn không báo đáp nổi. Vì vậy, khi còn có thể hãy đền đáp ơn nghĩa này cho cha mẹ mình từ những việc đơn giản nhất, hãy là chỗ dựa vững chắc nhất cho cha mẹ chúng ta khi về già. Đây chính là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người con đối với cha mẹ mình.

Nghị luận xã hội về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ – Bài mẫu 8

Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Câu ca dao từ ngàn xưa của người dân Việt Nam đến hôm nay vẫn thiết tha nhắc mãi nghĩa tình này:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kinh cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Câu ca dao gợi cho chúng ta biết bao suy nghĩ về công ơn của mẹ cha, về làm con. Người dân xưa đã gửi gắm lòng biết ơn mẹ cha và lời nhắc nhở người làm con vào bài ca dao với những hình ảnh so sánh thấm thía. Núi Thái Sơn cao lớn vời vợi và nước trong nguồn chảy ra là dòng nước tinh khiết trong lành nhất không bao giờ vơi cạn. So sánh hai hình ảnh ấy với công cha, nghĩa mẹ, tác giả dân gian muốn nói tới thái độ tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn trời biển của cha mẹ và muốn khuyên mỗi người con phải luôn “thờ mẹ kính cha” phải có thái độ, cách ứng xử tôn kính, quý trọng đấng sinh thành của mình. Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén bao gian truân, cơ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Để có được con mẹ vượt cạn một mình, bất chấp hiểm nguy của tính mạng. Khi sinh ra hài nhi đỏ hỏn, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn. Mẹ thức trắng đêm để chăm cho con, “chỗ ráo nhường con, chỗ ướt mẹ nằm”. Khi con ốm đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, con đau của con, thao thức lo toan. Mẹ và cha hân hoan khi thấy con chập chững những bước đi đầu tiên nghẹn ngào khi con bập bẹ tiếng mẹ tiếng cha.

Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì.

Công sinh thành đã lớn, công dưỡng dục càng lớn hơn. Khi con trưởng thành dần lên, cha uốn nắn con từ lời ăn tiếng nói, từ cách đối nhân xử thế sửa con từ dáng đứng điệu cười. Con là hạnh phúc, là niềm vui, niềm hạnh phúc của cha mẹ. Nhìn con khôn lớn, mọi cực khổ nhọc nhằn của cha mẹ vơi đi. Con khỏe, ngoan, học giỏi, cha mẹ vui sướng, hạnh phúc. Con ốm đau mẹ nước mắt lưng tròng. Con hư, con phạm lỗi, cha mẹ đau buồn, âu lo.

Cha mẹ không quản vất vả chỉ mong mai sau con thành người có ích cho đời, cho xã hội. “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào đời, là cây cao bóng cả che mát đời con. Trong vòng tay cha mẹ, con lớn lên, trưởng thành. Hiếu thảo với cha mẹ là đạo lý làm người, là nền tảng của đạo đức.

Phải có hiếu với cha mẹ: phải chân thành biết ơn và tôn kính mẹ cha. Quan hệ giữa cha mẹ, con cái trong gia đình tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng, bảo vệ kỉ cương, đạo lý xã hội. Có hiếu với cha mẹ qua thái độ, lời nói và việc làm cụ thể. Từ lời nói lễ phép đúng mực, từ sự quan tâm, chăm sóc chu đáo tận tình từ những việc nhỏ giúp cha mẹ trong gia đình, từ sự bảo ban gương mẫu với các em nhỏ.

Người con có hiếu phải phấn đấu trở thành niềm tự hào, nguồn động viên bố mẹ; phấn đấu học tập tốt nhất, rèn luyện đạo đức tốt nhất, xác định đường đi tốt để có một sự nghiệp, để trở thành người có ích cho xã hội. Người con có hiếu phải có trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ khi già sức yếu. Thờ mẹ kính cha là trách nhiệm, là đạo lý thiêng liêng mà mỗi chúng ta phải gìn giữ, noi theo. Vì đây còn là vấn đề nhân cách, là cái gốc của nhiều tình cảm. Con người không kính yêu cha mẹ thì sẽ không có tình người, không thể là người có phẩm chất, biết sống đẹp, thủy chung với bạn bè, xã hội, nhân dân được.

Thời đại hiện nay vẫn còn một thực tại đau lòng: vẫn còn nhiều người xem nhẹ chữ hiếu, muốn sống tách khỏi gia đình, mẹ cha, đó là nhận thức lệch lạc, sai lầm. Vẫn còn những người con vô ơn, bất hiếu, ngược đãi mẹ cha. Không nghe cha mẹ, không phụng dưỡng cha mẹ tuổi già, gây đau lòng, bất hạnh cho cha mẹ. Những người con đó, dù thời đại nào, hoàn cảnh nào, đều đáng để xã hội lên án, phẫn nộ. Đó là những biểu hiện của người vô đạo đức, vô ơn, bạc nghĩa, không có lương tâm. Những biểu hiện đó gây ảnh hưởng, làm băng hoại đạo lý cổ truyền của dân tộc ta và đáng phải lên án.

Cuộc sống dù phát triển thì chữ hiếu vẫn là cơ bản xây đắp những mối quan hệ khác giữa người với người trong xã hội. Người hiếu thảo với cha mẹ thường là một công dân tốt, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, quan hệ gia đình thuận hòa, góp phần làm kỷ cương của xã hội phát triển. Lòng biết ơn cha mẹ là cội nguồn của lòng biết ơn nhân dân, Tổ quốc.

Chữ hiếu ngày nay phải được hiểu rộng hơn: hiếu với cha mẹ nhưng phải là người công dân tốt vẫn “trung với nước, hiếu với dân”. Đạo lý ấy là sức mạnh của nhân dân ta chiến thắng kẻ thù, dựng xây đất nước. Lòng yêu nước, yêu nhân dân bắt nguồn từ những tình cảm giản dị bình thường. Có hiếu có tình cha mẹ thì mới có hiếu với đất nước.

Bài ca dao nhắc nhở thấm thía về bài học đạo lý sâu sắc. Bài ca dao sẽ còn mãi với thời gian, nuôi dưỡng tình cảm gia đình, lòng yêu kính mẹ cha bao thế hệ.

Nghị luận xã hội về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ – Bài mẫu 9

“Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta”. Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!

Nghị luận xã hội về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ – Bài mẫu 10

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Mỗi chúng ta phải biết sống hiếu thảo và biết ơn mẹ cha của mình. “Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác” – Marcus Tullius Cicero. Ý câu nói này chính là mọi đức tính tốt đẹp cơ bản nhất của con người đều được gợi từ lòng biết ơn, làm người không có lòng biết ơn thì nhất định không thể nảy nở đức tính tốt. Vậy lòng biết ơn là điều gì mà lại có một sự ảnh hưởng to lớn như vậy đối với đạo đức của con người? Đó là sự hiểu biết và ghi nhớ công ơn của người đã từng giúp đỡ ta. Lòng biết ơn có thể được biểu hiện đơn giản nhất đó là những lời “cảm ơn” của người được nhận ơn với người đã giúp đỡ, đó phải là một lời cảm ơn chân thành từ tận đáy lòng khi người được nhận ơn cảm thấy biết ơn sâu sắc về những điều mà người khác đã cho mình. Cao hơn một lời cảm ơn là tinh thần sẵn sàng trả ơn cho người đã giúp đỡ mình bằng hành động hoặc là giá trị thiết thực bằng tất cả tấm lòng chân thành không tính toán. Nhưng dù là bằng cách nào, con người ta vẫn phải luôn ghi nhớ công ơn của người đã tạo dựng cho mình những điều tốt đẹp. Vậy tại sao chúng ta càng biết ơn mẹ cha của mình? Trước hết, cha mẹ là những người sinh thành ra ta, cho ta sự sống, để ta được có mặt trên cuộc đời này. Pau-tốp-xki đã từng nói “Dù người ta có nói với bạn điều gì đi chăng nữa thì cuộc sống cũng là một điều kì diệu”. Được có mặt trên đời này đã là một hạnh phúc, là một điều kì diệu và mẹ cha chính là người đã ban cho ta phép màu kì diệu ấy. Sau nữa, cha mẹ là những người thân thiết nhất, gần gũi nhất với mỗi con người, nếu không biết ơn mẹ cha mình thì con người sẽ chẳng bao giờ biết ơn được những người khác, hoặc nếu có thì đó cũng chỉ là những thói đời giả dối, kệch cỡm,… Lòng biết ơn cha mẹ là một trong những đức tính bản năng và vốn có ở mỗi người. Chúng ta cần biết học cách để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với mẹ cha. Chỉ một câu nói cảm ơn khi nhận được một món quà từ cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày như giúp mẹ nấu cơm, cùng cha cắt tỉa cây cảnh,… đã khiến cho đấng sinh thành hạnh phúc biết nhường nào, Khi con cái thể hiện lòng biết ơn, cha mẹ sẽ biết rằng con cái của họ là những đứa trẻ tốt, họ sẽ cảm nhận rằng họ cũng được yêu thương chứ không phải chỉ là người trao đi yêu thương.

Hãy thể hiện lòng biết ơn của mình đối với cha mẹ. Hãy bắt đầu bằng việc nói cảm ơn mỗi khi cha mẹ làm điều gì đó cho mình. Nếu bạn có thể làm điều đó đối với những người khác thì tại sao lại không thể làm thế với cha mẹ của mình? Hãy giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, học tập chăm chỉ để trở thành người có ích cho xã hội, báo đền công ơn nuôi dưỡng của mẹ cha. Bên cạnh đó, xã hội cần thức tỉnh và giác ngộ những đứa con ngỗ ngược, không biết ơn cha mẹ,… Hãy trở thành một đứa con hiếu thảo với mẹ cha.

Nghị luận xã hội về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ – Bài mẫu 11

Công ơn của cha mẹ như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn. Họ là người sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn. Công ơn ấy dày như mây trời, cao như đỉnh núi, ào ạt như nước suối đầu nguồn. Dẫu có biết bao nhiêu sự đền trả thì cũng là chưa đủ so với những hi sinh, những chở che mà cha mẹ dành cho mỗi đứa con của mình.

Cha mẹ luôn là người hậu thuẫn dõi theo từng bước đi của con. Khi chúng ta chỉ còn là những đứa bé bắt đầu tập đi cha mẹ chính là người nâng bước, dìu dắt ta trong từng bước chập chững ấy. Không những thế mỗi lần ta vấp ngã cha mẹ lại nâng ta dạy ôm vào ta vào lòng vỗ về an ủi.

Không những thế trách nhiệm của cha mẹ còn là giáo dục cho con cái mình. Những người con lớn lên đến tuổi đi học, ngoài những kiến thức nhà trường dạy dỗ cha mẹ giống như một người thầy giáo cũng giống như một người bạn, chia sẻ cùng con mình những thắc mắc trong cuộc sống. Phần lớn chúng ta học được nhiều đạo lí là ở gia đình chứ không phải nhà trường. Con cái có ngoan ngoãn, có trở thành người có ích hay không, cha mẹ chính là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển ấy.

Không chỉ nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta ăn, chúng ta mặc, cha mẹ còn dạy dỗ chúng ta cách làm người, cách đối nhân xử thế, cách biết tự lập. Cha mẹ dạy chúng ta bằng những kinh nghiệm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của chính bản thân. Sau này, dù chúng ta lớn lên, đi học có thầy cô dạy dỗ, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của chúng ta.

Từ xưa đến nay, quy luật của tự nhiên cũng như quy luật của sự sống đã không hề thay đổi. Đạo làm con thì cần phải báo hiếu, đền đáp công ơn dành cho cha mẹ. Khi còn nhỏ thì cha mẹ dành tất cả những tình yêu của mình để dành cho con, nuôi con trưởng thành. Đến khi trưởng thành chúng ta phải đền đáp lại công ơn đó, tuy không được nhiều như những gì cha mẹ dành cho ta, nhưng đến khi cha mẹ về già ta đã trưởng thành thì cần phải chăm sóc và yêu thương cha mẹ nhiều hơn nữa. Gia đình là nơi luôn sẵn sàng đón ta trở về dù đi bất cứ nơi đâu thì gia đình vẫn luôn chào đón ta. Gia đình nơi chứa đựng những tình cảm mà chẳng nơi nào tìm được. Rồi sau này khi trưởng thành, khi ta đã khôn lớn quay trở về bên gia đình nhìn cha mẹ ta sẽ có cảm giác hụt hẫng vô cùng khi nhìn thấy những nếp nhăn đã hiện trên khóe mắt, tóc mẹ cha đã điểm trắng… lúc đấy nghĩ sao thời gian trôi nhanh quá muốn lấy lại thanh xuân mà chẳng thể được:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo”

Chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn và súc tích, tác giả đã khái quát một cách rõ nét về cả công ơn của cha mẹ và nhắc nhở chúng ta với những bậc sinh thành của mình. Dù đi đâu đi chăng nữa thì chúng ta không thể quên công ơn đấy, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành thì tình yêu và công ơn dưỡng dục với cha mẹ càng không thể thay đổi

Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh núi Thái Sơn cao vời vợi và nước trong nguồn vô tận kia được đem so sánh với công cha, nghĩa mẹ. So sánh công ơn của cha đối với mỗi chúng ta dường như còn lớn hơn cả núi Thái Sơn, núi Thái Sơn to lớn bao nhiêu thì công cha cũng lớn bấy nhiêu. Còn Nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn chả ra, nước chảy từ nguồn nhưng liệu ai biết được nguồn nước lớn bao nhiêu, dồi dào bao nhiêu? Cũng như liệu ai biết được tình mẹ, nghĩa mẹ vĩ đại, dạt dào bao nhiêu? Lời răn dạy ấy đúc kết từ bao đời nay và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đạo hiếu làm con đối với cha mẹ là một đạo lý đúng đắn muôn đời. Chín tháng cưu mang mẹ nhiều gian khổ, rồi mang nặng đẻ đau, chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Ngày qua ngày cha phải làm lụng vất vả để cung cấp cho ta đầy đủ vật chất.

Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ, chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ hiếu, dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.

Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết. Chúng ta luôn phải nhớ lời của cha ông: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con, phải làm tròn với chữ hiếu của bản thân mình. Hiếu là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà đó cũng là cách sống, đạo đức con người. Chúng ta phải luôn tự nhắc nhở bản thân, phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý và làm tròn đạo hiếu với cha mẹ.

Nghị luận xã hội về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ – Bài mẫu 12

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

“Công sinh thành không bằng công dưỡng dục” cha mẹ sinh con ra đều mong muốn con được sống ấm no, hạnh phúc, họ đã giành hết thời gian và niềm vui cá nhân của mình để lo cho con cái, nếu chưa làm cha mẹ, chúng ta vẫn chưa hiểu được nuôi dạy được đứa con nên người không phải là điều dễ dàng và cũng chưa bao giờ mong con cái đền đáp bố mẹ, nhưng đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi chúng ta.

Cha mẹ tần tảo, hy sinh cho con cái mọi thứ, đặc biệt là mẹ của chúng ta, từ khi biết mình có bầu, bố mẹ đều hạnh phúc và sung sướng khi mình được lên chức, niềm vui tăng lên gấp bội thì cũng là lúc những nỗi lo và khó khăn cũng tăng lên, trong đầu luôn quẩn quanh rất nhiều câu hỏi: con mình có phát triển tốt không? Nên ăn gì cho con thông minh đây? Ăn cái này có sao không? Uống sữa này có tốt không? Khi con chào đời, bố mẹ vỡ òa trong niềm hạnh phúc vô bờ bến, thế là bố mẹ lớn thật rồi, mẹ hy sinh vẻ đẹp của người con gái mang nặng đẻ đau, nuôi con khôn lớn nên người, chăm lo cho con được bằng bạn bằng bè. Vì vậy những người làm như chúng ta cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chăm lo và yêu thương bố mẹ, vì chúng ta mà họ đã đánh đổi mọi người: tuổi trẻ, sắc đẹp, sở thích, niềm vui cá nhân,…

Bố mẹ cũng chả cần gì cao sang hay phú quý, chúng ta muốn đền đáp công lao của bố mẹ cũng chẳng phải là cái gì đó lớn lao cả. Lúc bé chỉ cần ta chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà, cha mẹ, có những lúc bố mẹ có thể quát mắng và nặng lời với chúng ta nhưng họ làm như thế cũng chỉ vì họ yêu chúng ta quá mà thôi, bố mẹ chưa bao giờ dạy chúng ta làm những điều xấu xa, sai trái mà họ luôn cố gắng hướng con mình phát triển sao cho tốt nhất, dành cho con những gì đẹp nhất mà thôi, dù họ đã từng lầm lỡ nhưng chưa bao giờ họ mong con mình giống như bản thân mình hết. Ví dụ như: bố mẹ từng là những kẻ tù tội vì tội trộm cắp, hay nghiện hút ma túy, chơi bời quá đà dẫn tới kết cục không ai muốn, chính vì thế mà khi con cái họ lớn lên, họ lại càng khắt khe với con mình, luôn quan tâm nhiều hơn những bố mẹ khác, bởi bố mẹ sợ con lại đi vào vết xe đổ của bố mẹ, hoặc cũng có thể bố mẹ đang là trùm ma túy, trộm cắp chuyên nghiệp nhưng lúc nào cũng bắt con cái phải học hành và ngoan ngoãn, vì họ hiểu rằng, con đường đó không hề đơn giản chút nào.

Bố mẹ chưa bao giờ nghĩ nuôi dạy con cái lớn khôn để sau này chúng phục vụ hay phụng dưỡng mình, nhưng đã là phận con cái chúng ta phải làm tròn bổn phận của người con, đặt chữ hiếu lên trên hết, bởi vì lo cho chúng ta họ đã hy sinh quá nhiều rồi.

Trong thời đại ngày nay, con cái bất hiếu diễn ra ngày càng phổ biến và có nguy cơ tăng lên về số lượng, ví dụ như trường hợp người cha già bị chính con dâu và con trai hùa vào để đánh đập người cha già yếu vì không tự chăm sóc lấy bản thân mình được, họ xem bố mẹ là gánh nặng, là vật cản trở, phá hoại sự tự do và hạnh phúc của mình.

Có những biện pháp và cách làm khác nhau mà con cái đối xử với bố mẹ khi về già, họ không muốn chăm sóc người cha, người mẹ sinh ra và nuôi lớn mình nên người, họ gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão mà họ nghĩ vào đó bố mẹ của mình sẽ tốt hơn nhưng chúng ta đã hoàn toàn sai lầm, về già bố mẹ rất sợ cô đơn, sợ bị bỏ rơi, vì vậy khi mà bố mẹ được vào đó họ sẽ cảm thấy mình là thứ bỏ đi, khiến họ buồn bã, chán nản.

“Con không cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”

Lúc bố mẹ khó khăn, vất vả thì liệu chúng ta có biết không? Là phận con cái, nuôi dưỡng và chăm sóc bố mẹ lúc về già chính là trách nhiệm và nghĩa vụ, đừng vì bất kể lý do gì mà để họ cô đơn và buồn tủi, khi về già, “ gần đường, xa trơi” là thời gian mà họ cần con cái ở bên, dù con cái nghèo đói, ăn cơm với rau, dưa cà, họ cũng không bao giờ trách móc mình hết.

Dẫu biết về già cha mẹ sẽ khó tính hơn, lắm bệnh nhiều tật nhưng không vì thể mà hắt hủi và bỏ mặc cha mẹ mình được, càng như thế chúng ta lại phải càng yêu thương và trân trọng cha mẹ mình hơn. Bố mẹ đã nhọc nhằn, chăm lo cho ta tiếng miếng cơm manh áo, lúc ốm đau bệnh tật chỉ có bố mẹ ở bên chứ chẳng có ai vào để chăm sóc ta hết.

“Công cha nghĩa mẹ cao vời
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta
Nên người con phải xót xa
Đền đáp nghĩa nặng như là trời cao
Đội ơn chín chữ cù lao
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa”

(Ca dao)

Cha mẹ lúc tuổi già chỉ cần được ở bên con cái, sum họp, nhìn con cái thành đạt và hạnh phúc là được rồi, còn con cái thì đâu có hiểu đâu, họ nghĩ rằng, bố mẹ đã vất vả quá nhiều rồi, bây giờ mình phải kiếm thật nhiều tiền cho cha mẹ hưởng, chỉ có như thế bố mẹ mới sung sướng được, chính vì thế họ suốt ngày lao vào kiếm tiền, kiếm quên ăn quên ngủ, nhưng cha mẹ đâu cần những thứ đó, đó không phải là báo hiếu mà là tự xa rời cha mẹ mình đi mà thôi.

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông”

Cha mẹ đã vất vả cả cuộc đời, vì vậy con cái hãy cố gắng nhắc nhở nhau để báo đáp công lao sinh thành và dưỡng dục. Hãy quan tâm và chăm sóc cha mẹ mình từ những điều đơn giản, bình dị nhất, như thế bố mẹ cũng cảm thấy ấm lòng. Chăm sóc cha mẹ là trách nhiệm và nghĩa vụ của con cái.

———————–

Nghị luận Trách nhiệm của con cái với cha mẹ vừa được Tip.edu.vn gửi tới bạn đọc. Bài viết cho thấy những trách nhiệm mà con cái đối với cha mẹ mình. Cha mẹ có công sinh thành và nuôi dưỡng con cái khôn lớn. Khi đã khôn lớn trưởng thành thì con cái phải có nghĩa vụ yêu thương và phụng dưỡng cha mẹ. Cha mẹ chưa bao giờ nghĩ nuôi dạy con cái lớn khôn để sau này chúng phục vụ hay phụng dưỡng mình, nhưng đã là phận con cái chúng ta phải làm tròn bổn phận của người con, đặt chữ hiếu lên trên hết, bởi vì lo cho chúng ta họ đã hy sinh quá nhiều rồi. Trong cuộc sống thường ngày có biết bao câu chuyện cảm động về tình cảm con cái với mẹ cha. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ hiếu, dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ. Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Chúng ta phải luôn tự nhắc nhở bản thân, phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý và làm tròn đạo hiếu với cha mẹ. Hãy quan tâm và chăm sóc cha mẹ mình từ những điều đơn giản, bình dị nhất, như thế bố mẹ cũng cảm thấy ấm lòng. Chăm sóc cha mẹ là trách nhiệm và nghĩa vụ của con cái.

Trên đây Tip.edu.vn vừa giới thiệu tới bạn đọc Nghị luận Trách nhiệm của con cái với cha mẹ. Mong rằng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc ôn tập tốt hơn môn Ngữ văn. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11…

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11, Ôn thi khối C để có thêm tài liệu học tập nhé

  • Nghị luận xã hội: Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ
  • Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường
  • Nghị luận xã hội: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn
  • Nghị luận xã hội câu nói: “Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống”
  • Nghị luận xã hội về ý kiến Khi con người nhìn ra điểm yếu của bản thân cũng chính là lúc con người nhìn ra điểm mạnh của chính mình

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post