Chia sẻ những tip thiết thực

Mở bài bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh hay nhất

Mỗi bài văn sẽ có một cách mở bài khác nhau, vừa giúp các em đạt điểm tuyệt đối mà lại lôi cuốn người đọc. Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các em cách viết mở bài bài thơ Đi Đường ( Tẩu Lộ )của Hồ Chí Minh hay nhất nhé.

Mẫu mở bài bài thơ Đi đường số 1

Bài thơ “Đi đường” là đứa con tinh thần quý báu của Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Có thể nói thi phẩm ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: khi Bác bôn ba và bị bắt giam bên Trung Quốc, bằng chính những trải nghiệm của mình, Bác viết tập thơ “Ngục trung nhật kí” và “Đi đường” là một trong số đó. Bài thơ sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, được dịch ra thể lục bát:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”

Mẫu mở bài bài thơ Đi đường số 2

Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ lừng lẫy của nước ta. Người đã có công đi tìm đường giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ lầm than. Ngoài ra, tác giả Hồ Chí Minh cũng là một nhà thơ, một nhà văn lừng lẫy của nước ta. Mỗi tác phẩm của người đều thể hiện tinh thần yêu quê hương đất nước, nói lên tinh thần ung dung lạc quan, hòa mình với cảnh đẹp thiên nhiên.

Mẫu mở bài bài thơ Đi đường số 3

Hoàng Trung Thông từng nhận xét như sau về thơ Bác:

“Vần thơ của bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.”

Có lẽ cái chất thép ấy được biểu hiện rất rõ trong tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực phi thường của bác trong những ngày hành quân, hoặc dù bị địch bắt đi những đoạn đường trường khắc nghiệt. Với tinh thần ấy, bài thơ “đi đường” đã thể hiện rất rõ chất thép trong thơ Bác.

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến muôn trùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Mẫu mở bài bài thơ Đi đường số 4

Bị bắt vì bị tình nghi là gián điệp, những ngày tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, Bác Hồ đã bị giải đi rất nhiều những nhà lao qua nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc. Ra đời trong hoàn cảnh như vậy, rất nhiều bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù” được lấy cảm hứng từ đề tài đi đường mà “Tẩu lộ” mà một bài thơ như vậy.Mở đầu bài thơ, Người đưa ra một lời triết lí vô cùng giản dị, tự nhiên mà chân xác:

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan

(Đi đường mới biết gian lao)

Mẫu mở bài bài thơ Đi đường số 5

” Nhật kí trong tù” là một tập thơ độc đáo và đặc sắc của Hồ Chí Minh. Đọc những bài thơ được Bác viết ra trong những tháng ngày gian khổ chốn tù đày nơi biên ải xa xôi ấy, ta mới thêm cảm phục một con người với tâm hồn lớn. Ở Bác Hồ, không chỉ là tình yêu thiên nhiên sâu sắc, lòng yêu nước thương dân vô bờ bến mà còn là một vĩ nhân với ý chí và nghị lực phi thường, tinh thần lạc quan giữa bao gian khó, hiểm nguy. Bài thơ ” Đi đường” của Người tiêu biểu cho tâm hồn lớn ấy.

Mẫu mở bài bài thơ Đi đường số 6

Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh là tác phẩm văn học có giá trị lớn, là một tác phẩm quý trong kho tàng văn học Việt Nam. Nhiều bài thơ trong Nhật kí trong tù thể hiện quan niệm sống đúng đắn, trở thành bài học quý cho tất cả mọi người. Bài thơ Đi đường là một dẫn chứng tiêu biểu. Đọc bài thơ Đi đường của Bác ta lại có thêm một bài học quý giá trong đường đời.

Mẫu mở bài bài thơ Đi đường số 7

Bài thơ “Đi đường” có tựa đề là một cụm từ, chỉ một hệ thống. Bài thơ, do vậy có một ý nghĩa riêng, ngoài việc diễn tả cảm xúc trước cảnh núi non điệp trùng, đất trời cao rộng, hùng vĩ, nó còn thể hiện tư thế chủ động của một nhà thơ – chiến sĩ. Bài thơ sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, được dịch ra thể lục bát:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Mẫu mở bài bài thơ Đi đường số 8

“Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị

Màu quê hương bền bỉ đậm đà

Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta…”

(Tố Hữu)

Biết mỗi hành động, đọc mỗi bài thơ của Bác, chúng ta như được thêm vốn sống, tăng thêm nghị lực, lòng kiên nhẫn để vượt qua mọi thử thách gian lao và tin tưởng vững chắc vào kết quả công việc của mình.

Mẫu mở bài bài thơ Đi đường số 9

Bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) trích từ tập Nhật kí trong tù. Giống như một số bài có cùng chủ đề như Từ Long An đến Đồng Chính, Đi Nam Ninh, Giải đi sớm, Trên đường đi, Chiều tối, ở bài thơ này, Bác cũng ghi lại những điều cảm nhận được trên đường đi, khác ở chỗ sự cảm nhận ấy đã được khái quát và nâng cao lên thành triết lí.

Mẫu mở bài bài thơ Đi đường số 10

M.Goóc-ki từng nói “Kì lạ thay con người!”. Con người đến với cuộc đời và khẳng định sự tồn tại của mình bằng chính ý chí, nghị lực và một trái tim bao la. Đường đời với biết bao thử thách chính là lửa thử vàng để vàng càng sáng. Trong tập thơ Nhật kí trong tù, ta luôn bắt gặp một con người như thế.

Mẫu mở bài bài thơ Đi đường số 11

Đi đường là bài thơ nằm trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Bài thơ được sáng tác trong quá trình Bác di chuyển từ nhà lao này đến nhà lao khác, nhưng ta không nhìn thấy cái vất vả, khó khăn trong từng câu chữ mà thấy được một chân lí, khi trải qua những khó khăn nhất định sẽ đạt được vinh quang. Ý nghĩa sâu sắc tạo nên giá trị của bài thơ chính là ở chỗ đó.

Mẫu mở bài bài thơ Đi đường số 12

Bài thơ “Đi đường” được rút ra trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ năm 1942 và phải chịu cảnh đày ải hết nhà lao này tới nhà lao khác, vất vả, gian lao vô cùng. Bài thơ không chỉ dừng lại ở bức tranh tả cảnh núi non trên đường chuyển lao mà ẩn chứa trong đó còn chất chứa tư tưởng triết lí đường đời sâu sắc mà Bác đã đúc kết, chiêm nghiệm được từ trong hoàn cảnh đặc biệt này: vượt qua gian lao chồng chất sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang.

Mẫu mở bài bài thơ Đi đường số 13

“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vi trong ngục, biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do”

Đó là tâm sự của một người tù đặc biệt: Hồ Chí Minh, người tù vì mang tội làm gián điệp khi đang bôn ba tìm đường giải phóng dân tộc và đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Với mục đích đơn sơ là ghi lại những sự việc, cảm xúc trong mười bốn tháng bị giam cầm, bài thơ “Đi đường” dịch từ bản gốc là “Tẩu lộ” thực sự là một bài thơ nhật kí chân thành và sâu sắc.

Mẫu mở bài bài thơ Đi đường số 14

Trong những ngày bị tù đày, Hồ Chí Minh bị áp giải qua nhiều nhà lao. Theo Trần Dân Tiên trong những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch thì Người bị giam giữ trong gần ba mươi nhà lao huyện và xã. Chuyện đi đường là việc xảy ra hằng ngày.

Có chặng đường mà người đi thật dễ chịu trong khung cảnh chim ca rộn núi hương bay ngát rừng (Trên đường đi) nhưng phổ biến hơn là những chặng đường vất vả, đi đường giữa những ngày giá lạnh, đi đường núi non hiểm trở. Bài thơ Đi đường mở đầu cho hành trình bị áp giải: Đi đường mới biết gian lao.

Mẫu mở bài bài thơ Đi đường số 15

Bác Hồ từng tự sự: “Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?”. Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ “Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần “thép” rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ “Đi đường” là một trong những số ấy.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post